Tư vấn chuyên môn Bài Viết
TTƯT. BSCKII TRẦN VĂN BÔNG
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát
ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠBệnh cường giáp khiến nhiều người cảm thấy lo lắng không biết nên điều trị như thế nào. Bệnh cường giáp là bệnh lý tuyến giáp khá phổ biến, tuy nhiên đa số đều có khả năng chữa khỏi nếu phát hiện sớm.
1. Bệnh cường giáp có nguy hiểm không?
Bệnh cường giáp là tình trạng tuyến giáp của bạn sản xuất và giải phóng lượng hormone tuyến giáp cao. Tình trạng này có thể làm cho quá trình trao đổi chất của bạn tăng tốc. Triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4) là 2 hormone chính mà tuyến giáp tạo ra.
Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng chính của cơ thể, bao gồm:
- Điều chỉnh nhiệt độ cơ thể
- Kiểm soát nhịp tim của bạn
- Kiểm soát quá trình trao đổi chất của bạn (quá trình biến đổi thức ăn bạn nạp vào cơ thể thành năng lượng giúp cơ thể hoạt động).
Cơ thể bạn sẽ cân bằng và tất cả các hệ thống của bạn đều hoạt động bình thường khi tuyến giáp hoạt động bình thường. Nếu tuyến giáp của bạn tạo ra quá nhiều hoặc quá ít hormone tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể bạn.
Bệnh cường giáp là tương đối hiếm. Khoảng 1% người dân ở Hoa Kỳ mắc bệnh cường giáp (1). Khi bạn bị cường giáp, tuyến giáp của bạn hoạt động quá mức, sản xuất và giải phóng ra nhiều hormone tuyến giáp.
Xem thêm: Tổng hợp các bệnh tuyến giáp thường gặp |
2. Triệu chứng của bệnh cường giáp ảnh hưởng như thế nào?
Các nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh cường giáp bao gồm:
- Bệnh Graves
- Bướu đa nhân
- Viêm tuyến giáp
- Nhân độc
Bệnh cường giáp gây ảnh hưởng đến chức năng toàn bộ cơ thể. Do đó, khi bị bệnh cường giáp bạn có thể sẽ gặp một số triệu chứng như:
- Nhịp tim nhanh
- Cảm thấy lo lắng, tay chân run
- Giảm cân
- Tăng khẩu vị
- Rối loạn đường tiêu hóa
- Tầm nhìn thay đổi
- Da mỏng, ấm và ẩm
- Kinh nguyệt thất thường
- Không chịu được nhiệt độ cao, đổ mồ hôi quá nhiều
- Vấn đề về giấc ngủ
- Sưng và phì đại cổ do tuyến giáp phì đại
- Rụng tóc và thay đổi kết cấu tóc (giòn)
- Mắt lồi (gặp ở bệnh Graves)
- Yếu cơ
T3 huyết thanh thường tăng lên nhiều hơn T4 đối với người bệnh cường giáp. Có thể là do sự chuyển đổi T4 thành T3 trong mô ngoại vi làm tăng tiết của T3. Ở một số người bệnh, chỉ tăng T3 huyết thanh (nhiễm độc T3).
Nhiễm độc T3 có thể xảy ra trong bất kỳ rối loạn nội tiết tuyến giáp phổ biến nào gây ra bệnh cường giáp, bao gồm: bệnh Basedow, nhân độc tuyến giáp và bướu đa nhân tuyến giáp. Người bệnh cũng thường phát triển những bất thường về xét nghiệm điển hình của cường giáp nếu nhiễm độc T3 không được điều trị, (ví dụ tăng T4 và tăng hấp thu i-ốt-123). Người bệnh viêm tuyến giáp thường gặp một giai đoạn cường giáp, sau đó là giai đoạn suy giáp.
3. Bệnh cường giáp cần chú ý chế độ ăn như thế nào?
3.1 Chế độ ăn kiêng iod cho người bệnh cường giáp
Iốt là một khoáng chất vi lượng phổ biến trong các sản phẩm sữa, hải sản, ngũ cốc và trứng. Người ta kết hợp iốt với muối ăn để giảm tình trạng thiếu iod. Thiếu iốt trong chế độ ăn uống của bạn cũng có thể gây ra phì đại tuyến giáp.
Lượng iốt bạn nên tiêu thụ trong một ngày tùy thuộc vào độ tuổi của bạn. Nếu bạn là nữ, việc mang thai và cho con bú cũng đóng một vai trò quan trọng. Dưới đây là lượng iốt được khuyến nghị nên dùng trong một ngày:
- Sơ sinh đến sáu tháng: 110 microgam
- Trẻ sơ sinh từ 7 đến 12 tháng: 130 microgam
- Trẻ em từ 1 đến 8 tuổi: 90 microgram
- 9 đến 13 tuổi: 120 microgram
- Thanh thiếu niên từ 14 đến 18 tuổi: 150 microgam
- Người lớn: 150 microgam
- Phụ nữ mang thai: 220 microgram
- Phụ nữ cho con bú: 290 microgram
Tuy nhiên đối với người bệnh cường giáp cần loại bỏ hoàn toàn thực phẩm giàu Iod (các loại tảo, lòng đỏ trứng gà, rau cần, cá biển, muối Iod…). Đồng thời, người bệnh cường giáp nên sử dụng những thực phẩm giúp ngăn chặn hoạt động của tuyến giáp như: các chế phẩm từ đậu nành, các loại rau họ cải, các loại quả mọng…
3.2 Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cường giáp
Để có kết quả điều trị bệnh cường giáp tốt ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ thì việc thăm khám đúng cách, dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh và khoa học là vô cùng quan trọng để nâng cao hiệu quả điều trị.
Cần bổ sung vào thực đơn hàng ngày các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, kiwi, cà chua… giàu chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Các loại rau họ cải như bắp cải, bông cải xanh… có tác dụng rất tốt trong việc ức chế hàm lượng hormone tuyến giáp tiết ra rất tốt. tốt cho người bị cường giáp.
Thịt cá hồi, dầu ô liu, quả óc chó chứa Omega-3 giúp xoa dịu hoạt động của tuyến giáp, vitamin D tăng cường hấp thu canxi, ngăn ngừa loãng xương là những thực phẩm mà người bị cường giáp nên bổ sung vào chế độ ăn uống của mình.
Tuy nhiên, bất kỳ loại thực phẩm nào cũng cần ăn ở mức cho phép, việc thay đổi hàng ngày để tránh lạm dụng sẽ không còn tác dụng hỗ trợ điều trị mà ngược lại có nguy cơ khiến bệnh nặng hơn.
Bên cạnh đó, cần kiêng các thực phẩm giàu iốt có trong rong biển và hải sản. Thực phẩm có hàm lượng đường cao trong nước ngọt, nước trái cây đóng chai, bánh quy, mứt, kẹo… Thực phẩm chứa chất béo bão hòa có nhiều trong đồ ăn nhanh, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ sẽ khiến bệnh nặng hơn. Cà phê, rượu, các chất kích thích sẽ làm tăng rối loạn chuyển hóa gây ảnh hưởng xấu đến bệnh nhân cường giáp.
4. Người bệnh cường giáp sống được bao lâu
Hơn 60% người mắc bệnh cường giáp không được chẩn đoán sớm do bệnh không có dấu hiệu ở giai đoạn đầu. Điều trị nội khoa nhằm tăng các triệu chứng do tăng hormon tuyến giáp quá mức, thuốc kháng giáp, thuốc điều trị nhịp tim nhanh…
Sau 1-2 năm điều trị, 70% người bệnh cường giáp khỏi bệnh. Sau khi điều trị thành công, tuyến giáp không phát triển nên không cần sử dụng thuốc kháng giáp. Một số nghiên cứu cho rằng việc sử dụng thuốc hormon tuyến giáp với chế độ ăn sẽ giúp khả năng khỏi bệnh cao.
Khi ngưng điều trị, bệnh nhân vẫn phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Nhất là trong giai đoạn đầu sau điều trị, bệnh có thể tái phát. Nếu bệnh tái phát, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng giáp hoặc một số phương pháp điều trị khác tùy vào tình trạng người bệnh. Do đó, người bệnh nên đi khám định kỳ để được theo dõi sức khỏe tuyến giáp và tìm ra phương hướng điều trị đúng.
Nếu bệnh cường giáp không được điều trị, có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm:
- Nhịp tim không đều có thể dẫn đến cục máu đông, đột quỵ, suy tim và các vấn đề về tim khác
- Một bệnh về mắt có tên là bệnh mắt Graves. Nó có thể gây ra thị lực kép, nhạy cảm với ánh sáng và đau mắt. Trong một số ít trường hợp, bệnh cường giáp có thể dẫn đến mất thị lực.
- Làm loãng xương và loãng xương
- Vấn đề sinh sản ở phụ nữ
- Các biến chứng khi mang thai, chẳng hạn như sinh non, nhẹ cân, huyết áp cao khi mang thai và sẩy thai.
5. Bệnh cường giáp có nên mổ không?
Bệnh cường giáp chủ yếu điều trị bằng thuốc kháng giáp, thuốc tim mạch. Người bệnh có thể phục hồi nhanh chóng và trở về trạng thái bình thường. Bệnh cường giáp thường điều trị trong khoảng 12-18 tháng, cho kết quả tốt.
Quá trình mổ cường giáp tiềm ẩn nhiều biến chứng như: mất máu, ảnh hưởng đến dây thanh quản khiến người bệnh khàn giọng thậm chí câm, để lại sẹo… Nếu phẫu thuật cắt hoàn toàn tuyến giáp, người bệnh phải dùng thuốc suốt đời. Do đó, bác sĩ chỉ định mổ tuyến giáp để tránh trường hợp sau này phải cắt tuyến cận giáp khi:
- Điều trị khiến tình trạng cường giáp tái phát
- Tuyến giáp phát triển nhanh, kích thước lớn
- Bướu giáp to, sử dụng thuốc nhưng hiệu quả hạn chế
- Người bệnh gặp các vấn đề gây ảnh hưởng đến mắt
- Phụ nữ đang trong thời kì cho con bú hoặc đang mang thai (tháng thứ 3-4) không có điều kiện điều trị nội khoa.
Cường giáp gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Do vậy, nếu được chẩn đoán mắc bệnh tuyến giáp, người bệnh nên đến thăm khám sớm tranh những biến chứng như: đột quỵ, loãng xương, khó mang thai… Người bệnh cường giáp có thể rơi vào tình trạng cơn bão giáp, gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Cơn bão giáp gây một số triệu chứng:
- Sốt cao từ 40 đến 42 độ C
- Nhịp tim nhanh quá 140 nhịp/phút
- Người bệnh mê sảng, dễ kích động
- Tim hoạt động kém hiệu quả
- Chức năng bơm máu bị giảm khiến tim không thể cung cấp đủ nhu cầu oxy của cơ thể, gây ra tình trạng ứ máu tại tim, phổi và các mô, cơ quan trong cơ thể.
6. Bệnh cường giáp nên điều trị ở đâu uy tín?
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát là địa chỉ tin cậy để bạn lựa chọn thăm khám bệnh cường giáp. TTƯT. BSCKII Trần Văn Bông đảm nhận khám và điều trị bệnh lý liên quan đến tuyến giáp. Với kinh nghiệm 20 năm trong điều trị bệnh lý tuyến giáp, bác sĩ giúp người bệnh điều trị đúng.
Điều trị bệnh cường giáp với bác sĩ chuyên khoa Ung bướu nội tiết tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát sẽ giúp người bệnh sớm chấm dứt tình trạng bệnh, tránh kéo dài thời gian điều trị vừa ảnh hưởng đến sức khỏe, công việc, vừa tốn kém tài chính. Trong quá trình điều trị, người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định, uống thuốc theo đúng liều lượng của bác sĩ kê đơn. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường hãy liên hệ với bác sĩ điều trị để có những điều chỉnh hợp lý.
Chắc hẳn với những thông tin liên quan đến bệnh cường giáp ở bài viết đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan và hiểu biết hơn về căn bệnh này để có thể giải đáp thắc mắc bệnh cường giáp nguy hiểm phải không?
Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất và tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh cường giáp, khi có những triệu chứng bất thường, bạn tuyệt đối không thể chủ quan, cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT
Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: cskh@benhvienhongphat.vn
Website: https://benhvienhongphat.vn
Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat
Facebook: Bệnh viện Hồng Phát
Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat
Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat
Hotline (24/24h): (024) 3942 9999
Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115
Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát
Trên 18 năm thành lập
Chuyên môn cao
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi
Nhập khẩu Châu Âu, Mỹ
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế
Chăm sóc khách hàng
chu đáo
*Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Viêm tuyến giáp Hashimoto ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát vinh dự nhận giải thưởng Top 20 Bệnh viện Xanh – Sạch – Thông minh năm 2024
Bản công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành
Polyp túi mật có nguy hiểm không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm vi sinh bao gồm những xét nghiệm nào?
Rối loạn tuyến giáp khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?
Magie là gì và tại sao cơ thể bạn cần nó?
Bạn đã biết lợi ích của men vi sinh probiotic đối với sức khỏe
U tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Acid folic là gì? Lợi ích và tác dụng phụ của Acid folic