Omega là gì? Tác dụng của omega đối với sức khỏe và làm đẹp

Thạc sĩ Bác sĩ Trần Thị Hoa Huyền


Tư vấn chuyên môn Bài Viết

ThS. BS TRẦN THỊ HOA HUYỀN

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠ
 

Omega không chỉ là thành phần dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể mà còn đóng vai trò qua trọng đối với sức khỏe. Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát tìm hiểu lợi ích của omega trong bài viết dưới đây.

Omega là gì? Tác dụng của omega
Omega là gì? Tác dụng của omega bạn nên biết

1. Omega là gì?

Omega là axit béo không no, một dạng chất béo có lợi. Có 11 axit béo omega trong đó axit béo omega-3, omega-6 và omega-9 đều là những chất béo quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Tất cả chúng đều có lợi cho sức khỏe, nhưng điều quan trọng là phải có được sự cân bằng hợp lý giữa chúng. Sự mất cân bằng omega do chế độ ăn uống của bạn có thể góp phần gây ra một số bệnh mãn tính. (1)

Gợi ý món ăn giàu Omega-3 bổ Tim bạn không thể bỏ lỡ (Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế)

Xem thêm: Protein là gì? Có tác dụng gì với cơ thể?

1.1. Omega 3 là gì?

Axit béo omega-3 là chất béo không bão hòa đa, mà cơ thể bạn không thể tạo ra. Thuật ngữ “không bão hòa đa” dùng để chỉ cấu trúc hóa học của omega-3, “poly” có nghĩa là nhiều và “không bão hòa” dùng để chỉ các liên kết đôi. (2)

Omega-3 chỉ vị trí của liên kết đôi cuối cùng trong cấu trúc hóa học là ba nguyên tử carbon tính từ đầu hoặc cuối của chuỗi phân tử. Vì cơ thể không thể sản xuất omega-3 nên những chất béo này được coi là chất béo cần thiết bạn phải bổ sung từ chế độ ăn uống. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị nên ăn ít nhất hai phần cá mỗi tuần, đặc biệt là cá có dầu, rất giàu axit béo omega-3.

Dựa trên hình dạng và kích thước hóa học, omega-3 chia thành nhiều loại chất béo khác nhau. Dưới đây là ba loại phổ biến nhất:

  • Axit eicosapentaenoic (EPA): Chức năng chính của axit béo 20 carbon này là sản xuất các hóa chất gọi là eicosanoids, giúp giảm viêm. Chúng hỗ trợ giảm các triệu chứng trầm cảm.
  • Axit docosahexaenoic (DHA): Một loại axit béo 22 carbon, chiếm khoảng 8% trọng lượng não, góp phần vào sự phát triển và chức năng của não.
  • Axit alpha-linolenic (ALA): Axit béo 18 carbon này giúp chuyển đổi thành EPA và DHA, mặc dù quá trình này không hiệu quả. Tuy nhiên ALA còn có lợi cho tim, hệ miễn dịchhệ thần kinh.
Omega và những tác dụng đối với sức khỏe
Omega và những tác dụng của omega đối với sức khỏe

1.2. Omega 6 là gì?

Axit béo omega-6 là axit béo không bão hòa đa. Trong cấu trúc hóa học của omega-6, liên kết đôi cuối cùng là sáu nguyên tử cacbon từ đầu omega của phân tử. Axit béo omega-6 rất cần thiết, và không thể tự sản xuất, chính vì vậy bạn cần bổ sung chúng từ chế độ ăn uống.

1.3. Omega 9 là gì?

Axit béo omega-9 là chất béo không bão hòa đơn, cấu trúc hóa học của chúng chỉ có một liên kết đôi nằm ở vị trí 9 nguyên tử cacbon tính từ đầu omega của phân tử axit béo. Axit oleic là axit béo omega-9, axit béo không bão hòa đơn phổ biến nhất. Axit béo omega-9 không hẳn là “thiết yếu” vì cơ thể có thể sản xuất ra chúng, tuy nhiên nó đóng vai trò quan trong trong việc tạo sự cân bằng giữa omega-3 và omega-6.

2. Những tác dụng của omega đối với sức khỏe cơ thể

2.1 Tác dụng của omega-3 đối với cơ thể

Chất béo omega-3 tham gia vào cấu trúc của màng tế bào và có nhiều chức năng quan trọng như:

  • Cải thiện sức khỏe tim mạch: Axit béo omega-3 có thể giúp kiểm soát mức cholesterol, huyết áp, chất béo trung tính và hỗ trợ sức khỏe tinh thần. Bổ sung omega-3 có thể giúp kiểm soát hoặc ngăn ngừa bệnh trầm cảm, bệnh Parkinson và rối loạn tâm thần ở những người có nguy cơ.
  • Giảm trọng lượng: Chất béo omega-3 có thể giúp mọi người kiểm soát cân nặng và vòng eo.
  • Giảm mỡ gan: Nghiên cứu ban đầu cho rằng tiêu thụ omega-3 có thể giúp giảm lượng chất béo trong gan.
  • Hỗ trợ sự phát triển trí não của trẻ sơ sinh: Omega-3 có khả năng hỗ trợ sự phát triển trí não ở thai nhi.
  • Chống viêm: Chất béo omega-3 có thể giúp kiểm soát tình trạng viêm xảy ra đối với một số bệnh mãn tính. Tuy nhiên, lượng axit béo omega-3 hấp thụ thấp hơn so với omega-6 có thể góp phần gây viêm và các bệnh mãn tính như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, xơ vữa động mạch và suy tim.
Những điều cần biết về omega
Những điều cần biết về omega

2.2 Tác dụng của omega-6 đối với cơ thể

Omega-6 rất có ích trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch, giảm cholesterol và triglyceride trong máu. Omega-6 chủ yếu cung cấp năng lượng cho cơ thể. Axit linoleic là axit béo omega-6 phổ biến nhất, giúp chuyển đổi thành omega-6 dài hơn. Ngoài ra, omega-6 còn sản xuất eicosanoids chống viêm đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên quá nhiều eicosanoids có thể gây viêm cao hơn. 

Một số axit béo omega-6 đã cho thấy lợi ích trong việc điều trị các triệu chứng của bệnh mãn tính. Axit gamma-linolenic (GLA) là một axit béo omega-6 được tìm thấy trong một số loại dầu, chẳng hạn như: dầu hoa anh thảo, dầu cây lưu ly. Sau khi được đưa vào cơ thể, phần lớn chúng được chuyển hóa thành một loại axit béo khác gọi là axit dihomo-gamma-linolenic (DGLA).

Nghiên cứu cho thấy GLA và DGLA có thể có một số lợi ích sức khỏe. Chẳng hạn, GLA có thể giúp giảm các triệu chứng của tình trạng viêm. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng đã kết luận rằng việc bổ sung một dạng omega-6 khác là axit linoleic liên hợp (CLA) có thể giúp giảm khối lượng mỡ ở người.

2.3 Tác dụng của omega-9 đối với cơ thể

Axit béo omega-9 có vai trò bù đắp sự mất cân bằng và thiếu hụt của omega-3 và omega-6. Việc tiêu thụ thực phẩm giàu axit béo omega-9 thay vì các loại chất béo khác có thể có lợi cho sức khỏe.

Một nghiên cứu cho thấy những người ăn chế độ ăn nhiều chất béo không bão hòa đơn ít bị viêm hơn và độ nhạy insulin tốt hơn so với những người ăn chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa.

3. Tác dụng của omega trong làm đẹp

Có thể bạn đã nghe rất nhiều về tác dụng của omega đối với làn da. Trong một nghiên cứu thực tế, omega đóng vai trò vô cùng quan trọng nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. Omega là nền tảng thiết yếu của lớp bề mặt da, tạo một làn da mịn màng, đều màu, trẻ trung và khỏe mạnh.

Tác dụng của Omega đối với làn da
Tác dụng của Omega đối với làn da

3.1 Omega giúp làn da hồng hào, khỏe mạnh

Omega-3-6-9 cung cấp các các dưỡng chất nuôi dưỡng da từ sâu bên trong, loại bỏ vết sừng trên da, mang đến một làn da hồng hào, trẻ trung.

3.2. Omega làm chậm quá trình lão hóa làn da

Omega có khả năng chống oxy hóa cực mạnh, góp phần loại bỏ gốc tự do và ngăn chặn sự hình thành các nếp nhăn trên da mặt.

3.3. Omega ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị mụn

Các acid béo omega-3-6-9 giúp cân bằng hoocmon trong cơ thể. Đặc biệt, chúng giúp điều chỉnh sự sản sinh chất nhờn, tăng cường sự hydrat hóa của da giữ cho da mềm và đàn hồi. Nhờ khả năng kiểm soát được chất nhờn giúp ngăn ngừa việc hình thành mụn đáng kể trên da.

3.4 Omega điều trị thâm mụn

Không những giúp kháng viêm, giảm sưng, omega ngăn ngừa sự tăng lớp sừng của nang lông trên da, phòng ngừa sẹo.

3.5 Omega tăng cường hàng rào dưỡng ẩm của da

Khả năng kiểm soát, cân bằng lượng dầu trên da giúp da được củng cố, duy trì tình trạng da luôn mềm mại, đàn hồi.

4. Khi nào cần bổ sung omega cho cơ thể?

Các chất bổ sung omega-3-6-9 kết hợp thường cung cấp từng loại axit béo này theo tỷ lệ phù hợp. Những loại dầu có thể giúp tăng lượng chất béo omega-3 hấp thụ và tăng cường cân bằng axit béo để tỷ lệ omega-6 và omega-3 cân bằng.

Tuy nhiên, đa số mọi người đều đã nhận đủ omega-6 từ chế độ ăn uống và cơ thể sẽ sản xuất ra omega-9. Vì lý do này, hầu hết mọi người không cần bổ sung những chất béo này. Thay vào đó, tốt nhất bạn nên tập trung vào việc cân bằng tốt các axit béo omega từ chế độ ăn uống của mình.

Cách để làm điều này bao gồm ăn ít nhất hai phần cá có dầu mỗi tuần và sử dụng dầu ô liu để nấu ăn và trộn salad. Ngoài ra, hãy cố gắng hạn chế lượng omega-6 hấp thụ bằng cách hạn chế tiêu thụ các loại dầu thực vật khác và thực phẩm chiên được nấu bằng dầu thực vật tinh chế. Những người không nhận đủ omega-3 từ chế độ ăn uống của họ có thể được hưởng lợi từ việc bổ sung omega-3.

Tham khảo: Carbohydrate là gì? Nó có tác dụng gì với cơ thể?

5. Thực phẩm giàu axit béo omega

5.1 Thực phẩm giàu axit béo omega-3

Cá có dầu như: cá hồi, cá mòi, cá thu, cá cơm là nguồn cung cấp omega-3 EPA và DHA tốt nhất. Bên cạnh đó dầu tảo và các loại hạt như hạt chia, quả óc chó, hạt lanh cũng có chứa lượng omega lớn. Không có tiêu chuẩn chính thức về lượng omega-3 hấp thụ hàng ngày, nhưng hầu hết các chuyên gia khuyên bạn nên tiêu thụ 250–300 miligam mỗi ngày.

Theo Ủy ban Thực phẩm và Dinh dưỡng của Viện Y học Hoa Kỳ, lượng ALA omega-3 hấp thụ đầy đủ mỗi ngày là 1,6 gam đối với nam trưởng thành và 1,1 gam đối với nữ trưởng thành từ 19 tuổi trở lên.

5.2 Thực phẩm giàu axit béo omega-6

Hàm lượng chất béo omega-6 cao có trong dầu thực vật tinh chế và thực phẩm nấu bằng dầu thực vật như: dầu đậu nành, dầu đậu ngô. Các loại hạt như hạt điều, hạt hướng dương, quả óc chó cũng chứa một lượng đáng kể axit béo omega-6. Theo Ủy ban Thực phẩm và Dinh dưỡng của Viện Y học Hoa Kỳ, lượng omega-6 hấp thụ đầy đủ mỗi ngày là 17 gam đối với nam và 12 gam đối với nữ ở độ tuổi 19 – 50.

5.3 Thực phẩm giàu axit béo omega-9

Chất béo omega-9 phổ biến ở: dầu thực vật và hạt quả. Không có khuyến nghị đầy đủ về lượng omega-9 vì chúng không cần thiết. Lượng omega-9 có trong 100 gam thực phẩm:

  • Dầu ô liu: 83 gram
  • Dầu hạt điều: 73 gram
  • Dầu hạnh nhân: 70 gram
  • Dầu bơ: 60 gram
  • Dầu đậu phộng: 47 gram
  • Hạnh nhân: 30 gram
  • Hạt điều: 24 gram
  • Quả óc chó: 9 gam

Các chất bổ sung omega-3-6-9 tổng hợp rất phổ biến, nhưng chúng thường không mang lại lợi ích bổ sung lớn so với việc chỉ dùng omega-3. Omega-6 rất cần thiết với số lượng nhất định, tuy nhiên chúng có trong nhiều loại thực phẩm vì vậy không cần thiết bổ sung. 

Ngoài ra, cơ thể có thể sản xuất chất béo omega-9 và dễ dàng thu được từ chế độ ăn uống. Vì vậy, bạn cũng không cần thiết phải dùng chúng ở dạng bổ sung. Do đó, mặc dù các chất bổ sung kết hợp có chứa tỷ lệ omega 3-6-9 tối ưu, nhưng chỉ dùng omega-3 sẽ có thể mang lại cho bạn nhiều lợi ích sức khỏe nhất.

Trên đây là những thông tin về omega mà có thể bạn cần biết. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, quý khách vui lòng liên hệ đến số Hotline của Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát để được giải đáp một cách tốt nhất.

  1. Medically reviewed by Amy Richter, RD, Nutrition – Written by Ruairi Robertson, PhD – Updated on May 19, 2023. Omega-3-6-9 Fatty Acids: A Complete Overview. Healthline. https://www.healthline.com/nutrition/omega-3-6-9-overview
  2. Written by Kris Gunnars, BSc on July 31, 2023. What Are Omega-3 Fatty Acids? Explained in Simple Terms. Healthline. https://www.healthline.com/nutrition/what-are-omega-3-fatty-acids

Theo dõi Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát trên 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT

Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Email: cskh@benhvienhongphat.vn

Website: https://benhvienhongphat.vn

Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat

Facebook: Bệnh viện Hồng Phát

Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat

Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat

Hotline (24/24h): (024) 3942 9999

Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍHoặc gọi 0869 775 115 - 096 227 9115 để được hỗ trợ trực tiếp



    Bs Lê Thanh Hải

    Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát

    *Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999