Xét nghiệm chức năng tuyến giáp bạn nên biết

Trần Văn Bông


Tư vấn chuyên môn Bài Viết

TTƯT. BSCKII TRẦN VĂN BÔNG

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠ
 

Sức khỏe của tuyến giáp ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là phương pháp xác định tình trạng hoạt động của tuyến giáp để đưa ra phương án điều trị phù hợp. Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát tìm hiểu về các xét nghiệm chức năng tuyến giáp trong bài viết dưới đây. 

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp bạn nên biết
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là gì?

1. Tổng quan về tuyến giáp

Tuyến giáp tựa cánh bướm nhỏ bé nơi cổ họng, nhưng lại đóng vai trò quan trọng trong điều hòa trao đổi chất, ảnh hưởng đến mọi tế bào trong cơ thể. Hormone tuyến giáp do tuyến sản sinh tác động đến tim mạch, tiêu hóa, cơ bắp, xương, não bộ,… và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ em.

Rối loạn tuyến giáp, bao gồm cường giápsuy giáp, có thể gây ra nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Chăm sóc tuyến giáp bằng cách bổ sung iốt, khám sức khỏe định kỳ, chế độ ăn uống hợp lý và lối sống khoa học là cách để bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Tìm hiểu thêm: Ung thư tuyến giáp là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

2. Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là gì? Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm chức năng tuyến giáp

2.1 Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là gì?

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là một bộ xét nghiệm được sử dụng để đánh giá hoạt động của tuyến giáp và các homrone do tuyến giáp sản xuất. Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp gồm: (1)

  • Xét nghiệm TSH
  • Xét nghiệm T3, T4

Các chỉ số này bất thường có thể cho thấy sự rối loạn chức năng tuyến giáp như Basedow, Hashimoto, u tuyến giáp… Xét nghiệm chức năng tuyến giáp rất quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, giúp bác sĩ phát hiện sớm và điều trị kịp thời. 

Tìm hiểu về xét nghiệm chức năng tuyến giáp
Tìm hiểu về xét nghiệm chức năng tuyến giáp

2.2 Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm chức năng tuyến giáp

  • Chỉ số TSH cao và FT4 thấp: Cảnh báo suy giáp nguyên phát do bệnh ở tuyến giáp như viêm tuyến giáp Hashimoto.
  • Chỉ số TSH thấp và FT4 thấp: Cảnh báo suy giáp thứ phát do bệnh liên quan đến tuyến yên hoặc do sự phản ứng của các bệnh không phải ở tuyến giáp.
  • Chỉ số TSH thấp và FT4 tăng: Cho thấy bệnh nhân bị cường giáp, như bệnh Graves (Basedow).
  • Chỉ số TSH tăng nhẹ nhưng FT4 vẫn bình thường: Dấu hiệu cảnh báo suy giáp không triệu chứng.

Kết quả xét nghiệm ban đầu có dấu hiệu rối loạn chức năng tuyến giáp hoặc nghi ngờ mắc bệnh tuyến giáp tự miễn, bác sĩ có thể chỉ định thêm xét nghiệm kháng thể tuyến giáp như TPOAb, TgAb và TRAb.

Chỉ số hormone tuyến giáp có thể chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố như:

  • Thời gian lấy mẫu máu trong ngày
  • Phòng xét nghiệm khác nhau
  • Mang thai
  • Tuổi tác
  • Thuốc điều trị rối loạn tuyến giáp
  • Mắc bệnh nặng
  • Ảnh hưởng của một số thực phẩm

Vì vậy, bác sĩ cần xem xét các yếu tố này khi diễn giải kết quả xét nghiệm và đưa ra chẩn đoán chính xác.

3. Nên đi xét nghiệm tuyến giáp khi nào?

Các trường hợp cần xét nghiệm chức năng tuyến giáp: (2)

  • Người có triệu chứng liên quan đến rối loạn tuyến giáp: Như mệt mỏi, suy nhược, cảm thấy lạnh hoặc nóng, trầm cảm, chán ăn.
  • Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: Hormone tuyến giáp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sản xuất sữa cho con bú.
  • Phụ nữ tiền mãn kinh hoặc đã tiền mãn kinh: Cần kiểm tra để theo dõi sự thay đổi hormone tuyến giáp trong giai đoạn này.
  • Người có tiền sử bệnh tuyến giáp hoặc gia đình có tiền sử bệnh tuyến giáp: Để phát hiện và điều trị sớm bệnh liên quan đến tuyến giáp.
  • Cảm thấy căng thẳng, lo lắng, lo âu, khó tập trung hoặc trầm cảm.
  • Thay đổi cân nặng đột ngột không rõ nguyên nhân.
  • Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt không đều.
  • Thay đổi tốc độ tim hoặc nhịp tim.
  • Cảm thấy khô mắt, khô miệng hoặc rụng tóc.
  • Người sống ở vùng đất nghèo, thiếu dinh dưỡng hoặc ô nhiễm môi trường.
  • Người có tiền sử bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư hoặc các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp.
  • Việc xét nghiệm chức năng tuyến giáp định kỳ trong những trường hợp này giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe và điều chỉnh điều trị kịp thời.
Phương pháp siêu âm chẩn đoán chính xác
Phương pháp siêu âm chẩn đoán chính xác chức năng tuyến giáp

4. Các phương pháp xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Để đánh giá chức năng của tuyến giáp, các bác sĩ hiện nay sử dụng một số phương pháp xét nghiệm hiệu quả. Các phương pháp này bao gồm:

4.1 Xét nghiệm nồng độ homrone tuyến giáp trong máu

Xét nghiệm này đo lường nồng độ hormone tuyến giáp trong máu, bao gồm các hormone như FT3 (triiodothyronine), FT4 (thyroxine), T3 (triiodothyronine), và T4 (thyroxine). Những hormone này được sản xuất bởi tuyến giáp và đóng vai trò quan trọng trong các quá trình sinh lý của cơ thể.

Xét nghiệm nồng độ hormone tuyến giáp trong máu giúp các bác sĩ đánh giá mức độ hoạt động của tuyến giáp và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuyến giáp.

4.2 Xét nghiệm TSH

TSH là một hormone được sản xuất bởi tuyến yên, và hoạt động của tuyến yên được đánh giá dựa trên nồng độ TSH trong máu. Xét nghiệm TSH là một xét nghiệm chức năng tuyến giáp thông thường nhất và được sử dụng rộng rãi trong y tế. 

Khi nồng độ hormone tuyến giáp thấp, TSH tăng lên, và ngược lại, khi nồng độ hormone tuyến giáp tăng lên, TSH giảm xuống. Xét nghiệm TSH giúp các bác sĩ đánh giá hoạt động của tuyến yên và phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe liên quan đến tuyến giáp.

4.3 Xét nghiệm T3

Xét nghiệm T3 toàn phần đo lường lượng Triiodothyronine trong máu (bao gồm cả T3 gắn kết protein và không gắn kết protein). Tuy nhiên, chỉ T3 gắn kết protein mới có khả năng vận chuyển oxy và năng lượng tới các tế bào. Xét nghiệm T3 tự do (Free T3 – FT3) chỉ đo hàm lượng T3 gắn kết với protein (T3 hoạt động), cung cấp thông tin quan trọng về hoạt động thực sự của hormone giáp trong cơ thể.

4.4 Xét nghiệm T4

Xét nghiệm T4 toàn phần đo lường tổng lượng thyroxine trong máu, phản ánh chức năng tuyến giáp. Tuy nhiên, đo lường T4 toàn phần có thể bị ảnh hưởng bởi protein máu gắn kết T4 với hồng cầu, biến T4 thành dạng không hoạt động. Trái lại, T4 tự do (Free T4 – FT4) không bị ảnh hưởng bởi protein máu, được coi là dạng hoạt hóa của thyroxine. Khi có nghi ngờ về vấn đề mới, xét nghiệm T4 thường được thực hiện cùng với xét nghiệm chỉ số TSH để đánh giá chức năng tuyến giáp toàn diện.

4.5 Xét nghiệm kháng thể Thyroid Peroxidase (TPOAb)

Kháng thể TPOAb là loại kháng thể do cơ thể sản xuất, vô tình tấn công và phá hủy các mô tuyến giáp khỏe mạnh. Sự xuất hiện của TPOAb thường chứng tỏ bệnh nhân mắc bệnh tự miễn tuyến giáp như viêm giáp Hashimoto hoặc bệnh Graves. Trong khi đó, TSI (Thyroid-Stimulating Immunoglobulin) là kháng thể kích thích tuyến giáp, tăng cường hoạt động và sản xuất hormone giáp, thường gặp trong bệnh Basedow.

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp có cần nhịn ăn không?
Xét nghiệm chức năng tuyến giáp có cần nhịn ăn không?

4.6 Xét nghiệm Thyroglobulin (Tg)

Tg là một protein được sản xuất bởi tuyến giáp. Sự hiện diện của Tg trong máu thường cho thấy mô tuyến giáp vẫn còn sau khi phẫu thuật cắt giáp hoặc xạ trị. Xét nghiệm Tg đặc biệt hữu ích trong theo dõi bệnh nhân ung thư tuyến giáp để phát hiện tế bào ung thư còn sản xuất Tg sau điều trị, đánh giá kết quả điều trị và dự đoán khả năng tái phát ung thư.

4.7 Xét nghiệm kháng thể Thyroglobulin (TgAb)

TgAb là kháng thể do cơ thể sản xuất, phản ứng với sự hiện diện của Thyroglobulin. Sự tăng sản xuất TgAb có thể là dấu hiệu của bất thường trong hệ thống miễn dịch và có thể đề xuất sự phòng vệ của cơ thể trước sự tiến triển của bệnh lý tuyến giáp. Việc đo lường TgAb có thể hỗ trợ trong chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý tuyến giáp tự miễn và ung thư tuyến giáp.

4.8 Xét nghiệm chức năng tuyến giáp bằng phương pháp chụp CT

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp bằng phương pháp chụp CT sử dụng máy chụp cắt lớp vi tính để tạo ra hình ảnh chi tiết của tuyến giáp. Bác sĩ có thể dựa vào hình ảnh này để đánh giá hình thái và cấu trúc của tuyến giáp, cũng như phát hiện bất thường về cấu trúc của tuyến giáp.

4.9 Xét nghiệm chức năng tuyến giáp bằng siêu âm

Phương pháp siêu âm này sử dụng sóng siêu âm để tạo ra hình ảnh về kích thước, hình dạng và cấu trúc của tuyến giáp. Xét nghiệm siêu âm tuyến giáp thường được sử dụng để phát hiện các vấn đề như bướu giáp hay ung thư tuyến giáp. Siêu âm tuyến giáp cũng có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị tuyến giáp và phát hiện các vấn đề về cấu trúc của tuyến giáp.

4.10 Xét nghiệm miễn dịch

Phương pháp xét nghiệm miễn dịch đo lường khả năng phản ứng miễn dịch của cơ thể với các kháng thể liên quan đến hormone tuyến giáp. Bằng cách đo lường phản ứng miễn dịch này, phương pháp miễn dịch giúp xác định xem cơ thể có phản ứng miễn dịch với hormone tuyến giáp hay không. Xét nghiệm miễn dịch tuyến giáp được sử dụng để phát hiện các vấn đề về chức năng tuyến giáp và đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị tuyến giáp.

Xem thêm: Xét nghiệm miễn dịch là gì? Vai trò của xét nghiệm miễn dịch trong chẩn đoán và điều trị bệnh

5. Địa chỉ xét nghiệm chức năng tuyến giáp uy tín tại Hà Nội

Nếu người bệnh có những biểu hiện như:

  • Sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân
  • Đổ mồ hôi
  • Nhịp tim nhanh
  • Mệt mỏi
  • Kích ứng mắt
  • Thường xuyên đi tiêu hoặc tiêu chảy
  • Các triệu chứng liên quan đến cường giáp

Người bệnh nên đến khám tại các bệnh viện lớn để được chẩn đoán và thực hiện các xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát là một địa chỉ uy tín cung cấp gói khám nội tiết, xét nghiệm đánh giá chức năng tuyến giáp và điều trị các bệnh lý tuyến giáp một cách tích cực, hiệu quả.

Trung tâm điều trị tuyến giáp của bệnh viện quy tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng, luôn hết lòng vì sức khỏe của bệnh nhân. Bệnh viện cũng được trang bị hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, cơ sở vật chất tiện nghi, hỗ trợ tối đa cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh. Với đội ngũ chuyên gia uy tín và cơ sở vật chất hiện đại, Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát là địa chỉ tin cậy để người bệnh thực hiện các xét nghiệm và điều trị các vấn đề liên quan đến tuyến giáp.

Ảnh Gif - Đặt lịch khám bác sĩ Bông

  1. Diagnosis – Underactive thyroid (hypothyroidism). Nhs. https://www.nhs.uk/conditions/underactive-thyroid-hypothyroidism/diagnosis/#:~:text=Thyroid%20function%20test,free%22%20T4%20(FT4)
  2. Medically Reviewed, Last reviewed on 05/30/2023. Thyroid Tests. Clevelandclinic. https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/17556-thyroid-blood-tests

Theo dõi Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát trên 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT

Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Email: cskh@benhvienhongphat.vn

Website: https://benhvienhongphat.vn

Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat

Facebook: Bệnh viện Hồng Phát

Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat

Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat

Hotline (24/24h): (024) 3942 9999

Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍHoặc gọi 0869 775 115 - 096 227 9115 để được hỗ trợ trực tiếp



    Bs Lê Thanh Hải

    Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát

    *Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999