Viêm túi mật: Nhận biết nguyên nhân để phòng ngừa và điều trị hiệu quả

GS.TS.BS Thái Hồng Quang


Tư vấn chuyên môn Bài Viết

GS. TS. BS THÁI HỒNG QUANG

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠ
 

Viêm túi mật nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng. Do đó, người bệnh nên theo dõi sát tình trạng, trường hợp nhận thấy dấu hiệu nghi ngờ cần liên hệ với bác sĩ ngay để được hỗ trợ.

Viêm túi mật và những điều bạn nên biết
Viêm túi mật và những điều bạn nên biết

1. Viêm túi mật là gì?

Viêm túi mật là tình trạng túi mật bị viêm nhiễm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bệnh thường gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ béo phì trên 40 tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm túi mật có thể gây ra nhiều biến chứng nặng.

Nhiệm vụ chính của túi mật là chứa dịch tiêu hoá (dịch mật). Dịch mật sẽ được giải phóng vào ruột non để phục vụ cho quá trình phân huỷ chất béo. Tuy nhiên, nếu mật tắc nghẽn do ống dẫn mật bị chặn sẽ kích thích túi mật gây viêm và một số nguyên nhân khác.

Viêm túi mật nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là thủng túi mật đe dọa đến tính mạng người. (1)

2. Nguyên nhân gây bệnh viêm túi mật là gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm túi mật, trong đó phổ biến nhất là:

2.1 Sỏi mật

Sỏi mật là nguyên nhân hàng đầu gây viêm túi mật. Sỏi hình thành trong túi mật có thể gây tắc nghẽn đường dẫn mật, làm cho mật ứ đọng và dẫn đến viêm nhiễm. Sỏi mật thường do các yếu tố như béo phì, mang thai, rối loạn lipid máu, sử dụng thuốc tránh thai, ít vận động. (2)

6 Thói quen gây Sỏi Mật (Nguồn: Báo Sức khoẻ & Đời sống – Ấn phẩm báo chí chuyên về sức khỏe trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam)

Xem thêm: Ung thư là gì? Cảnh báo tỷ lệ mắc ung thư đang có xu hướng tăng cao

2.2 Nhiễm trùng

Vi khuẩn, virus hoặc nấm có thể xâm nhập vào túi mật gây viêm nhiễm. Đây có thể là nguyên nhân ban đầu hoặc là hậu quả của tình trạng ứ đọng mật do sỏi hoặc rối loạn vận động túi mật.

2.3 Rối loạn vận động túi mật

Túi mật có chức năng co bóp để đẩy mật vào đường mật. Nếu quá trình co bóp bị rối loạn, mật sẽ ứ đọng trong túi mật, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây viêm.

Hành trình chiến đấu với "kẻ thù" viêm túi mật
Hành trình chiến đấu với “kẻ thù” viêm túi mật

2.4 Bùn túi mật

Các chất lỏng đặc tích tụ trong túi mật thường xảy ra trong quá trình mang thai hoặc giảm cân nhanh chóng.

2.5 Các yếu tố nguy cơ khác

Sự phát triển khối u trong tuyến tụy hoặc gan, hoặc người béo phì, mang thai, tiểu đường, rối loạn lipid máu, sử dụng thuốc tránh thai kéo dài, hút thuốc lá, uống rượu quá nhiều… đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm túi mật.

3. Triệu chứng của viêm túi mật

Triệu chứng của viêm túi mật phụ thuộc vào tính chất cấp tính hay mạn tính của bệnh. Viêm túi mật cấp tính thường có các triệu chứng rõ rệt và đột ngột như:

  • Đau bụng dữ dội vùng hạ sườn phải, có thể lan ra sau lưng hoặc vai phải.
  • Sốt cao, ớn lạnh.
  • Buồn nôn, nôn nhiều.
  • Vàng da, vàng mắt nếu sỏi gây tắc đường mật chính.
  • Khối u cứng ở vùng hạ sườn phải nếu túi mật căng giãn.

Viêm túi mật mạn tính thường có triệu chứng âm thầm, mơ hồ hơn như:

  • Đau tức vùng hạ sườn phải, đau âm ỉ kéo dài.
  • Khó tiêu, chướng bụng, ăn không ngon.
  • Sút cân, mệt mỏi.
  • Vàng da nhẹ trong trường hợp tắc nghẽn đường mật kéo dài.

Các triệu chứng có thể trở nên nặng hơn sau khi ăn nhiều chất béo. Các cơn đau quá dữ dội khiến người bệnh không cảm thấy thoải mái hoặc ngồi yên hãy đến phòng cấp cứu để được xử lý kịp thời.

Tìm hiểu: Bèo phì và những điều cần chú ý

4. Chẩn đoán viêm túi mật

Để chẩn đoán viêm túi mật, bác sĩ sẽ tiến hành xem xét tiền sử bệnh lý, khám lâm sàng và có thể chỉ định thực một số xét nghiệm cần thiết, bao gồm: (3)

  • Xét nghiệm máu: Giúp đo số lượng bạch cầu, chỉ số này tăng cao trong trường hợp viêm nhiễm.
  • Xét nghiệm chức năng gan: Giúp xác định được khả năng hoạt động của gan. Các men gan như AST, ALT, GGT tăng cao nếu có tắc nghẽn đường mật.
  • Siêu âm ổ bụng: Siêu âm là phương pháp chẩn đoán hình ảnh quan trọng, sử dụng sóng âm thanh tần số cao cho phép quan sát hình ảnh túi mật viêm, thành túi mật dày lên, sự hiện diện của sỏi mật trong túi hoặc đường mật và tình trạng tắc nghẽn đường mật.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT), cộng hưởng từ (MRI): Các phương pháp chụp cắt lớp giúp đánh giá chi tiết hơn tổn thương của túi mật, đường mật và các cơ quan lân cận. Đặc biệt hữu ích trong trường hợp nghi ngờ biến chứng như áp xe, vỡ túi mật.
  • Chụp X-quang bụng: Sử dụng những chùm năng lượng điện từ tạo ra hình ảnh chi tiết các mô bên trong và các cơ quan.
  • Quét HIDA (chụp xạ hình mật hoặc xạ hình gan mật): giúp kiểm tra tình trạng ống mật bị chặn, cũng như bất kỳ chuyển động bất thường nào ở túi mật. Để thực hiện, đầu tiên bác sĩ sẽ tiêm một lượng hoá chất phóng xạ rất nhỏ vào tĩnh mạch. Lượng bức xạ này di chuyển vào gan và chảy đến túi mật. Lúc này, một máy quét đặc biệt sẽ theo dõi quá trình di chuyển của hóa chất qua các cơ quan. Đồng thời, để kích thích co bóp túi mật, người bệnh sẽ sử dụng thêm thuốc.
  • PTC (Chụp đường mật xuyên gan qua da): Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim mỏng luồn qua da và đi vào ống mật trong gan. Thuốc nhuộm cũng bắt đầu được tiêm, nhờ vậy hình ảnh các ống dẫn mật xuất hiện rõ ràng trên kết quả chụp.
  • Nội soi chụp mật tụy ngược dòng: Sử dụng để phát hiện và điều trị các vấn đề: túi mật, ống mật, gan, tuyến tụy. bác sĩ sẽ dùng tia X và một ống nội soi dài, dẻo, có đèn và gắn camera ở một đầu. đưa vào miệng và cổ họng đi xuống ống dẫn thức ăn, qua dạ dày và tiến vào phần đầu tiên của ruột non, cuối cùng đến ống mật. Màn hình hiển thị video sẽ cho thấy cấu trúc chi tiết bên trong các cơ quan, giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác.
Cảnh báo viêm túi mật - Khi cơn đau bất ngờ tấn công
Cảnh báo viêm túi mật – Khi cơn đau bất ngờ tấn công

5. Điều trị viêm túi mật

Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

5.1 Điều trị nội khoa

Đối với những trường hợp viêm túi mật ở giai đoạn sớm, người bệnh thường được chỉ định để theo dõi, và có thể áp dụng một số biện pháp nhằm cải thiện triệu chứng:

  • Nhịn ăn để giảm căng thẳng cho túi mật trong thời thời gian đầu.
  • Truyền dịch thông qua tĩnh mạch trên cánh tay, giúp bổ sung điện giải, nức, chất dinh dưỡng cho người bệnh trong giai đoạn nhịn ăn.
  • Sử dụng kháng sinh đường tĩnh mạch để điều trị nhiễm trùng.
  • Dùng thuốc giảm đau để giúp kiểm soát cơn đau cho đến khi chứng viêm thuyên giảm.
  • Dẫn lưu túi mật bằng cách đưa ống soi qua miệng để loại loại bỏ nhiễm trùng

Các triệu chứng có thể được cải thiện sau 2-3 ngày điều trị. Sau khi xuất viện, người bệnh có thể được kê đơn thuốc kháng sinh và giảm đau, kèm theo chế độ ăn ít chất béo.

5.2 Điều trị ngoại khoa

Bác sĩ có thể chỉ định thực hiện phẫu thuật đối với các trường hơp:

  • Viêm túi mật cấp không đáp ứng với điều trị nội khoa hoặc có biến chứng như áp xe, thủng túi mật.
  • Viêm túi mật mãn tính tái phát nhiều lần gây đau nhiều.
  • Túi mật bị vôi hóa, sỏi chiếm trên 2/3 diện tích túi mật.

Phương pháp phẫu thuật là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu, với một vài vết rạch nhỏ trên bụng. Có 2 phương pháp phẫu thuật chính:

  • Phẫu thuật nội soi cắt túi mật: Là phương pháp ưu tiên hiện nay với nhiều ưu điểm như vết mổ nhỏ, ít đau, phục hồi nhanh.
  • Phẫu thuật mở: Áp dụng cho trường hợp viêm nặng, bệnh nhân suy kiệt không thể mổ nội soi. Vết mổ lớn hơn, nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.

Sau khi túi mật bị cắt bỏ, mật vẫn sẽ chảy trực tiếp từ gan vào ruột non và cơ thể vẫn có thể thực hiện tiêu hóa thức ăn.

Viêm túi mật - Kẻ phá hoại âm thầm sức khỏe
Viêm túi mật – Kẻ phá hoại âm thầm sức khỏe

6. Phòng ngừa viêm túi mật

Viêm túi mật nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như hoại tử, nhiễm trùng túi mật, thủng túi mật. Vì vậy, việc phòng ngừa viêm túi mật là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm nguy cơ mắc bệnh này:

  • Thứ nhất, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, thức ăn chế biến sẵn hoặc gây khó tiêu. Thay vào đó, nên ưu tiên các loại thực phẩm tốt cho túi mật như dầu thực vật, cá, rau xanh, trái cây tươi. Bên cạnh đó, cần uống đủ nước mỗi ngày để tăng lưu thông mật và tránh ăn quá no.
  • Thứ hai, kiểm soát cân nặng hợp lý. Béo phì và thừa cân làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật, từ đó dẫn đến viêm túi mật. Do đó, cần có chế độ tập luyện thể dục đều đặn, kết hợp ăn uống điều độ để duy trì cân nặng ở mức lý tưởng.
  • Thứ ba, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê vì chúng có hại cho gan và túi mật. Đặc biệt, phụ nữ cũng nên thận trọng khi dùng thuốc tránh thai vì một số loại có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật.
  • Thứ tư, tẩy giun sán định kỳ ít nhất 6 tháng một lần và ăn uống hợp vệ sinh để phòng tránh ký sinh trùng xâm nhập vào đường mật gây viêm nhiễm. Đồng thời cần điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng đường mật để ngăn ngừa biến chứng.
  • Cuối cùng, nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bất thường của túi mật, đặc biệt là sỏi mật. Nếu phát hiện kịp thời và có phương án can thiệp thích hợp sẽ giúp ngăn chặn nguy cơ viêm túi mật, bảo vệ sức khỏe.
Tham khảo ngay: Tầm quan trọng của việc thăm khám sức khỏe định kỳ

Phòng ngừa viêm túi mật đòi hỏi sự kết hợp của nhiều yếu tố như chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh, kiểm soát cân nặng, tránh các tác nhân có hại và khám sức khỏe định kỳ. Bằng cách chủ động áp dụng các biện pháp trên, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh, góp phần bảo vệ túi mật nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung

Viêm túi mật là bệnh lý thường gặp của đường mật. Nhận biết sớm các triệu chứng và điều trị kịp thời sẽ giúp phòng tránh các biến chứng nguy hiểm, bảo vệ sức khỏe. Hãy duy trì lối sống lành mạnh, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và thăm khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát là địa chỉ điều trị viêm túi mật uy tín, cung cấp các dịch vụ khám và điều trị hiệu quả cho người mắc bệnh viêm túi mật. Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi với nhiều năm kinh nghiệm, cùng với sự hỗ trợ của các thiết bị y tế hiện đại, phục vụ tối đa cho việc khám và điều trị bệnh. Quý khách vui lòng liên hệ đến số 📲Hotline: 0869 775 115 – 086 680 5115 – 096 227 9115 để được đội ngũ nhân viên hỗ trợ giải đáp một các tốt nhất.

  1. Cholecystitis. Wikipedia. https://en.wikipedia.org/wiki/Cholecystitis
  2. Medically Reviewed by Minesh Khatri, MD on August 11, 2022 Written by WebMD Editorial Contributors. Cholecystitis. Webmd. https://www.webmd.com/digestive-disorders/what-is-cholecystitis
  3. Cholecystitis. Mayoclinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/cholecystitis/symptoms-causes/syc-20364867

Theo dõi Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát trên 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT

Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Email: cskh@benhvienhongphat.vn

Website: https://benhvienhongphat.vn

Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat

Facebook: Bệnh viện Hồng Phát

Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat

Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat

Hotline (24/24h): (024)3942 9999

Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍHoặc gọi 0869 775 115 - 096 227 9115 để được hỗ trợ trực tiếp



    Bs Lê Thanh Hải

    Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát

    *Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999