Tư vấn chuyên môn Bài Viết
GS. TS. BS THÁI HỒNG QUANG
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát
ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠUng thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Tuy nhiên nhờ những tiến bộ trong sàng lọc tế bào và điều trị, tỷ lệ sống đang được cải thiện. Khái niệm về bệnh ung thư đã tồn tại từ rất lâu, thế nhưng đến thế kỷ 19, người ta mới bắt đầu hiểu rõ hơn về ung thư.
1. Ung thư là gì?
Ung thư là căn bệnh trong đó một số tế bào của cơ thể phát triển không kiểm soát và xâm nhập sang các bộ phận khác của cơ thể, phá hủy các mô bình thường. Ung thư có thể được hình thành từ hàng nghìn tỷ tế bào ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể. (1)
Tất cả về bệnh Ung thư trong 6 phút? (Nguồn: Kiến thức thú vị)
Thông qua quá trình phân chia tế bào, các tế bào phát triển và nhân lên hình thành các tế bào mới khi cơ thể cần. Các tế bào mới sẽ thay thế các tế bào già đi hoặc bị hư hỏng. Đôi khi trật tự này bị phá vỡ, các tế bào bất thường phát triển, nhân lên hình thành các khối u. Các khối u này có thể là lành tính hoặc ung thư (ác tính).
Quá trình ung thư được hình thành khi một hoặc nhiều tế bào bị đột biến trong nhân tế bào. Sự đột biến này có thể do di truyền, tác động từ môi trường, lỗi trong quá trình sao chép vật chất di truyền và một số yếu tố khách.
Các tế bào ung thư có thể xâm lấn các mô lân cận hoặc di chuyển ra xa đến các bộ phận khác trong cơ thể gọi là di căn. Đa số bệnh ung thư hình thành các khối u rắn. Tuy nhiên ung thư máu như bệnh bạch cầu không hình thành khối u rắn.
Đôi khi, các khối u đôi khi khá lớn, gây các triệu chứng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng. Khối ung thư sau khi cắt bỏ vẫn có khả năng phát triển trở lại. Ung thư có thể ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào.
Theo Tổ chức Ung thư toàn cầu (Globocan) năm 2020, một số bệnh ung thư phổ biến như: Ung thư vú (2,26 triệu ca), ung thư phổi (2,21 triệu ca), ung thư tuyến tiền liệt (1,41 triệu ca), ung thư đại trực tràng (1,15 triệu ca), ung thư dạ dày(1,09 triệu ca).
Trong đó, ung thư có số ca tử vong cao nhất là ung thư phổi với 1,80 triệu ca. Tiếp đến là ung thư đại trực tràng 916 000 ca. Sau đó là ung thư gan ( 830.000 ca), ung thư dạ dày (769 000 ca) và ung thư vú (685 000 ca).
Tham khảo: Ung thư tuyến giáp có chữa được không? Điều trị như thế nào? |
2. Các loại ung thư
Theo thống kê có hơn 100 loại ung thư, các loại ung thư thường đặt tên theo các cơ quan hoặc mô nơi ung thư hình thành. Dưới đây là một số loại ung thư cụ thể:
2.1 Ung thư biểu mô
Ung thư biểu mô được hình thành bởi các tế bào biểu mô, là một trong nhưng loại ung thư phổ biến nhất. Ung thư biểu mô bắt đầu từ các tế bào biểu mô khác nhau.
Một số loại ung thư biểu mô bao gồm:
- Ung thư biểu mô tuyến: gồm ung thư vú, ung thư đại tràng, ung thư tuyến tiền liệt. Loại ung thư này phát triển từ các tế bào tuyến, nơi sản xuất các chất nhầy.
- Ung thư biểu mô tế bào đáy: là một loại ung thư bắt đầu ở lớp đáy của lớp biểu bì, là lớp da bên ngoài của một người.
- Ung thư biểu mô tế bào vảy: là một loại ung thư hình thành trong các tế bào vảy nằm ngay dưới bề mặt ngoài của da. Ung thư biểu mô tế bào vảy còn được gọi là ung thư mô biểu bì.
- Ung thư biểu mô tế bào chuyển tiếp: là một loại ung thư hình thành trong biểu mô chuyển tiếp. Mô này được tìm thấy trong lớp lót của bàng quang, niệu quản, xương chậu thận và một số cơ quan khác.
2.2 Sarcoma
Ung thư sarcoma hình thành từ mô cơ và mô liên kết như mỡ, mạch bạch huyết, mạch máu, xương, mô sợi (như gân và dây chằng),… Sarcoma bao gồm osteosarcoma và các loại sarcoma mô mềm.
Trong đó, osteosarcoma là bệnh ung thư xương phổ biến nhất. Bên cạnh đó, các loại arcoma mô mềm phổ biến là sarcoma Kaposi, sarcom mỡ, sarcoma cơ trơn, u mô bào sợi ác tính…
2.3 Ung thư máu
Ung thư bắt đầu từ mô tạo máu. Ung thư bạch cầu, ung thư hạch bạch huyết, ung thư tủy xương là những loại ung thư máu phổ biến. Những bệnh ung thư này không hình thành khối u rắn, một số lượng lớn các tế bào bạch cầu bất thường tích tụ trong máu và tủy xương, lấn át các tế bào máu bình thường.
Mức độ tế bào máu bình thường thấp có thể khiến cơ thể không lấy được oxy đến các mô, khả năng kiểm soát chảy máu và chống đông máu khó. Bệnh thường xảy ra ở người lớn trên 55 tuổi nhưng đây cũng là loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ em dưới 15 tuổi. (2)
2.4 Ung thư hạch
Ung thư hạch là bệnh ung thư bắt đầu từ tế bào lympho bất thường tích tụ trong các hạch bạch huyết và mạch bạch huyết, cũng như một số cơ quan khác trong cơ thể. Ung thư hạch gồm hai loại chính:
- Ung thư hạch Hodgkin: do tế bào lympho bất thường được gọi là tế bào Reed-Sternberg hình thành từ các tế bào B.
- Ung thư hạch không Hodgki: Nhóm lớn các bệnh ung thư bắt đầu từ tế bào lympho T.
2.5 Ung thư thần kinh
Ung thư thần kinh có nhiều loại, ảnh hưởng đến các tế bào máu trong cơ thể. Một số loại ung thư thần kinh phổ biến như:
- Ung thư não: do các tế bào trong não, ảnh hưởng đến não, cũng như các thành phần khác trong hộp sọ.
- U nguyên bào thần kinh: ảnh hưởng đến dây thần kinh và hạch thần kinh. U nguyên bào thần kinh có thể là thứ phát hoặc nguyên phát.
- U thần kinh đệm: ảnh hưởng đến các tế bào đệm, là những tế bào hỗ trợ tế bào thần kinh.
Xem thêm: Tầm quan trọng của việc thăm khám sức khỏe định kỳ |
3. Dấu hiệu ung thư
Tùy vào từng loại ung thư và giai đoạn bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Ung thư giai đoạn sớm thường rất ít khi biểu hiện triệu chứng. Nó có chúng cũng không rõ ràng, người bệnh thường chỉ phát hiện tình cờ qua thăm khám.
Ở giai đoạn muộn, ung thư có biểu hiện rõ ràng và các triệu chứng chung thường gặp là (3):
- Sụt cân bất thường
- Thay đổi thói quen đại tiện: Tiêu chảy, táo bón, phân có máu thường là dấu hiệu ung thư trực tràng, ung thư dạ dày, ung thư hậu môn.
- Chảy máu bất thường: Chảy máu nướu răng, chảy máu âm đạo, chảy máu khi đi tiểu, là dấu hiệu ung thư hốc miệng, ung thư cổ tử cung, ung thư tuyến tiền liệt.
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
- Vàng da, sạm da, vết loét không lành.
- Đau cơ, đau khớp.
- Khó tiêu, khó chịu sau ăn.
- Khó nuốt, khàn tiếng có thể là dấu hiệu ung thư tuyến giáp.
- Nổi hạch.
- Chán ăn.
- Đau tại vị trí ung thư hoặc vị trí di căn.
Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng hơn ở giai đoạn cuối như:
- Gầy yếu
- Vận động khó khăn
- Khó thức dậy, ngủ li bì
- Sốt cao
- Tinh thần bất ổn
- Không thể ăn qua đường miệng,
- Lú lấn.
- Hơi thở yếu, hụt hơi.
4. Yếu tố gây ung thư
Ung thư hình thành gồm nhiều giai đoạn, các tế bào bình thường chịu các tác động từ nhiều yếu tố bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, biến đổi thành các tế bào bất thường. Nguy cơ gây ung thư có thể đến từ di truyền hoặc các tác nhân từ môi trường.
4.1 Di truyền
Những thay đổi di truyền do tế bào phân chia không đúng cách, ADN bị ảnh hưởng do tác động môi trường là nguy cơ gây ung thư. Nhưng thay đổi di truyền thường ảnh hưởng đến 3 loại gen chính: gen ức chế khối u, gen sinh ung thư, gen sửa chữa.
Các đột biến gen có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo. Chính vì thế, nếu gia đình có người mắc ung thư thì bạn nên làm xét nghiệm di truyền để xem có di truyền đột biến làm tăng nguy cơ mắc ung thư không.
Gen proto-oncogenes nếu bị thay đổi hoặc hoạt động bất thường có thể trở thành gen gây ung thư. Gen ức chế khối u khi phân chia không kiểm soát có thể tảo thành ung thư. Hay gen sửa chữa DNA bị đột biến, các tế bào có xu hướng phát triển một đột biến ở gen khác, thay đổi trong NST của chúng tạo thành ung thư.
4.2 Đột biến DNA
Ung thư có thể do những thay đổi DNA trong các tế bào. DNA bên trong tế bào được đóng gói thành một số lượng lớn các gen riêng lẻ, mỗi gen chứa một bộ hướng dẫn cho tế bào biết chức năng nào sẽ thực hiện cũng như cách phát triển và phân chia. Khi hướng dẫn lỗi có thể khiến tế bào ngừng hoạt động hoặc hoạt động bất thường, gây ra ung thư.
4.3 Lối sống thiếu khoa học
Một trong những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư: hút thuốc, uống rượu quá nhiều, tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời thường xuyên, người quan hệ tình dục không an toàn, người béo phì.
4.4 Môi trường ô nhiễm
Môi trường chứa các hóa chất độc hại như amiăng và benzen có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Chẳng hạn bạn không hút thuốc nhưng bạn hít nhiều khói thuốc, tiếp xúc với tia cực tím hoặc bức xạ ion hóa cũng có nguy cơ cao mắc ung thư. Bên cạnh đó, nhiễm virus HIV, HPV, virus viêm gan C, virus viêm gan B, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng như sán lá gan.
Ngoài ra, nguy cơ ung thư còn tăng khi tuổi càng cao. Nguyên nhân có thể do sự tích tụ các chất gây hại bên trong cơ thể, cùng với sự suy giảm hệ miễn dịch theo tuổi tác.
5. Biến chứng bệnh ung thư
Ung thư có thể gây nhiều triệu chứng tại vị trí u di căn, và ảnh hưởng đến toàn cơ thể. Các biến chứng tùy thuộc vào loại ung thư và vị trí khối u, giai đoạn bệnh. Biến chứng nghiêm trọng nhất của ung thư có thể gây tử vong.
Một số biến chứng phổ biến của ung thư bao gồm:
- Suy dinh dưỡng: Ung thư làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của người bệnh, dẫn đến giảm cân, suy nhược cơ thể, thiếu máu.
- Nhiễm trùng: Hệ miễn dịch có thể bị suy yếu ở người bệnh ung thư, khiến họ có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn, virus, nấm.
- Thay đổi chuyển hóa: Ung thư làm đảo lộn sự cân bằng chuyển hóa bình thường, tăng nguy cơ biến chứng. Mất cân bằng chuyển hóa khiến người bệnh đi tiểu thường xuyên, khát nước, táo bón.
- Vấn đề về não và thần kinh: Khối u đè lên các dây thần kinh có thể gây đau đớn, mất chức năng của một bộ phận trong cơ thể. Ung thư liên quan đến não có thể gây đau đầu, và các triệu chứng như đột quỵ, yếu cơ.
- Tổn thương các cơ quan: Sự tăng trưởng không kiểm soát của các khối u có thể gây ra những tổn thương cơ thể và các cơ quan lân cận. Nếu ung thư tắc nghẽn đường tiết niệu có thể gây viêm nhiễm, suy thận,…
- Di căn: Ung thư có thể xâm lấn các cơ quan xung quanh trong cơ thể, gây ra các biến chứng khác nhau tùy thuộc vào cơ quan bị ảnh hường. Chẳng hạn ung thư di căn đến xương có thể gây đau xương, tăng canxi máu,…
Việc chẩn đoán ung thư dựa trên thăm khám, khai thác bệnh sử và một số xét nghiệm chẩn đoán như: Chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp PET-CT, sinh thiết kim nhỏ, xét nghiệm máu, xét nghiệm đột biến gen.
Ung thư có thể phòng ngừa bằng cách hạn chế tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây ung thư. Chủ động tầm soát ung thư bằng cách thăm khám định kỳ và duy trì lối sống lành mạnh. Để đặt lịch thăm khám, tư vấn tầm soát ung thư tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát, quý khách vui lòng liên hệ: 📲Hotline: 0869 775 115 – 086 680 5115.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT
Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: cskh@benhvienhongphat.vn
Website: https://benhvienhongphat.vn
Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat
Facebook: Bệnh viện Hồng Phát
Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat
Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat
Hotline (24/24h): (024) 3942 9999
Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115
Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát
Trên 18 năm thành lập
Chuyên môn cao
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi
Nhập khẩu Châu Âu, Mỹ
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế
Chăm sóc khách hàng
chu đáo
*Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
KỶ NIỆM 34 NĂM NGÀY ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM (26/10/1990 – 26/10/2024)
Viêm tuyến giáp Hashimoto ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát vinh dự nhận giải thưởng Top 20 Bệnh viện Xanh – Sạch – Thông minh năm 2024
Bản công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành
Polyp túi mật có nguy hiểm không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm vi sinh bao gồm những xét nghiệm nào?
Rối loạn tuyến giáp khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?
Magie là gì và tại sao cơ thể bạn cần nó?
Bạn đã biết lợi ích của men vi sinh probiotic đối với sức khỏe
U tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không?