Tư vấn chuyên môn Bài Viết
TTƯT. BSCKII TRẦN VĂN BÔNG
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát
ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠBướu cổ mãn tính là bệnh lý tuyến giáp nguy hiểm, dẫn đến hậu quả tổn thương tuyến giáp. Theo một nghiên cứu, người bệnh mắc bệnh bướu cổ mãn tính có tỷ lệ bị suy giáp cao hơn rất nhiều lần so với người bình thường.
1. Bạn đã biết bướu cổ mãn tính là gì?
1.1 Bướu cổ mãn tính là gì?
Tuyến giáp thuộc hệ thống nội tiết, nằm ở phía trước cổ, ngay phía trên nơi xương đòn của bạn gặp nhau. Tuyến này tạo ra các hormone kiểm soát mọi tế bào trong cơ thể sử dụng năng lượng trong quá trình trao đổi chất.
Bệnh bướu cổ mãn tính là một trong những bệnh lý của tuyến giáp. Bướu cổ mãn tính có thể để lại di chứng trên nhiều bộ phận khác nhau của cơ thể và di truyền từ người mẹ sang thai nhi nếu không được điều trị triệt để.
Thiếu i-ốt là một nguyên nhân phổ biến của bệnh bướu cổ. Cơ thể cần lượng i-ốt đủ để sản xuất hormone tuyến giáp. Nếu bạn không bổ sung iốt trong chế độ ăn uống, tuyến giáp sẽ lớn hơn để cố gắng hấp thụ tất cả lượng i-ốt có thể.
Do đó người bệnh bướu cổ cần bổ sung i-ốt đủ để tạo ra lượng hormone tuyến giáp phù hợp. Theo nghiên cứu, việc sử dụng muối i-ốt ở giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu iốt trong chế độ ăn uống. (1)
1.2 Triệu chứng bệnh bướu cổ mãn tính
Hầu như tất cả những bệnh nhân bướu cổ ở giai đoạn đầu đều không nhận thấy dấu hiệu, triệu chứng hoặc họ chỉ nhận thấy dấu hiệu khi kích thước bướu cổ thay đổi.
Bệnh bướu cổ mãn tính thường diễn biến tương đối chậm, âm thầm. Bệnh dẫn đến giảm nồng độ hormone tuyến giáp trong máu. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là bướu tuyến giáp to dần kèm với đó là các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt. Bướu cổ mật độ chắc, cứng, sờ thấy khi nuốt, không dính vào tổ chức xung quanh.
Sau một thời gian, bệnh bướu cổ mãn tính phát triển lớn sẽ xuất hiện triệu chứng suy chức năng tuyến giáp khiến cơ thể gặp một số vấn đề như: uể oải, giảm khả năng lao động, giảm trí nhớ, phù nhẹ hai mí mắt, da khô, nhịp tim chậm dần. Nếu bướu to sẽ chèn ép vào khí quản, người bệnh lúc này sẽ cảm giác khó thở, ho khan, khó khăn trong việc nuốt, biến đổi giọng nói.
Bướu cổ lớn, sự rối loạn tự miễn dịch trong tuyến giáp ngày càng tăng, các triệu chứng suy chức năng tuyến giáp sẽ biểu hiện ngày một rõ hơn: trí nhớ lẫn lộn, nói năng chậm chạp, phù mặt và hai chi, tăng cân, táo bón nặng, rụng tóc.
Trường hợp bệnh bướu cổ mãn tính tiến triển chậm thì các triệu chứng không rõ hoặc không có. Trên thực tế nhiều trường hợp bệnh bướu cổ diễn biến rất đa dạng, phối hợp với các rối loạn bệnh lý khác.
Tham khảo: Bệnh bướu cổ là gì? Phân loại bệnh bướu cổ và những triệu chứng |
2. Biến chứng nguy hiểm của bệnh bướu cổ mãn tính
Nếu không điều trị, bệnh bướu cổ mãn tính khiến tình trạng tuyến giáp chịu kích thích kéo dài dẫn đến bị phì đại. Một số người có bướu giáp to không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây khó nuốt, khó thở. Ngoài ra bướu cổ mãn tính có thể là một yếu tố gây ra những nguy cơ tim mạch.
Một số người bệnh bướu cổ mãn tính có thể bị tăng huyết áp, nặng cũng có thể gây tim to, tràn dịch màng tim và thậm chí gây suy tim.
Bướu cổ mãn tính cũng gây suy giảm các chức năng tâm thần như: trí nhớ, khả năng tập trung, giấc ngủ,… Từ đó, trầm cảm có thể xuất hiện và có xu hướng nặng lên theo tiến triển của bệnh. Bướu cổ mãn tính cũng có thể gây suy giảm khả năng ham muốn tình dục ở cả nam và nữ.
Người bệnh có thể phù nề nếu chức năng tuyến giáp thay đổi kéo dài. Dẫn theo đó là các triệu chứng bao gồm: hạ thân nhiệt, sợ lạnh, lờ đờ, buồn ngủ, hay mệt mỏi và cuối cùng là hôn mê, cùng với các dị tật bẩm sinh.
Con của những người mẹ bị bướu cổ có nguy cơ rất cao bị các dị tật bẩm sinh về não, tim, thận… Trẻ sinh ra sẽ bị chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ. Vì thế, các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trước khi có thai nên kiểm tra chức năng tuyến giáp. Những người bị sảy thai, thai lưu nhiều lần cũng cần nên đi kiểm tra hormone tuyến giáp.
3. Nguy cơ dẫn đến bướu cổ mãn tính
Theo GS. TS. BS Thái Hồng Quang, những người đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh bướu cổ nhân:
- Tiền sử điều trị tia xạ
- Tiền sử gia đình bị nhân tuyến giáp, ung thư tuyến giáp
- Những người bị thiếu máu, thiếu sắt
- Những người hút thuốc lá
- Những người bị béo phì
- Những người thường gặp các rối loạn chuyển hóa
- Những người nghiện bia rượu
- Phụ nữ u xơ tử cung
Ngoài ra, bướu cổ mãn tính còn do các nguyên nhân sau: môi trường sống thiếu i-ốt, bệnh Graves, suy giáp bẩm sinh, viêm tuyến giáp, bệnh thâm nhiễm tuyến giáp: bệnh sarcoidosis và bệnh amyloidosis, u tuyến yên tiết TSH.
Cũng theo GS. TS. BS Thái Hồng Quang, nguy cơ bướu cổ nhân phát triển thành ung thư:
- Những người có nhân tuyến giáp chiếu tia xạ vùng cổ và đầu.
- Những người chiếu xạ để ghép tủy xương.
- Những người có tiền sử gia đình mắc ung thư thể nhú, thể tủy.
4. Hạn chế diễn biến bệnh bướu cổ mãn tính
Bạn nên áp dụng các biện pháp để có thể kiểm soát bệnh bướu cổ mãn tính:
- Trong quá trình điều trị bệnh bướu cổ mãn tính, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc mới nào.
- Phụ nữ nên đi kiểm tra chức năng của tuyến giáp nếu đang có kế hoạch mang thai để chắc chắn biết bị bướu cổ có sinh con được không.
- Không nên ăn quá nhiều chất xơ, bởi nó có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc được sử dụng để điều trị bệnh.
- Sử dụng các loại thực phẩm có lợi cho đường ruột như men vi sinh để đảm bảo cho đường ruột của bạn khỏe mạnh.
- Loại bỏ độc tố có hại bằng cách tăng khả năng miễn dịch.
- Kiểm soát bệnh bằng cách giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Tham khảo: Phương pháp điều trị cường giáp như thế nào? |
Để việc điều trị bệnh bướu cổ mãn tính kịp thời, hiệu quả, người bệnh hãy lưu ý các dấu hiệu gặp phải và đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết sớm nhất, nhất là với chị em phụ nữ. Tầm soát bệnh bướu cổ là chìa khóa quan trọng bảo vệ sức khỏe bạn:
- Thăm khám lâm sàng cùng bác sĩ để xác định chính xác bệnh lý.
- Khi bướu cổ nhìn thấy được bằng mắt thường thì nên thăm khám ngay.
- Sàng lọc bướu cổ: siêu âm để xác định bướu cổ có nhân không.
- Xét nghiệm chức năng miễn dịch của tuyến giáp.
- Nếu có vấn đề về bệnh lý, bác sĩ có thể chỉ định làm một số kiểm tra khác như: điện tim.
Bệnh bướu cổ mãn tính thường xuất hiện ở vùng thiếu i-ốt. Cơ thể thiếu iot không tổng hợp được homrone, thường ở vùng núi miền nam. Bướu giáp có nhân giáp, người ta có nói đến vấn đề gen, trong môi trường dễ phát sinh. Nếu có lo lắng về di truyền cần sàng lọc các bệnh lý bướu cổ.
5. Tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ ở người cao tuổi và phụ nữ mang thai
Theo một nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bướu cổ cao ở người cao tuổi, tỷ lệ nốt cao ở các tuyến giáp này do mối tương quan nghịch giữa thể tích bướu cổ với TSH và mối tương quan tương đương giữa thể tích bướu cổ với nồng độ thyroglobulin. (2)
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ mắc bướu cổ cao. Sự thay đổi nội tiết tố và nhu cầu trao đổi chất trong thai kỳ cũng dẫn đến những thay đổi sâu sắc về các thông số sinh hóa của chức năng tuyến giáp:
-
Sự gia tăng rõ rệt nồng độ globulin gắn với thyroxine trong huyết thanh.
-
Sự giảm nhẹ nồng độ hormone tự do (trong điều kiện đủ iốt) được khuếch đại đáng kể nếu có sự hạn chế iốt hoặc thiếu iốt quá mức.
-
Xu hướng thường xuyên là tăng nhẹ giá trị TSH cơ bản giữa ba tháng đầu tiên và khi sinh.
-
Sự kích thích trực tiếp tuyến giáp của người mẹ do nồng độ gonadotropin màng đệm ở người (hCG) tăng cao, xảy ra chủ yếu ở gần cuối ba tháng đầu và có thể liên quan đến việc giảm TSH huyết thanh thoáng qua. Bướu cổ hình thành trong thời kỳ mang thai chỉ có thể thuyên giảm một phần sau khi sinh.
Do đó, mang thai là một trong những yếu tố môi trường có thể giải thích tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ và rối loạn tuyến giáp cao hơn ở phụ nữ. Tình trạng thiếu i-ốt ở mẹ cũng dẫn đến hình thành bướu cổ ở thế hệ con cháu.
Khi bổ sung iốt đầy đủ sớm trong thời kỳ mang thai, nó cho phép điều chỉnh và ngăn ngừa gần như hoàn toàn bệnh bướu cổ ở bà mẹ và trẻ sơ sinh.
Mức i-ốt lý tưởng trong chế độ ăn uống được WHO khuyến nghị là 200 μg/ngày cho phụ nữ mang thai. Nhu cầu iốt tăng lên trong thời kỳ mang thai và lượng i-ốt được khuyến nghị hiện nay nằm trong khoảng 220–250 μg/ngày. (3)
6. Điều trị bệnh bướu cổ mãn tính
Tuyến giáp ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh sức khỏe của cơ thể bạn. Cổ trở nên to hơn, đó có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp tiềm ẩn.
Đa số bướu cổ có thể điều trị được và đôi khi tự khỏi nếu được phát hiện sớm. Vì vậy khi bạn nhận thấy một khối u ở phía trước cổ, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám chính xác. Họ có thể xác định xem đó có phải là bướu cổ hay không và nguyên nhân cơ bản gây bệnh.
Khi bạn được chẩn đoán mắc bệnh bướu cổ mãn tính, bạn cần duy trì đến thăm khám định kì ít nhất 1 năm 1 lần để bác sĩ có thể theo dõi. Hoặc nếu bạn phát triển các triệu chứng mới cần thăm khám được tư vấn và điều trị kịp thời.
Tất cả các phương pháp đều không có tác dụng điều trị triệt để bệnh bướu cổ mãn tính. Tuy nhiên không phải vì vậy mà bạn trở nên bi quan. Việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ cùng với một chế độ làm việc, sinh hoạt khoa học, điều độ sẽ giúp bạn kiểm soát được tình trạng bệnh mà không có kỳ nguy hiểm nào.
Điều quan trọng để bạn theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe là khám định kỳ theo lời dặn của các bác sĩ chuyên khoa nội tiết. Nếu bạn cần tìm một địa chỉ uy tín để thăm khám và kiểm tra bệnh bướu cổ mãn tính, quý khách có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát của chúng tôi qua ☎️Hotline: 0869 775 115.
Tham khảo: Tầm quan trọng của việc thăm khám sức khỏe định kỳ |
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT
Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: cskh@benhvienhongphat.vn
Website: https://benhvienhongphat.vn
Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat
Facebook: Bệnh viện Hồng Phát
Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat
Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat
Hotline (24/24h): (024) 3942 9999
Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115
Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát
Trên 18 năm thành lập
Chuyên môn cao
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi
Nhập khẩu Châu Âu, Mỹ
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế
Chăm sóc khách hàng
chu đáo
*Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
KỶ NIỆM 34 NĂM NGÀY ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM (26/10/1990 – 26/10/2024)
Viêm tuyến giáp Hashimoto ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát vinh dự nhận giải thưởng Top 20 Bệnh viện Xanh – Sạch – Thông minh năm 2024
Bản công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành
Polyp túi mật có nguy hiểm không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm vi sinh bao gồm những xét nghiệm nào?
Rối loạn tuyến giáp khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?
Magie là gì và tại sao cơ thể bạn cần nó?
Bạn đã biết lợi ích của men vi sinh probiotic đối với sức khỏe
U tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không?