Việt Nam nằm trong khu vực các nước có tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường nhanh nhất thế giới với mức tăng từ 8-20% mỗi năm và tính đến nay, con số thống kê đã lên tới gần 5 triệu người.
1. Đái tháo đường là gì?
Đái tháo đường là tình trạng tăng đường huyết mạn tính đặc trưng bởi những rối loạn chuyển hoá carbohydrat, có kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid và protein do giảm tuyệt đối hoặc tương đối tác dụng sinh học của insulin và/hoặc tiết insulin.
2. Các yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường?
2.1 Đái tháo đường type 1
Đái tháo đường type 1 là do bệnh tự miễn dịch, tiến triển nhanh ở người trẻ <30 tuổi. Các triệu chứng lâm sàng: hay khát nước, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều, sút cân, mệt mỏi. Các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường type 1 vẫn đang được nghiên cứu.
Tuy nhiên, bệnh có thể do yếu tố di truyền, nếu có một thành viên trong gia đình mắc đái tháo đường type 1 thì nguy cơ phát triển bệnh cũng sẽ tăng lên. Bên cạnh đó là các yếu tố môi trường và phơi nhiễm với một số vi rút liên quan, dẫn đến phát triển đái tháo đường type 1.
2.2 Đái tháo đường type 2
Đái tháo đường type 2, hay còn được gọi là đái tháo đường không phụ thuộc insulin, vì đặc trưng bệnh là tình trạng kháng insulin, đi kèm với sự thiếu hụt insulin tương đối. Bệnh thường xảy ra ở người lớn và có tính gia đình.
Một số yếu tố nguy cơ gây đái tháo đường type 2, bao gồm:
– Tuổi cao
– Sắc tộc
– Tiền sử gia đình có đái tháo đường
– Tiền sử đái tháo đường thai kỳ
– Chế độ ăn uống không lành mạnh
– Chế độ dinh dưỡng kém trong thời kỳ mang thai
– Lười vận động
– Không kiểm soát cân nặng, gây thừa cân, béo phì
– Rối loạn dung nạp glucose (IGT): là tình trạng đường huyết cao hơn bình thường, nhưng dưới ngưỡng chẩn đoán đái tháo đường.
3. Đái tháo đường – kẻ giết người thầm lặng
Đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Ai trong chúng ta cũng có khả năng mắc phải căn bệnh này vì thói quen sống chưa lành mạnh.
Riêng tại nước ta, tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường chiếm khoảng 5% dân số và gần 10% đang ở giai đoạn tiền đái tháo đường. Theo thống kê của Bộ Y Tế: “Việt Nam có 5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, nhưng trong đó có đến 65% người bệnh không hề biết mình mắc bệnh. Với tỉ lệ bệnh nhân tăng từ 8-10%/năm, Việt Nam trở thành nước có tỉ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường nhanh nhất thế giới”.
Đến với Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát để thăm khám và điều trị các bệnh Nội tiết cùng với các Giáo sư, chuyên gia hàng đầu Việt Nam như: GS. TS. BS Thái Hồng Quang (Chủ tịch Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam), GS. TS. BS Nguyễn Thị Dụ, TS. BS Trần Hữu Thông và đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng viên luôn dành hết tâm huyết với nghề.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT
Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: cskh@benhvienhongphat.vn
Website: https://benhvienhongphat.vn
Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat
Facebook: Bệnh viện Hồng Phát
Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat
Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat
Hotline (24/24h): (024) 3942 9999
Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115
Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát
Trên 18 năm thành lập
Chuyên môn cao
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi
Nhập khẩu Châu Âu, Mỹ
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế
Chăm sóc khách hàng
chu đáo
*Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Viêm tuyến giáp Hashimoto ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Xét nghiệm vi sinh bao gồm những xét nghiệm nào?
Rối loạn tuyến giáp khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?
Magie là gì và tại sao cơ thể bạn cần nó?
Bạn đã biết lợi ích của men vi sinh probiotic đối với sức khỏe
U tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Xét nghiệm chức năng đông máu và ý nghĩa các xét nghiệm đông máu
Bệnh tuyến giáp ở trẻ em kẻ thù kìm hãm sự phát triển của trẻ
Tuyến yên nằm ở vị trí nào? Chức năng của nó là gì?
Nhiễm sắc thể và các bệnh do bất thường nhiễm sắc thể