Hệ nội tiết là gì? 7 bệnh lý rối loạn nội tiết thường gặp

GS.TS.BS Thái Hồng Quang


Tư vấn chuyên môn Bài Viết

GS. TS. BS THÁI HỒNG QUANG

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠ
 

Hệ nội tiết chịu trách nhiệm giải phóng và tạo ra hormone duy trì chức năng của cơ thể. Mất cân bằng hormone hoặc các vấn đề ảnh hưởng đến mô có thể gây ra một số tình trạng liên quan đến hệ nội tiết.

Hệ nội tiết là gì? 7 bệnh lý rối loạn nội tiết thường gặp
Hệ nội tiết là gì? 7 bệnh lý rối loạn nội tiết thường gặp

1. Hệ nội tiết là gì?

Hệ nội tiết bao gồm các tuyến tạo ra hormone điều phối các chức năng khác nhau trong cơ thể bằng các truyền thông điệp đến máu, da, cơ. Các tuyến nội tiết nằm rải rác khắp cơ thể, mỗi tuyến có vai trò chuyên biệt trong điều hòa hoạt động cơ thể. Các tuyến nội tiết bao gồm:

  • Tuyến yên: Đường kính khoảng 1cm, nằm trong hố xương của nền sọ. Tuyến yên nằm giữ vai trò quan trọng, chỉ đạo hoạt động hệ nội tiết ngoại biên. Tuyến yên gồm yên tuyến (tuyến yên trước) và yên thần kinh (tuyến yên sau).
  • Tuyến thượng thận: Gồm 2 tuyến nằm cực trên mỗi quả thận. Mỗi tuyến thượng thận gồm 2 phần riêng biệt là tủy thượng thận tiết ra hormone adrenaline, noradrenaline và vỏ thượng thận tiết ra hormone aldosteron, cortisol và androgen.
  • Tuyến giáp: Là tuyến hình con bướm có vai trò kiểm soát chức năng trao đổi chất của cơ thể.
  • Tuyến cận giáp: Bao gồm 4 tuyến nhỏ ở mặt sau tuyến giáp, tiết ra hormone điều hòa quá trình chuyển hóa phospho máu, canxi,…
  • Tuyến tụy: Nằm sau dạ dày, có 2 chức năng chính là chứng năng ngoại tiết các hormone tiêu hóa giúp tiêu hóa thức ăn và điều chỉnh lượng đường trong máu thông qua insulin và glucagon.
  • Vùng dưới đồi: Nằm dưới đáy não, gần tuyến yên, có vai trò tổng hợp và bài tiết hormone kích thích và ức chế, kiểm soát bài tiết của hormone tuyến yên. Vùng dưới đồi còn tổng hợp 2 hormone chống bài niệu hay còn gọi là vasopressin và oxytocin rồi chúng được vận chuyển xuống, dự trữ trong tuyến yên sau.
  • Tinh hoàn, buồng trứng: Sản xuất homrone sinh dục.

Khi cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc quá ít homrone có thể gây ra các bệnh nội tiết như (1):

Hệ nội tiết thực hiện điều hòa thông qua các hormone tuyến nội tiết tiết ra, giữ vai trò quan trong trong điều hòa hoạt động và chức năng của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể.

Hệ nội tiết bao gồm những cơ quan nào?
Hệ nội tiết bao gồm những cơ quan nào?

2. Chức năng của tuyến nội tiết

Mỗi tuyến nội tiết đóng vai trò riêng, do vậy chức năng của hệ nội tiết bao gồm chức năng của các tuyến nội tiết.

2.1 Chức năng của tuyến yên

Tuyến yên đóng vai trò quan trọng điều khiển các tuyến còn lại. Tuyên yên sản xuất các homrone như:

  • Hormone tăng trưởng (GH) điều chỉnh phát triển và tăng trưởng cơ, xương của cơ thể.
  • Hormone hướng vỏ thượng thận (ACTH) kích thích vỏ thượng thận sản xuất ra hormone tuyến thượng thận.
  • Hormone kích thích tuyến giáp (TSH) kích thích tuyến giáp giải phóng homrone.
  • Hormone kích thích nang trứng (FSH) kích thích nang trứng trưởng thành trên buồng trứng FSH và kích thích sản xuất tinh trùng trên tinh hoàn FSH.
  • Hormone tạo hoàng thể (LH) tham gia vào quá trình sản xuất testosteroneestrogen.
  • Hormone Prolactin kích thích tiết sữa ở tuyến vú.

2.2 Chức năng tuyến yên sau

Tuyến yên sau dự trữ hormone vùng dưới đồi tổng hợp rồi vận chuyển xuống đầu tận thần kinh trong tuyến yên sau.

  • Hormone chóng bài niệu ADH: Giảm sự bài xuất nước tiểu, co tiểu động mạch toàn cơ thể dẫn đến tăng huyết áp.
  • Hormone Oxytocin kích thích sản xuất sữa mẹ, kích thích co bợp tử cung khi sinh.

2.3 Chức năng của tuyến giáp

Tuyến giáp sản xuất hormone T3 và T4 có chức năng làm tăng hoạt động chuyển hóa của tế bào, tác động sự phát triển hệ thần kinh và các các hệ cơ quan khác: Hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn…

2.4 Chức năng tuyến tượng thận

Vỏ thượng thận sản xuất hormone glucocorticoids, mineralocorticoids, androgens điều hòa quá trình chuyển hóa đạm, đường, lipid, các chất điện giải Natri và Kali giúp đáp ứng với stress, chống viêm.

2.5 Chức năng tuyến tụy

Tuyến tụy kích thích sản xuất insulin giúp đưa đường vào tế bào chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể.

2.6 Chức năng tuyến cận giáp

Tuyến có chức năng kiểm soát nồng độ canxi trong cương, máu.

2.7 Chức năng vùng dưới đồi

Vùng dưới đồi tiết các homrone kiểm soát hoạt động của tuyến yên.

Những bệnh lý nội tiết thường gặp
Những bệnh lý nội tiết thường gặp

3. 7 bệnh lý rối loạn nội tiết thường gặp

3.1 Viêm tuyến giáp

Viêm tuyến giáp là bệnh tổn thương tuyến giáp do thuốc, miễn dịch, vi khuẩn hoặc virus gây ra. Bệnh có thể gây ra tình trạng các tình trạng bệnh:

  • Viêm tuyến giáp mãn tính: Thường gặp ở người trưởng thành và có xu hướng tăng. Nguyên nhân do kháng thể kháng giáp gây ra. Đây là là nguyên nhân gây suy giáp, rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch. (2)
  • Viêm tuyến giáp bán cấp: Có khả năng do virus gây ra, thường xuất hiện sau đợt viêm họng, viêm đường hô hấp.
  • Viêm tuyến giáp cấp: Do các vi khuẩn gây ra, người bệnh sẽ có các triệu chứng: Sốt cao, mệt mỏi, vùng cổ sưng đau.

Bệnh viêm tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai, nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ có thể bị suy giáp hoặc cường giáp.

Tham khảo: Cùng tìm hiểu về viêm tuyến giáp có nguy hiểm không?

3.2 Bệnh cường giáp

Tuyến giáp sản xuất quá nhiều homrone gây ra bệnh cường giáp đặc biệt ở nữ giới độ 30 – 45 tuổi. Cường giáp khiến cơ thể dễ cáu gắt, teo cơ, tay run, khó ngủ, mắt lồi, tim đập nhanh, tuyến giáp phì đại, giảm cân.

Cường giáp làm tăng nguy cơ rung nhĩ tim mạch, cơ thể sẽ mệt mỏi, tim đập nhanh, đánh trống ngực, choáng, ngất, chóng mặt,… Tình trang co bóp tim do tăng hormone tuyến giáp, nếu kéo dài có thể dẫn đến suy tim. Người bệnh sẽ bị khó thở, tím môi, gan to, tiểu ít,…

Người bệnh cường giáp cũng thường xuyên thấy chóng mặt, chảy nước mắt,… Nếu bệnh không được điều trị có thể gây ra lé, mù lòa,… Nặng hơn có thể là bão giáp trạng.

3.3 Bệnh suy giáp

Hormone tuyến giáp sản xuất không đủ gây ra tình trạng suy giáp làm tổn thương các mô và cơ quan. Bệnh có thể gây ra một số biến chứng nếu không được điều trị kịp thời như:

  • Bướu cổ: Tuyến giáp phải hoạt động liên tục, tăng cường sản xuất homrone có thể khiến kích thước tuyến giáp to ra.
  • Biến chứng thai kì: Thiếu hụt homrone tuyến giáp trong thời kì mang thai có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, tiền sản giật, sinh non…
  • Bệnh tim mạch: Suy giáp có thể làm tăng nồng độ cholesterol, giảm khả năng co bóp của tim dẫn đến giãn buồng tim và suy tim.
  • Thần kinh ngoại biên: Suy giáp kéo dài có thể làm tổn thương thần kinh ngoại biên gây ra các triệu chứng như ngứa vùng tổn thương, đau, tê, thậm chí là teo cơ hoặc mất kiểm soát các vùng cơ vận động.
  • Vô sinh: Nồng độ homrone có thể cản trở rụng trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh cản của phụ nữ.
  • Dị tật bẩm sinh: Phụ nữ mang thai mắc suy giáp mà không điều trị hợp lý, em bé sinh ra có nguy cơ dị tật bẩm sinh, hay mắc các bệnh trí não.
Tham khảo: Suy giáp là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh

3.4 Suy tuyến yên

Tuyến yên ảnh hưởng đến hầu hết các phần cơ thể, rối loạn nội tiết do tuyến yên không sản xuất đủ lượng hormone có thể gây ra các triệu chứng hiếm như:

  • Thiếu homrone hướng sinh dục FSH và LH: Khiến lông trên khắp cơ thể rụng hết, ở nam giới, có thể thấy râu mọc chậm, giảm ham muốn tình dục, nữ thì có khả năng vô kinh, khô và đau âm đạo khi giao hợp. Đa số người bệnh thiếu hormone này đều vô sinh.
  • Thiếu hormone kích thích tuyến giáp: Cơ thể thường mệt mỏi, táo bón, da khô, chịu lạnh kéo, xanh xao.
  • Thiếu hormone hướng vỏ thượng thận khiến cơ thể yếu, sụt cân, huyết áp thấp, da xanh, buồn nôn, mệt mỏi.
  • Thiếu hormone GH không chỉ bị chậm phát triển, lùn, da nhăn nhèo mà còn dễ mắc bệnh lý về tim, thị lực kém, đau đầu.

Suy tuyến yên thường phải điều trị suốt đời. Người bệnh nên thận trọng trong việc sử dụng thuốc để tránh những tác dụng phụ.

3.5 Suy tuyến thượng thận

Suy tuyến thượng thận là tình trạng ngừng sản xuất các hormone quan trọng cần thiết cho các chức năng sống của cơ thể. Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, giới tình. Người bệnh thường có biểu hiện: Yếu cơ, chóng mặt, ỉa chảy, buồn nôn, tụt huyết áp, trầm cảm, hạ đường huyết, chân tay run, rối loạn kinh nguyệt ở nữ, hồi hộp, vã mồ hôi.

Vai trò của hệ nội tiết là gì?
Vai trò của hệ nội tiết là gì?

3.6 Tiểu đường

Một trong những bệnh nội tiết thường gặp là tiểu đường. Nguyên nhân gây bệnh là do sự giảm tiết hoặc rối loại bài tiết hormone chuyển hóa đường. Insulin được tạo ra bởi tế bào beta của tuyến tụy giúp chuyển hóa glucose.

Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát có thể gây ra hậu quả nặng nề. Người bệnh tiểu đường thường thấy cơ thể mệt, đi tiểu liên tục, hay khát, đói, thay đổi thi giác, dễ nôn, sụt cân.

Sử dụng thuốc hỗ trợ nội tiết mà bác sĩ kê đơn cũng như thay đổi thói quen ăn uống, kiểm soát lượng đường.

3.7 Suy tuyến sinh dục

Bệnh lý nội tiết khiến cơ quan sinh dục không sản xuất tốt hormone gây ảnh hưởng tới đặc điểm giới tính và sinh sản.

Suy sinh dục nam có thể khiến họ gặp vấn đề về khả năng tình dục, cường dương và xuất tinh. Ngoài ra, nam giới mắc bệnh cũng có thể khiến dương vật nhảy cảm, tinh hoàn nhỏ, mấy hứng thú tình dục.

Suy sinh dục nữ thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Lượng hormone estrogen suy giảm khiến nữ giới giảm ham muốn, khô âm đạo, giảm khả năng thụ thai, thậm chí gây vô sinh. Ngoài ra, suy sinh dục nữ còn ảnh hưởng đến tinh thần, thể chất và trí nhớ người bệnh.

Suy tuyến sinh dục thường gặp, song nhiều người bệnh vẫn chủ quan. Nếu chủ động phòng ngừa thì cả nam và nữ giới đều có đời sống tình dục hạnh phúc.

Như vậy, các bệnh lý nội tiết gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống người bệnh. Người người sẽ phải điều trị suốt đời bằng thuốc để kiểm soát hệ nội tiết. Điều trị bệnh chủ yếu là điều trị nội khoa. Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát là địa chỉ điều trị các bệnh lý nội tiết uy tín tại Hà Nội.

Để được tư vấn một các tốt nhất về các bệnh lý nội tiết, quý khách vui lòng liên hệ đến số 📲Hotline: 0869 775 115 – 086 680 5115 – 096 227 9115 của Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát. Tổng đài chăm sóc sức khỏe luôn hỗ trợ bạn hoàn toàn miễn phí.

  1. Endocrine System. Clevelandclinic. https://my.clevelandclinic.org/health/body/21201-endocrine-system
  2. Thyroiditis. Clevelandclinic. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15455-thyroiditis

Theo dõi Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát trên 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT

Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Email: cskh@benhvienhongphat.vn

Website: https://benhvienhongphat.vn

Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat

Facebook: Bệnh viện Hồng Phát

Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat

Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat

Hotline (24/24h): (024)3942 9999

Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍHoặc gọi 0869 775 115 - 096 227 9115 để được hỗ trợ trực tiếp



    Bs Lê Thanh Hải

    Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát

    *Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999