Bệnh tuyến giáp ở trẻ em kẻ thù kìm hãm sự phát triển của trẻ

Trần Văn Bông


Tư vấn chuyên môn Bài Viết

TTƯT. BSCKII TRẦN VĂN BÔNG

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠ
 

Bệnh tuyến giáp ở trẻ em là vấn đề nhiều cha mẹ quan tâm. Bới lẽ rối loạn chức năng tuyến giáp có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đối với trẻ em, đặc biệt trong giai đoạn vàng cho sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Việc phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề tuyến giáp đóng vai trò then chốt, giúp trẻ có nền tảng vững vàng cho tương lai.

bệnh tuyến giáp ở trẻ em
Bệnh tuyến giáp ở trẻ em và những điều cần lưu ý

1. Bệnh tuyến giáp ở trẻ em gồm những gì? 

Theo các bác sĩ, chuyên gia nội tiết, trẻ em cũng có khả năng mắc các bệnh tuyến giáp dưới đây: (1)

1.1 Cường giáp ở trẻ em

Cường giáp là tình trạng tuyến giáp tăng tiết homrone T3, T4 vào hệ tuần hoàn của cơ thể. Sự tăng tiết này dẫn đến quá trình trao đổi chất hoạt động quá mức tác động lên những cơ quan liên quan, gây rối loạn điều hòa, khiến cơ thể không kiểm soát được. 

Cường giáp ở trẻ có thể gây ra những triệu chứng như:

Phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường trên để đưa trẻ đi khám kịp thời là chìa khóa giúp điều trị cường giáp ở trẻ hiệu quả. Bên cạnh đó, nếu trị bị cường giáp cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để đạt kết quả điều trị tốt nhất. Cha mẹ cần đưa con đến khám định kỳ để đánh giá tình trạng, và có phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm: Chế độ ăn cho người bị cường giáp như thế nào?

1.2 Suy giáp ở trẻ

1.2.1 Suy giáp ở trẻ là gì?

Suy giáp ở trẻ: Nguyên nhân, biểu hiện cha mẹ cần lưu ý (Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế)

Tuyến giáp được hình thành ngay từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ không chỉ nhằm giúp phát triển, tạo lập xương mà còn giúp điều hòa chuyển hóa. Ở trẻ, hormone T3, T4 không được sản xuất đủ có thể là nguyên nhân khiến trẻ kém ăn, dậy thì muộn. Việc điều trị bệnh cần được duy trì suốt đời. 

1.2.2 Nguyên nhân gây suy giáp ở trẻ

Trẻ bị suy giáp có thể do nhiều nguyên nhân bao gồm:

  • Tiền sử gia đình: Gia đình có người thân mắc bệnh lý tuyến giáp hay các bệnh liên quan đến tuyến giáp sẽ khiến trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh. 
  • Viêm tuyến giáp tự miễn: Không ít trẻ mắc viêm tuyến giáp tự miễn trong những năm tháng đầu đời. Cơ thể lúc này nhầm lẫn tế bào tuyến giáp với các tác nhân lạ, tấn công và gây viêm nhiễm. Khi tình trạng viêm kéo dài có khả năng dẫn đến tổn thương, suy giảm khả năng sản sinh hormone.
  • Một số nguyên nhân khác: Thiếu i-ốt trong chế độ ăn, tuyến giáp không hoạt động, viêm tuyến giáp cấp, một số thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng đến tuyến giáp, tuyến yên tổn thương ảnh hưởng tới hormone TSH.

1.2.3 Triệu chứng suy giáp ở trẻ

Các triệu chứng suy giáp ở trẻ rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác nên thường bị bỏ quả. Một số dấu hiệu chẳng hạn như:

  • Cân nặng lớn hơn bình thường
  • Ít vận động, ít khóc, ngủ nhiều
  • Vàng da diễn ra trong thời gian dài
  • Da khô, nhiệt độ cơ thể thấp. Khoảng 35 độ C
  • Bụng to, rốn to, rốn lồi
  • Táo bón kéo dài

Việc chẩn đoán và điều trị suy giáp có thể được thực hiện kết hợp cả lâm sàng lẫn xét nghiệm đặc hiệu. Bệnh suy giáp ở trẻ không thể dứt điểm mà cần duy trì điều trị cả đời. Tuy nhiên, trẻ vẫn có khả năng lớn lên bình thường nếu được điều trị sớm. 

Tìm hiểu về các bệnh tuyến giáp ở trẻ em thường gặp
Tìm hiểu về các bệnh tuyến giáp ở trẻ em thường gặp

1.3 Ung thư tuyến giáp ở trẻ

Theo nghiên cứu, khoảng 2% trẻ em có khối u tuyến giáp có thể cảm nhận được từ bên ngoài. Tuy nhiên, so với người lớn, tỷ lệ mắc ung thư tuyến giáp ở trẻ em dao động từ 20-50% tùy theo các nghiên cứu, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 5-14% ở người trưởng thành. Đáng chú ý, khi ung thư tuyến giáp được phát hiện ở trẻ em, nguy cơ khối u xâm lấn vỏ bao giáp và di căn hạch cũng cao hơn đáng kể so với người lớn.

Trong nhóm trẻ em có nguy cơ cao mắc ung thư tuyến giáp bao gồm những em bé có tiền sử gia đình mắc bệnh (bố, mẹ, anh chị em ruột), tiếp xúc với chất phóng xạ, hoặc mắc các bệnh lý di truyền như hội chứng Down, đa polyp tính chất gia đình, đa u nội tiết (MEN2)… Tuy nhiên, nếu phát hiện và điều trị ung thư tuyến giáp ở trẻ em kịp thời, tiên lượng là rất lạc quan, cho phép trẻ phát triển bình thường, tham gia học tập và sinh hoạt mà không bị ảnh hưởng đáng kể so với bạn bè cùng trang lứa.

1.4 Bệnh bướu cổ ở trẻ

Bướu giáp đơn thuần, hay còn gọi là bướu giáp to lan tỏa, là dạng bệnh hình thành do tuyến giáp to đều lan tỏa, nhưng không ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp, không làm thay đổi nồng độ hormon giáp trong cơ thể. Tuy là thường gặp nhất, chiếm khoảng 50% các bệnh lý tuyến giáp ở trẻ em nhưng bệnh lành tính và không ảnh hưởng đến phát triển của trẻ.

Tìm hiểu thêm: Bệnh bướu cổ là gì? Phân loại bệnh bướu cổ và những triệu chứng

1.4.1 Nguyên nhân bướu cổ ở trẻ

Dựa trên các thông tin từ các nguồn tìm kiếm, có một số nhóm trẻ em dễ bị bướu cổ hơn:

  • Trẻ em trong độ tuổi dậy thì, từ 8-10 tuổi. Trong nhóm trẻ đi học bị bướu cổ, trẻ từ 8-10 tuổi chiếm nhiều hơn.
  • Trẻ em có tiền sử gia đình mắc bệnh bướu cổ hoặc các bệnh lý về tuyến giáp. Bệnh bướu cổ có thể di truyền trong gia đình.
  • Trẻ em bị rối loạn chức năng tuyến giáp bẩm sinh, hoặc có tiền sử phơi nhiễm với chất phóng xạ.
  • Trẻ em mắc các bệnh lý di truyền như hội chứng Down, đa polyp tính chất gia đình, đa u nội tiết (MEN2)

Ngoài ra, việc thiếu hụt iod trong chế độ ăn uống cũng là một nguyên nhân phổ biến gây bướu cổ ở trẻ em. Vì vậy, các em bé trong các nhóm nguy cơ này cần được theo dõi và khám sàng lọc định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời.

1.4.2 Triệu chứng bướu cổ ở trẻ em 

Triệu chứng bướu cổ ở trẻ em có thể rất đa dạng, phụ thuộc vào kích thước, vị trí, và ảnh hưởng của bướu đến chức năng tuyến giáp. Nhìn chung, trẻ bị bướu cổ có những biểu hiện như:

  • Biểu hiện suy giáp: Mệt mỏi, da khô, thường xuyên cảm thấy lạnh, chậm phát triển.
  • Biểu hiện cường giáp: Tim đánh trống ngực, hay đổ mồ hôi, sụt cân bất thường, run tay.
  • Lồi mắt.
  • Giọng nói khàn hơn.

Bên cạnh đó trẻ có một số biểu hiện ngay tại vùng cổ như:

  • Đau ở cổ họng.
  • Chán ăn do bị nuốt khó, nuốt đau.
  • Khó thở, thở dốc, đặc biệt ở tư thế nằm.
  • Ho nhiều.

Khi trẻ có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến bướu cổ, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện có chuyên khoa Nội tiết để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đánh giá hình thái tuyến giáp và xét nghiệm máu để xác định chức năng tuyến giáp, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Lưu ý rằng không phải bướu cổ nào cũng cần điều trị. Đối với một số bướu lành tính, không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp, trẻ có thể không cần điều trị và bệnh có thể tự hồi phục.

Đừng chủ quan với Tìm hiểu về các bệnh tuyến giáp ở trẻ em thường gặp
Đừng chủ quan với các bệnh tuyến giáp ở trẻ em thường gặp

2. Những lưu ý đối với bệnh tuyến giáp ở trẻ em

Bệnh tuyến giáp ở trẻ em có thể do di truyền hoặc xảy ra do nhiều nguyên nhân khác. Các triệu chứng có thể xuất hiện khi mới sinh hoặc phát triển trong những năm tháng thời thơ ấu. Tuy nhiên, nếu được điều trị thích hợp, hầu hết các bệnh tuyến giáp ở trẻ em có thể được kiểm soát thành công. (2)

Khi đối diện với bệnh tuyến giáp ở trẻ, có một số lưu ý quan trọng mà bậc phụ huynh cần ghi nhớ:

  • Chăm sóc và theo dõi sức khỏe định kỳ: Để theo dõi sức khỏe tuyến giáp của trẻ, việc thăm khám định kỳ và theo dõi các triệu chứng là rất quan trọng.
  • Duy trì chế đọ ăn uống khoa học: Bổ sung đủ iod qua chế độ ăn uống hàng ngày là cách phòng ngừa quan trọng. Tránh các loại thực phẩm gây ảnh hưởng đến tuyến giáp như đậu nành, rau họ cải, và thực phẩm chế biến sẵn.
  • Chẩn đoán và điều trị kịp thời: Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến bệnh tuyến giáp ở trẻ, việc đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để chẩn đoán và điều trị sớm là cần thiết.
  • Theo dõi chức năng tuyến giáp: Xét nghiệm máu và siêu âm tuyến giáp giúp đánh giá chức năng của tuyến giáp và xác định nguyên nhân bệnh.
  • Tư vấn và điều trị cùng bác sĩ, chuyên gia tuyến giáp: Luôn tìm kiếm sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia y tế để có phương pháp điều trị và quản lý tốt nhất cho bệnh tuyến giáp ở trẻ.

Những lưu ý trên sẽ giúp bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về cách chăm sóc và quản lý bệnh tuyến giáp ở trẻ một cách hiệu quả và an toàn.

Phòng ngừa và điều trị các bệnh tuyến giáp ở trẻ em thường gặp
Phòng ngừa và điều trị các bệnh tuyến giáp ở trẻ em thường gặp

3. Phòng ngừa bệnh tuyến giáp ở trẻ em mà cha mẹ nên biết

Để ngăn ngừa bệnh suy giáp và duy trì sức khỏe tốt cho tuyến giáp, có những biện pháp cụ thể mà mọi người có thể thực hiện:

  • Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào liên quan đến tuyến giáp. Đặc biệt, những người thuộc nhóm nguy cơ cao cần thường xuyên kiểm tra và theo dõi sức khỏe của tuyến giáp.
  • Tầm soát sớm bệnh lý tuyến giáp: Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trước khi có thai nên thực hiện xét nghiệm tầm soát sớm để phát hiện và điều trị bệnh tuyến giáp kịp thời.
  • Bổ sung iod thông qua chế độ ăn uống là cách quan trọng để ngăn ngừa bệnh tuyến giáp. Thực phẩm giàu iod như tảo bẹ, rong biển, sữa ngũ cốc, và trứng nên được bao gồm trong chế độ ăn hàng ngày.
  • Bổ sung trái cây, rau củ tươi, và axit béo omega-3 từ dầu cá, cá hồi, hạt lanh, thịt bò, đậu nành, và tôm giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp.
  • Phát hiện và chữa trị sớm bệnh suy giáp là cách quan trọng để ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn và duy trì sức khỏe tốt cho tuyến giáp.

Bằng việc thực hiện những biện pháp trên, mọi người có thể giữ cho tuyến giáp khỏe mạnh và ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến bệnh suy giáp một cách hiệu quả.

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bệnh tuyến giáp nào ở trẻ, cha mẹ cần đưa trẻ đến các bệnh viện uy tín để được thăm khám và điều trị. Tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát, với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn kết hợp cùng các phương pháp điều trị tiên tiến, hiện đại mang lại hiệu quả điều trị tối ưu. 

Quý khách đặt lịch thăm khám bệnh tuyến giáp ở trẻ em cùng đội ngũ bác sĩ tại Trung tâm điều trị tuyến giáp – Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát bằng cách liên hệ đến số Hotline để được tư vấn và điều trị kịp thời. 

Ảnh Gif - Đặt lịch khám bác sĩ Bông

🗓 Cập nhật lần cuối: 10:59 15/06/2024
  1. This page was medically reviewed on 05/29/2023 by Laura C. Page, MD | Pediatric Endocrinologist. Thyroid Disorders in Children. https://www.dukehealth.org/pediatric-treatments/pediatric-endocrinology/thyroid-disorders-children#:~:text=Some%20children%20are%20born%20with,that%20damage%20the%20thyroid%20gland.&text=This%20is%20when%20the%20thyroid%20gland%20makes%20too%20much%20thyroid,and%20an%20overactive%20thyroid%20nodule
  2. Reviewed by Andrew J. Bauer, MD. Thyroid Disease in Children. Chop. https://www.chop.edu/conditions-diseases/pediatric-thyroid-disorders

Theo dõi Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát trên 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT

Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Email: cskh@benhvienhongphat.vn

Website: https://benhvienhongphat.vn

Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat

Facebook: Bệnh viện Hồng Phát

Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat

Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat

Hotline (24/24h): (024) 3942 9999

Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍHoặc gọi 0869 775 115 - 096 227 9115 để được hỗ trợ trực tiếp



    Bs Lê Thanh Hải

    Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát

    *Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999