Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân suy giáp tại nhà

Trần Văn Bông


Tư vấn chuyên môn Bài Viết

TTƯT. BSCKII TRẦN VĂN BÔNG

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠ
 

Chăm sóc bệnh nhân suy giáp đối với những gia đình có người thân mắc bệnh này là quan trọng để hỗ trợ họ duy trì chất lượng cuộc sống và kiểm soát tình trạng sức khỏe. Bài biết dưới đây là một số hướng dẫn về cách chăm sóc người bị bệnh suy giáp mà bạn có thể tham khảo.

Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân suy giáp tại nhà
Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân suy giáp tại nhà

1. Chăm sóc bệnh nhân suy giáp tại nhà

Phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh suy giáp thường bao gồm sử dụng thuốc thay thế hormone tuyến giáp hàng ngày. Tuy nhiên, những loại thuốc này thường đi kèm với tác dụng phụ và việc quên uống thuốc có thể gây ra nhiều triệu chứng không mong muốn.

Trong một số trường hợp, việc áp dụng các biện pháp tự nhiên có thể là một lựa chọn hợp lý, với hi vọng làm giảm tác dụng phụ và phù hợp với lối sống tổng thể. Các biện pháp tại nhà có thể bao gồm:

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường chế độ ăn giàu canxi và iodine từ thực phẩm như hải sản, rau xanh, và thực phẩm chứa canxi như sữa, pho mát.
  • Giảm stress: Các phương pháp giảm stress như thiền, yoga, hoặc tập luyện nhẹ có thể giúp kiểm soát cortisol, một hormone stress, và cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể.
  • Thực hành giảm cân an toàn: Nếu người bệnh có thừa cân, giảm cân có thể giúp cải thiện tình trạng suy giáp. Cần thực hiện quá trình giảm cân an toàn qua chế độ ăn và vận động thể thao, tránh sử dung các loại thuốc giảm cân không rõ nguồn gốc có thể làm bệnh trở bên nặng hơn.
  • Sử dụng các thảo dược: Một số người bệnh suy giáp báo cáo rằng việc sử dụng các thảo dược như ashwagandha hoặc nhân sâm có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh suy giáp.
  • Thực hiện tập thể dục đều đặn: Hoạt động vận động nhẹ nhàng có thể giúp cải thiện tâm trạng và giảm mệt mỏi, căng thẳng sau những ngày điều trị bệnh.

Quan trọng nhất là thảo luận với bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong lịch trình điều trị chăm sóc bệnh nhân suy giáp, để đảm bảo rằng các biện pháp tự nhiên không gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

2. Chăm sóc bệnh nhân suy giáp qua chế độ dinh dưỡng

Tuyến giáp là tuyến nội tiết đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Khi chức năng của tuyến giáp giảm sút, nhiều cơ quan khác cũng bị ảnh hưởng. Trong quá trình điều trị suy giáp, chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng. Việc chọn lựa thực phẩm giàu iốt và magie là rất cần thiết để chăm sóc bệnh nhân suy giáp. Dưới đây là gợi ý một số thực phẩm người mắc suy giáp có thể ăn để cải thiện tuyến giáp: (1)

Thực phẩm chứa nhiều iốt

Iốt là yếu tố cần thiết cho tổng hợp hormone giáp, chất này có thể được bổ sung bằng cách thêm muối iốt vào chế biến thức ăn hoặc tiêu thụ thực phẩm giàu iốt.

  • Cá và hải sản: Trong các loại thực phẩm này có hàm lượng iốt lớn như cá tuyết 85g chứa 185g iốt, cua 100g chứa 26-50g iốt…, vì vậy, nên tiêu thụ 225-280g hải sản mỗi tuần. Hải sản cũng là nguồn giàu canxi, protein, chất béo không no (omega 3).
  • Rong biển: Trong 100g rong biển chứa tới 1-1,8g iốt và là thực phẩm chứa nhiều i-ốt nhất. Người bị suy giáp không nên bổ sung quá 100g mỗi ngày, thay vào đó, nên chia thành nhiều bữa nhỏ.
  • Trứng: Một quả trứng chứa 26g iốt, người bị suy giáp không nên ăn quá 2 trứng mỗi ngày, thay vào đó, hãy ăn 3 trứng mỗi tuần để duy trì sức khỏe.
  • Sữa chua và các loại sữa: Sữa chua là nguồn iốt và vitamin D quan trọng cho tuyến giáp. Tuy nhiên, hãy chọn sữa chua và sữa ít đường và ít chất béo để có lợi cho người suy giáp.

Thực phẩm giàu Selen

Selen đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hormone giáp và bảo vệ tế bào giáp.

  • Các loại hạt: Hạnh nhân, hạt lanh, hạt óc chó,… là nguồn selen, omega-3, chất xơ, và vitamin E có lợi cho người điều trị tuyến giáp. Không nên ăn quá 6-8 hạt/lần, tối đa 2-3 lần/tuần.
  • Cá hồi: Cung cấp selen và omega-3, nên thường xuyên bổ sung.
  • Cháo bột yến mạch: Thích hợp sử dụng đều đặn.
  • Bánh mì nguyên cám: Là một trong những loại bánh mì tốt cho sức khỏe.

Thực phẩm giàu Kẽm

Thực phẩm giàu kẽm tốt cho người bị suy giáp
Thực phẩm giàu kẽm tốt cho người bị suy giáp

Kẽm đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa hormone tuyến giáp. Thực phẩm giàu kẽm bao gồm:

  • Hàu và các động vật có vỏ: Chỉ nên ăn 2 con hàu/ngày.
  • Thịt bò: Bổ sung khoảng 100g/ngày.
  • Thịt gà: Nên bổ sung khoảng 200g/ngày.
  • Liều lượng kẽm: Nên tiêu thụ 40g/ngày. Tránh việc sử dụng quá mức để tránh tình trạng ngộ độc kẽm, có thể gây buồn nôn, tiêu chảy, và đau bụng.

Thực phẩm giàu Tyrosine

Tyrosine một amino acid hỗ trợ tổng hợp hormone tuyến giáp, có trong:

  • Cá ngừ: Là loại thực phẩm chứa nhiều tyrosine
  • Liều lượng cần bổ sung: 100-150mg/kg. Hạn chế sử dụng quá mức để tránh rối loạn tiêu hóa.

Rau lá xanh

Rau mồng tơi, rau diếp cá, rau muống,… cung cấp nhiều magie và khoáng chất hỗ trợ quá trình trao đổi chất.

Trái cây

Cam, chuối, cà chua,… giàu khoáng chất, enzyme, vitamin và chất chống oxy hóa, giúp tuyến giáp hoạt động hiệu quả. Bổ sung trái cây hàng ngày hoặc chúng có thể được ép, làm sinh tố để sử dụng.

Bổ sung Vitamin D3

Vitamin D3 đánh giá cao trong điều trị suy giáp, có tác dụng như một kháng thể tự nhiên chống lại viêm tuyến giáp. Gan bò, cá thu, cá mòi,… là thực phẩm chưa nhiều vitamin D3.

Tham khảo thêm:

3. Gợi ý bữa ăn cho người bị suy giáp trong 7 ngày

Gợi ý bữa ăn trong 7 ngày cho người bệnh
Gợi ý bữa ăn trong 7 ngày cho người bệnh

Chế độ ăn uống tốt nhất cho người bị suy giáp bao gồm ăn nhiều trái cây, rau quả, protein, chất béo lành mạnh và lượng vừa phải carbohydrate lành mạnh. Dưới đây là gợi ý bữa ăn để chăm sóc bệnh nhân suy giáp cho người bệnh tham khảo:

Thứ hai

  • Bữa sáng: Bánh mì trứng với cá hồi
  • Bữa trưa: Salad tôm nướng
  • Bữa tối: Đậu đen, rau xào và cơm gạo lứt

Thứ ba

  • Bữa sáng: Bánh mì trứng cắt lát với salad trái cây, sữa chua và hạt hạnh nhân
  • Bữa trưa: Salad gà nướng phủ hạt bí ngô
  • Bữa tối: Cá hồi nướng với salad

Thứ tư

  • Bữa sáng: Trứng tráng với nấm và bí xanh
  • Bữa trưa: Súp đậu với bánh mì nguyên hạt hoặc bánh mì không chứa gluten.
  • Bữa tối: Món bánh tráng cuốn tôm với bánh ngô, ớt và hành tây

Thứ năm

  • Bữa sáng: Sinh tố giàu protein với quả mọng và bơ hạt
  • Bữa trưa: Cơm súp lơ với gà tây xay, đậu đen, phô mai và rau
  • Bữa tối: Gà nướng với quinoa và bông cải xanh

Thứ sáu

  • Bữa sáng: Trứng luộc hoặc bơ và quả mọng
  • Bữa trưa: Salad rau diếp cá ngừ với lúa mì nguyên hạt hoặc bánh quy giòn không chứa gluten
  • Bữa tối: Bít tết nướng, khoai lang nướng và salad ăn kèm

Thứ bảy

  • Bữa sáng: Sữa chua dừa với quả mọng và bơ hạnh nhân
  • Bữa trưa: Bánh mì kẹp thịt gà tây trên món salad xanh với khoai lang chiên
  • Bữa tối: Bánh cua áp chảo với gạo lứt và rau củ

Chủ nhật

  • Bữa sáng: Trứng chiên thịt với rau
  • Bữa trưa: Một bát quinoa với rau và đậu xanh
  • Bữa tối: Tôm nướng xiên ớt chuông và dứa

4. Lời khuyên giảm cân khi bị suy giáp

Những người mắc suy giáp thường dễ tăng cân hơn so với những người không mắc bệnh này do ảnh hưởng của suy giáp đối với quá trình trao đổi chất. Chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây, rau quả, protein và chất béo lành mạnh, có thể giúp kiểm soát cân nặng và cải thiện sức khỏe. Những thực phẩm này cung cấp nhiều chất xơ, giúp duy trì cảm giác no lâu hơn.

Đối với những người mắc suy giáp, việc duy trì hoạt động thể chất nhịp điệu và luyện tập sức mạnh thường xuyên, với cường độ từ trung bình đến cao, có thể hỗ trợ tăng cường trao đổi chất và khuyến khích quá trình giảm cân. Việc duy trì hoạt động cũng có thể cải thiện mức năng lượng và chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc điều trị suy giáp cũng có thể góp phần giảm cân một cách nhẹ, thường là dưới 10% cân nặng toàn bộ của người dùng.

Hy vọng bài viết “hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân suy giáp tại nhà” đã giúp bạn có thêm kiến thức về bệnh này. Một số chất dinh dưỡng và thực phẩm có thể ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp. Nhìn chung, quan trọng nhất là tập trung vào một chế độ ăn uống lành mạnh, giúp hỗ trợ hấp thụ thuốc tuyến giáp và duy trì cân nặng khỏe mạnh.

 

  1. Mikel Theobald (on October 5, 2023). 7 Hypothyroidism-Friendly Foods to Add to Your Diet. Everyday Health. https://www.everydayhealth.com/hs/thyroid-pictures/foods-to-eat

Theo dõi Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát trên 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT

Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Email: cskh@benhvienhongphat.vn

Website: https://benhvienhongphat.vn

Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat

Facebook: Bệnh viện Hồng Phát

Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat

Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat

Hotline (24/24h): (024) 3942 9999

Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍHoặc gọi 0869 775 115 - 096 227 9115 để được hỗ trợ trực tiếp



    Bs Lê Thanh Hải

    Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát

    *Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999