Chụp X-quang có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Thạc sĩ Bác sĩ Vũ Văn Tân


Tư vấn chuyên môn Bài Viết

ThS. BS VŨ VĂN TÂN

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠ
 

Chụp X-quang là phương pháp chẩn đoán hình ảnh cho kết quả nhanh, từ đó giúp bác sĩ phát hiện nhiều bệnh lý liên quan đến ổ bụng, khoang ngực, xương khớp,… và đưa ra phác đồ điều trị kịp thời.

Chụp X-quang có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Chụp X-quang có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

1. Chụp X-quang là gì?

Chụp X-quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đã được áp dụng trong nhiều thập kỷ. Phương pháp này cho hình ảnh rõ nét về một số mô trong cơ thể, giúp bác sĩ chẩn đoán, theo dõi bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến tim mạch, hô hấp, khớp.

2. Nguyên lý chụp X-quang

Máy chụp X-quang sử dụng sóng vô tuyến hoặc bức xạ ánh sáng, một ống đặc biệt đặt bên trong máy phát ra các chùm tia X có bức xạ cao. Để tạo ra ảnh X-quang, người bệnh sẽ đặt bộ phận cơ thể nằm giữa nguồn tia X và máy dò tia X. Khi máy được bật, tia X sẽ truyền qua cơ thể. (1)

Các mô trong cơ thể sẽ hấp thụ ở mức độ khác nhau. Các mô mềm như mỡ, cơ, chặn các tia bức xạ ít hơn, còn các mô dày đặc như xương sẽ chặn hầu hết các tia bức xạ.

Sau khi đi qua cơ thể, chùm tia X chiếu vào tấm phim, các mô chặn ít bức xạ sẽ hiển thị với màu xám, các mô cứng chặn nhiều bức xạ sẽ hiển thị dạng vùng trắng trên nền đen. Những khối u thường dày, đặc nên sẽ hiển thị màu xám nhạt. Các cơ quan chủ yếu là không khí thì cho hình ảnh màu đen.

Tìm hiểu thêm: Tế bào gốc và ứng dụng tế bào gốc trong y học

3. Chụp X-quang được sử dụng khi nào?

Chụp X-quang được sử dụng để chẩn đoán hoặc điều trị bệnh:

3.1 Chẩn đoán

Phương pháp chụp X-quang có thể giúp bác sĩ phát hiện khối u bất thường, viêm phổi, một số chấn thương, vôi hóa, dị vật, hoặc các vấn đề răng miệng, gãy xương.

Chụp X-quang vú để thu hình ảnh cấu trúc các tuyến vú, cho thấy những bất thường bên trong vú. Khi có khối u, sẽ hiện sáng hơn so với nền trên ảnh chụp X-quang. Chụp X-quang vú cũng có thể phát hiện các mẩu canxi nhỏ (được gọi là vi vôi hóa) hiện thị trên ảnh là các đốm rất sáng trên ảnh X-quang tuyến vú.

Chụp X-quang còn có thể sử dụng kết hợp chụp cắt lớp vi tính để tạo ra loạt ảnh cắt ngang của cơ thể. Sau này đã kết hợp thành hình ảnh X-quang 3 chiều. Thông qua hình ảnh chi tiết này sẽ giúp bác sĩ xem được các cấu trúc bên trong cơ thể từ nhiều góc độ.

Cơ chế hoạt động của phương pháp chụp X-quang
Cơ chế hoạt động của phương pháp chụp X-quang

3.2 Trị liệu

Tia X và các bức xạ năng lượng có thể được sử dụng để tiêu diệt khối u, làm hỏng DNA của các tế bào ung thư. Liều bức xạ để sử dụng trong điều trị cao hơn so với liều bức xạ trong chẩn đoán hình ảnh.

4. Đối tượng chỉ định và chống chỉ định chụp X-quang

Bác sĩ chỉ định chụp X-quang để:

  • Kiểm tra bộ phận cơ thể bị đau hoặc khó chịu
  • Theo dõi sự tiến triển sau một thời gian điều trị
  • Kiểm tra hiệu quả phương pháp điều trị

Những người đang mắc hoặc có nghi ngờ mắc các bệnh lý:

  • Khối u vú
  • Bệnh lý tim mạch
  • Bệnh về đường hô hấp
  • Tắc nghẽn mạch máu
  • Bệnh về tiêu hóa
  • Bệnh lý xương khớp
  • Bệnh về răng miệng
  • Hóc các dị vật, đồ vật nhỏ

Phương pháp chụp X-quang không được sử dụng đối với những đối tượng:

  • Phụ nữ đang mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.
  • Bệnh ở giai đoạn nghiêm trọng.
  • Người tràn khí màng phổi hoặc chảy máu.
Vai trò của phương pháp chụp X-quang
Vai trò của phương pháp chụp X-quang

5. Chụp X-quang được áp dụng với những bộ phận nào?

5.1 Răng, xương

Chụp X-quang được sử dụng để kiểm tra trong các trường hợp:

  • Gãy xương: Tình trạng gãy xương có thể được hiển thị rõ ràng trên phim chụp X-quang.
  • Viêm khớp: Chụp X-quang là phương pháp giúp chẩn đoán và xác định mức độ tổn thương của bệnh viêm khớp.
  • Sâu răng: Bác sĩ sử dụng máy X-quang để kiểm tra các vấn đề về răng, lỗ sâu trên răng.
  • Loãng xương: Chụp X-quang có thể đo mật độ xương giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý loãng xương.
  • Ung thư xương: Chụp X-quang sẽ cho hình ảnh khối u xương nếu mắc.

5.2 Ngực

Chụp X-quang ngực được áp dụng với người bị viêm phổi, các bệnh lý đường hô hấp, ung thư vú, suy tim, mạch máu tắc nghẽn. Máy X-quang sẽ chiếu tia X vào ngực và cho ra những hình ảnh cụ thể. Dựa vào kết quả chụp X-quang bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị.

5.3 Bụng

Chụp X-quang bụng sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán các bệnh về đường tiêu hóa, hoặc các dị vật bị nuốt.

6. Quy trình chụp X-quang

Quy trình chụp X-quang thường chỉ diễn ra trong khoảng 5-10 phút.

6.1 Trước khi chụp X-quang

Để việc chụp X-quang diễn ra hiệu quả, trước khi chụp bạn cần loại bỏ trang sức hoặc các vật dụng bằng kim loại khỏi cơ thể. Nếu trên người mang thiết bị y tế bằng kim loại từ các cuộc phẫu thuật trước như: van tim nhân tạo, khớp nhân tạo, máy tạo nhịp tim… hãy thăm khám với bác sĩ để tìm hướng xử lý. Bởi các thiết bị này có thể chặn tia X đi qua cơ thể và tạo ra hình ảnh không chính xác trên phim.

Một số trường hợp bạn có thể phải dùng thuốc cản quang trước khi chụp, giúp cải thiện chất lượng hình ảnh phim. Thuốc cản quang chứa các hợp chất i-ốt, bari. Tùy vào lý do chụp X-quang, sẽ sử dụng thuốc cản quang đưa vào cơ thể khác nhau, bao gồm: đường tiêm, đường xổ, đường uống.

Trường hợp, bạn kiểm tra các bệnh lý về đường tiêu hóa, bác sĩ có thể yêu cầu nhịn ăn trước khi chụp nhằm đảm bảo quá trình chụp thuận lơi, đạt độ chính xác cao.

Lựa chọn địa chỉ chụp X-quang uy tín
Lựa chọn địa chỉ chụp X-quang uy tín

6.2 Trong khi chụp

Kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn bạn cách đặt vị trí cơ thể để tạo ra hình ảnh rõ ràng, chính xác. Bạn có thể nằm, ngồi, đứng tùy thuộc vào vị trí cơ thể bạn cần kiểm tra. Trong lúc chụp, giữ cơ thể bất động để phim ra hình ảnh rõ ràng nhất.

6.3 Sau khi chụp

Chờ nhận kết quả. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng dựa trên bản chụp X-quang và chỉ định một số xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh bổ sung nếu cần. Khi kết quả đủ, rõ ràng bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về tình trạng bệnh, đồng thời đưa ra lời khuyên, phác đồ điều trị bệnh.

7. Chụp X-quang có ảnh hưởng tới sức khỏe không?

Phương pháp chụp X-quang mang lại nhiều lợi ích, nhưng vấn có một số ảnh hưởng tới sức khỏe như:

  • Không tốt cho thai kỳ: Nếu bạn đang mang thai hay nói với bác sĩ để chỉ định phương pháp chẩn đoán khác, bởi bức xạ tia X có thể tác động không tốt đến sức khỏe cũng như sự phát triển thai nhi.
  • Ảnh hưởng sức khỏe trẻ em: Đối với trẻ em cần chụp X-quang, kỹ thuật viên sẽ đeo tạp dề chì để bảo vệ cơ thể bé không tiếp xúc với tia X. Bé cần được nằm yên nhằm đảo bảo quá trình chụp diễn ra thuận lợi, tránh phải chụp lại quá nhiều lần.
  • Tăng nguy cơ ung thư: Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra việc tiếp xúc với bức xạ nhiều lần, cường độ mạnh sẽ có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Tuy lượng bức xạ trong tia X khá thấp nhưng nếu chụp liên tục trong thời gian dài thì có thể là yếu tố gây ung thư. Do đó, nếu không có chỉ định của bác sĩ thì không nên chụp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Phản ứng với chất cản quang: Tuy hiếm gặp tình trạng di ứng với chất cản quang nhưng không phải không xảy ra. Một số người có thể đau, ngứa, sưng ở vị trí tiêm, hay cảm giác mệt mỏi, buồn nôn sau khi uống. Tuy nhiên hiện tượng này sẽ hết sau khi chụp X-quang vài giờ.
Tham khảo: Canxi là chất gì? Đóng vai trò như thế nào đối với cơ thể?

8. Địa chỉ chụp X-quang uy tín tại Hà Nội

Việc lựa chọn cơ sở chụp X-quang uy tín là điều rất quan trọng giúp việc chẩn đoán chính xác và hiệu quả. Nên chọn cơ sở y tế có trang thiết bị hiện đại để việc chụp X-quang diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát có thực hiện dịch vụ chụp X-quang nhiều bộ phận cơ thể, giúp phát hiện những bất thường và tầm soát bệnh lý sớm. Đến với Bệnh viện, người bệnh không phải chờ đợi lâu, thời gian tiến hành chụp nhanh chóng.

Hệ thống máy tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát được nhập khẩu từ các nước tiên tiến. Cùng với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên có nhiều kinh nghiệm giúp việc đánh giá bệnh chính xác. Ngay sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ được ra những kết luận cuối cùng về tình trạng bệnh.

Chụp X-quang cường độ bức xạ không quá mạnh để có thể dẫn đến đột biến tế bào. Do đó, nguy cơ bị ảnh hưởng ít. Chụp X-quang là phương pháp phổ biến giúp chẩn đoán các khối u ở xương, phổi, thận… và chẩn đoán các bệnh xương khớp, sâu răng, bệnh liên quan đến tim…

Chụp X-quang là phương pháp dễ thực hiện và giúp tầm soát, phát hiện các bệnh lý sớm. Do đó, người bệnh nếu được chỉ định chụp X-quang hoàn toàn có thể yên tâm. Để được tư vấn chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ qua số 📲Hotline: 0869 775 115 – 086 680 5115 – 096 227 9115 tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát.

Theo dõi Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát trên 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT

Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Email: cskh@benhvienhongphat.vn

Website: https://benhvienhongphat.vn

Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat

Facebook: Bệnh viện Hồng Phát

Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat

Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat

Hotline (24/24h): (024)3942 9999

Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍHoặc gọi 0869 775 115 - 096 227 9115 để được hỗ trợ trực tiếp



    Bs Lê Thanh Hải

    Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát

    *Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999