Tư vấn chuyên môn Bài Viết
GS. TS. BS THÁI HỒNG QUANG
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát
ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠXét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm thường gặp tuy nhiên xét nghiệm này có ý nghĩa gì, nhằm mục đích gì thì không phải ai cũng nắm được. Xét nghiệm nước tiểu cho kết quả bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có bệnh. Dưới đây là chỉ số xét nghiệm nước tiểu và ý nghĩa của chúng.
1. Xét nghiệm nước tiểu là gì?
Xét nghiệm nước tiểu là một trong những xét nghiệm cận lâm sàng giúp đánh giá một số bệnh viêm nhiễm ở hệ sinh dục và các bệnh lây qua đường tình dục. Ngoài ra xét nghiệm nước tiểu được sử dụng để phát hiện các rối loạn như bệnh đái tháo đường, bệnh thận.
Phân tích mẫu nước tiểu gồm kiểm tra nồng độ, hình thức và hàm lượng nước tiểu. Chẳng hạn, nước tiểu có màu đục thay vì trong thì có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng đường tiết niệu. Hay nồng độ protein trong nước tiểu tăng có thể cảnh báo bệnh thận. Khi kết quả xét nghiệm nước tiểu bất thường, bác sĩ có thể chỉ cần thêm một số xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. (1)
Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm nào khi phân tích nước tiểu tùy thuộc vào các triệu chứng và tình trạng sức khỏe của bạn. Phân tích mẫu nước tiểu có thể biết được các khía cạnh của sức khỏe.
Tham khảo thêm: Màu sắc nước tiểu bất thường nói lên điều gì về cơ thể bạn? (Tham vấn y khoa: PGS.TS Hà Phan Hải An – Khoa Thận lọc máu – Bệnh viện Việt Đức. Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế)
Xem thêm: Tầm quan trọng của việc thăm khám sức khỏe định kỳ |
2. Vì sao cần thực hiện xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm được thực hiện vì nhiều lý do:
- Kiểm tra sức khỏe tổng thể: Xét nghiệm nước tiểu là một phần của khám sức khỏe định kỳ, khám thai kỳ hoặc chuẩn bị trước phẫu thuật.
- Chẩn đoán tình trạng bệnh lý: Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm nước tiểu nếu bạn đau lưng, đau bụng, đi tiểu thường xuyên, tiểu ra máu hoặc các vấn đề tiết niệu khác. Việc phân tích này có thể giúp chẩn đoán nguyên nhân của những dấu hiệu trên.
- Theo dõi tình trạng bệnh lý: Nếu được chẩn đoán mắc bệnh thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, bác sĩ có thể khuyên bạn nên làm xét nghiệm để theo dõi tình trạng bệnh và hiệu quả của cách điều trị.
- Phát hiện ung thư vú: Người ta thấy rằng người bệnh ung thư sẽ bài xuất chất Pteridines trong nước tiểu nhiều hơn mức bình thường. Do vậy việc xác định nồng độ Pteridines trong nước tiểu sẽ giúp phát hiện ung thư trước khi chụp X-quang.
- Phát hiện ung thư tinh hoàn: một số nghiên cứu đã chỉ ra việc xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện ung thư tinh hoàn.
- Phát hiện bệnh tiểu đường: ở những người bị đái tháo đường, lượng đường tích tụ trong máu sẽ cao nên lượng đường sẽ được bài tiết ra ngoài bằng đường tiểu do thận rất khó để lọc bỏ.
- Phát hiện bệnh viêm đường tiết niệu: xét nghiệm nước tiểu có thể phát hiện các tác nhân gây viêm, nguyên nhân gây các triệu chứng iểu đục, có thể tiểu ra mủ, máu, tiểu nhiều, tiểu rắt, tiểu buốt.
- Phát hiện tình trạng mất nước: nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt, và sẽ nhạt dần cho đến không màu trong suốt cả ngày. Nếu nước tiểu có màu vàng sẫm có thể là do cơ thể thiếu nước, hoặc mất nước dẫn đến nồng độ các chất cặn bã vượt mức, nước tiểu cô đặc.
Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu còn được sử dụng để thử thai, sàng lọc ma túy. Thông qua xét nghiệm nước tiểu, chúng ta có thể phát hiện nhiều bệnh lý nguy hiểm.
3. Ý nghĩa của các chỉ số trong xét nghiệm nước tiểu
3.1 Chỉ số SG (trọng lượng riêng)
Chỉ số SG là dấu hiệu đánh giá nồng độ của nước tiểu. Chỉ số SG bình thường trong khoảng 1.015 – 1.025. Tỷ trọng SG tăng ở người bệnh đái tháo đường và tỷ trọng SG giảm ở người bệnh đái tháo nhạt hoặc người mắc suy thận.
3.2 Chỉ số LEU hay BLO (tế bào bạch cầu)
Chỉ số LEU hay BLO (tế bào bạch cầu) giúp phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường niệu. Kết quả xét nghiệm chỉ số này âm tính nghĩa là cơ thể bình thường. Ngược lại trường hợp kết quả dương tính nghĩa là nhiễm trùng đường tiểu.
Ở phụ nữ mang thai, có thể bị nhiễm khuẩn hoặc nấm khi nước tiểu có chứa bạch cầu. Trong quá trình chống vi khuẩn xâm nhập, nước tiểu sẽ giúp đào thải ra ngoài một số hồng cầu đã chết.
3.3 Chỉ số NIT (Nitrit – Hợp chất do vi khuẩn sinh ra)
Nhằm phát hiện tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, người bệnh cần xét nghiệm chỉ số NIT. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính là bình thường. Xét quả xét nghiệm này dương tính có nghĩa là nhiễm trùng đường tiết niệu do vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiết niệu có khả năng tạo 1 loại enzyme chuyển nitrate niệu thành nitrite.
3.4 Độ pH
Xét nghiệm nước tiểu giúp đánh giá độ acid của nước tiểu. Nước tiểu bình thường có độ acid từ 4,6 – 8. Khi pH=4 nghĩa là trong nước tiểu có tính axit mạnh, pH=9 là nước tiểu có tính bazơ mạnh và pH=7 là nước tiểu trung tính.
Khi xét nghiệm nước tiểu mà độ pH tăng có thể nghi ngờ nhiễm khuẩn thận, hẹp môn vị, nôn mửa, suy thận mạn. Còn đối với người tiêu chảy mất nước hoặc nhiễm ceton do tiểu đường độ pH trong nước tiểu giảm.
3.5 Chỉ số BLD (Máu)
Chỉ số BLD giúp phát hiện một số bệnh như: sỏi thận, hay xuất huyết từ bàng quang hoặc bướu thận, nhiễm trùng đường tiểu. Ở người bị tổn thương thận, niệu quản, bàng quang, viêm thì trong nước tiểu có thể có máu.
Tham khảo: Protein là gì? Có tác dụng gì với cơ thể? |
3.6 Chỉ số PRO (Protein)
Chỉ số PRO (Protein) có trong nước tiểu có thể phát hiện bệnh thận, nhiễm trùng tiểu đường, phát hiện tiền sản giật thai kỳ. Ngoài ra, trong nước tiểu chứa protein còn có thể liên quan đến chứng: thiếu nước, nhiễm trùng đường tiểu.
3.7 Chỉ số GLU ( đường)
Glucose trong nước tiểu có thể là dấu hiệu cho thấy bệnh lý tiểu đường, viêm tụy, glucose niệu hoặc bệnh ống thận. Bình thường glucose có trong máu và không có trong nước tiểu, hoặc chỉ có thể có ở phụ nữ mang thai.
Ở người mắc bệnh lý đái tháo đường, lượng đường không kiểm sót sẽ thoát ra nước tiểu. Glucose cũng có thể được tìm thấy trong nước tiểu khi thận bị tổn thương. Tuy nhiên, trước khi xét nghiệm nước tiểu, nếu bạn ăn quá nhiều đồ ngọt thì cũng có thể gia tăng glucose trong nước tiểu. Nhưng nếu lần xét nghiệm thứ 2 có kết quả nồng độ glucose cao hơn lần đầu thì có thể bạn sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường.
3.8 ASC (Soi cặn nước tiểu)
Soi cặn trong nước tiểu để giúp phát hiện các tế bào trong viêm nhiễm thận, sỏi đường tiết niệu, ường tiết niệu, đánh giá bệnh lý về thận… Nếu chỉ số này trong khoảng 5-10 mg/dL hoặc 0.28-0.56 mmol/L thì là bình thường.
3.9 KET (Xeton)
Chỉ số KET bình thường 2.5-5 mg/dL hoặc 0.25-0.5 mmol/L. Nếu kết quả xét nghiệm nước tiểu có xeton kèm theo một số dấu hiểu như mệt mỏi, chán ăn cần nghỉ ngơi, không bỏ bữa nào. Phát hiện KET trong máu có thể là do chế độ ăn ít chất carbohydrate, nhịn ăn trong thời gian dài, nghiện rượu.
3.10 UBG (Urobilinogen)
Chỉ số UBG xuất hiện trong máu có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm gan do nhiễm khuẩn, virus, bệnh xơ gan, suy tim xung huyết có vàng da… Sự thoái hóa bilirubin tạo thành Urobilinogen và có thể được thải ra ngoài cơ thể theo phân, chỉ một lượng nhỏ theo đường nước tiểu ra ngoài.
Xét nghiệm nước tiểu thường không dùng chẩn đoán xác định, nên thường sử dụng cùng các xét nghiệm khác để đưa ra kết luận.
4. Các lấy mẫu nước tiểu
Để lấy mẫu nước tiểu người bệnh cần có dụng cụ lấy mẫu, và lấy nước tiểu giữa dòng ngay khi thức dậy, trước khi ăn sáng. Trước khi lấy mẫu cần rửa sạch tây lấy mẫu và vệ sinh vùng kín. Tuy nhiên không rửa bằng dung dịch vệ sinh chứa hóa chất.
Việc thực hiện lấy mẫu nước tiểu đúng sẽ giúp kết quả xét nghiệm chính xác. Ngoài ra một số loại thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Do vậy, người bệnh cần nói cho bác sĩ về các loại thuốc, vitamin bạn đang bổ sung.
Nếu bạn lấy mẫu ở nhà cần bảo quản mẫu lạnh và đưa đến phòng xét nghiệm nhanh nhất có thể, trong vòng 60 phút kể từ khi lấy mẫu. Mẫu nước tiểu sau đó sẽ được phân tích trong phòng thí nghiệm và trả kết quả cho bạn.
5. Các bước kiểm tra mẫu nước tiểu
Để phân tích mẫu nước tiểu, sẽ có ba các để đánh giá:
5.1 Kiểm tra trực quan
Kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ kiểm tra mẫu nước tiểu trông như thế nào bằng mắt thường: màu nước tiểu, mùi bất thường, có bọt không. Có nhiều nguyên nhân gây ảnh hưởng đến màu nước tiểu, bao gồm thực phẩm và các loại thuốc. Chẳng hạn, nước tiểu có máu thì sẽ có màu đỏ hoặc nâu, nước tiểu có bọt có thể là do nước tiểu chứa protein. Nhưng một số trường hợp do ăn củ cải đường, đại hoàng cũng có thể khiến nước tiểu có màu đỏ. (2)
5.2 Kiểm tra que thăm
Đặt một que thăm có dải hóa chất vào nước tiểu, khi có một số chất nhất định hoặc nộng độ chất trong nước tiểu cao hơn có thể khiến dải hóa chất đổi màu. Các kiểm tra này, có thể kiểm tra: độ pH, chất đạm, đường, xeton, máu, Bilirubin, Nitrit.
5.3 Kiểm tra dưới kính hiển vi
Xét nghiệm này nhằm xem các giọt nước tiểu đậm đặc, nước tiểu được quay trong máy, dưới kính hiển vi. Nếu như có bất thường trong nước tiểu cần kiểm tra thêm các tế bào bạch cầu, tế bào hồng cầu, vi khẩn, ký sinh trùng, các tinh thể.
Các xét nghiệm bằng kính hiển vi có thể sử dụng để phân tích nước tiểu bao gồm:
- Xét nghiệm nước tiểu hồng cầu
- Xét nghiệm nước tiểu bạch cầu
- Tế bào biểu mô
- Vi khuẩn, nấm men và ký sinh trùng
- Trụ tiết niệu
6. Khi nào nên xét nghiệm nước tiểu?
Xét nghiệm nước tiểu có thể là một phần trong thăm khám sức khỏe định kỳ để sàng lọc một số dấu hiệu sớm. Hoặc khi bạn có các triệu chứng của bệnh: tiểu đường, thận cần làm xét nghiệm để chẩn đoán chính xác.
Xét nghiệm nước tiểu nhằm đánh giá một số khía cạnh sức khỏe, chính vì thế xét nghiệm này cũng khá phổ biến. Kết quả phân tích nước tiểu bất thường, không nhất thiết có nghĩa là bạn đang mắc bệnh. Bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử, các loại thuốc hiện tại và kết quả của bạn, để xem có cần làm các xét nghiệm thêm hay không?
Trên đây là những thông số, ý nghĩa của xét nghiệm nước tiểu mà chúng ta nên biết. Kết quả xét nghiệm nước tiểu nhanh, giúp cho quá trình quá hiện và điều trị bệnh diễn ra nhanh chóng.
Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát, quý khách vui lòng liên hệ đến số Hotline để được phục vụ một cách tốt nhất.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT
Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: cskh@benhvienhongphat.vn
Website: https://benhvienhongphat.vn
Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat
Facebook: Bệnh viện Hồng Phát
Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat
Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat
Hotline (24/24h): (024) 3942 9999
Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115
Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát
Trên 18 năm thành lập
Chuyên môn cao
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi
Nhập khẩu Châu Âu, Mỹ
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế
Chăm sóc khách hàng
chu đáo
*Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
KỶ NIỆM 34 NĂM NGÀY ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM (26/10/1990 – 26/10/2024)
Viêm tuyến giáp Hashimoto ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát vinh dự nhận giải thưởng Top 20 Bệnh viện Xanh – Sạch – Thông minh năm 2024
Bản công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành
Polyp túi mật có nguy hiểm không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm vi sinh bao gồm những xét nghiệm nào?
Rối loạn tuyến giáp khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?
Magie là gì và tại sao cơ thể bạn cần nó?
Bạn đã biết lợi ích của men vi sinh probiotic đối với sức khỏe
U tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không?