Xét nghiệm miễn dịch là gì? Vai trò của xét nghiệm miễn dịch trong chẩn đoán và điều trị bệnh

GS.TS.BS Thái Hồng Quang


Tư vấn chuyên môn Bài Viết

GS. TS. BS THÁI HỒNG QUANG

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠ
 

Xét nghiệm miễn dịch là một trong những xét nghiệm cần phải làm trong quá trình khám bệnh. Việc thực hiện xét nghiệm miễn dịch sẽ giúp đánh giá chính xác về tình trạng sức khỏe.

Xét nghiệm miễn dịch là gì? Tầm quan trọng của xét nghiệm miễn dịch
Xét nghiệm miễn dịch là gì? Tầm quan trọng của xét nghiệm miễn dịch

1. Xét nghiệm miễn dịch là gì?

Xét nghiệm miễn dịch là xét nghiệm sử dụng để phát hiện sự hiện diện một số chất hoặc tác nhân gây bệnh trong cơ thể hoặc nồng độ của một hóa chất cụ thể như: hormone, phản ứng kháng thể – kháng nguyên… (1)

Khi cơ thể bị nhiễm các tác nhân gây bệnh, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể tương ứng chống lại các kháng nguyên. Xét nghiệm dựa vào tình trạng miễn dịch của cơ thể để tìm ra căn nguyên như: virus, vi khuẩn, sắc tố hemoglobin trong máu, hormone… Từ kết quả xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán được các bệnh lý.

Xét nghiệm miễn dịch được sử dụng khi cần định lượng nồng độ chưa xác định của chất phân tích trong mẫu. Các xét nghiệm miễn dịch sử dụng để sàng lọc nhằm định lượng việc sản xuất hoặc ức chế các kháng nguyên liên quan đến mục tiêu bệnh. (2)

Tham khảo: Xét nghiệm sinh hóa được chỉ định khi nào? Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm sinh hóa

2. Một số xét nghiệm miễn dịch phổ biến

Có nhiều cách phân loại xét nghiệm miễn dịch, dưới đây là một số xét nghiệm miễn dịch phổ biến.

2.1 Xét nghiệm tầm soát ung thư tiêu hóa

Đây là phương pháp nhằm phát hiện sớm bệnh, từ đó có những phương pháp điều trị kịp thời giúp người bệnh có cơ hội điều trị hiệu quả, kéo dài sự sống. 

Xét nghiệm sắc tố hemoglobin có trong máu nhằm báo hiệu có máu trong phân. Tình trạng máu trong phân có thể do nhiều nguyên nhân như: polyp, bệnh trĩ, ung thư ruột… 

Những đối tượng sau nên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư đường tiêu hóa:

  • Người có tiền sử gia đình mắc ung thư: ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, ung thư thực quản…
  • Người thường xuyên sử dụng rượu bia, đồ ăn nóng, ăn uống không khoa học…
  • Người bị polyp, viêm loét dạ dày, có vi khuẩn HP, viêm loét đại tràng…
Các xét nghiệm miễn dịch thường gặp
Các xét nghiệm miễn dịch thường gặp

2.2 Xét nghiệm dị ứng

Dị ứng là một phản ứng của hệ miễn dịch trước những tác nhân từ môi trường, biểu hiện ở các triệu chứng như chảy nước mắt, hắt hơi, nổi mẩn đỏ,…

Dị ứng có thể do qua hô hấp (khói bụi, phấn hoa…), qua đường tiêu hóa (đậu phộng, hải sản,…), tiếp xúc qua da(ngứa ngay, phát ban…). Căn cứ vào nguyên nhân gây ra dị ứng để làm xét nghiệm máu, xét nghiệm da…

2.3 Xét nghiệm hormone thai kỳ HCG

Xét nghiệm hormone thai kỳ hay thử thai giúp phát hiện hormone thai kỳ HCG có trong nước tiểu. Các kháng thể trong que thử thai có phản ứng gắn kết với kháng nguyên beta HCG sẽ làm đổi màu vạch thứ 1, những kháng thể còn lại không gắn được với HCG sẽ làm đổi màu vạch thứ 2. Khi que thử thai hiện 2 vạch nghĩa là bạn đang có thai. 

2.4 Xét nghiệm tác nhân gây nhiễm khuẩn

Xét nghiệm miễn dịch được sử dụng để phát hiện các tác nhân gây như virus HPV, HIV, viên gan C, viêm amidan,… Việc tìm ra loại vi khuẩn gây bệnh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị.

Ngoài ra, ở phụ nữ mang thai, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm miễn dịch nhằm phát hiện có nhiễm kí sinh trùng Toxoplasma Gondii hay không.

2.5 Xét nghiệm chẩn đoán nhồi máu cơ tim

Người bệnh nhồi máu cơ tim, một số protein đặc hiệu sẽ tăng lên, xét nghiệm miễn dịch sẽ được thực hiện để phát hiện các loại protein đó. 

2.6 Xét nghiệm nước tiểu

Người bệnh tiểu đường, tổn thương thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, trong nước tiểu sẽ có mặt của tế bào viêm, máu, protein, đường. Xét nghiệm miễn dịch nhằm xác định những dấu hiệu trên, giúp chẩn đoán chính xác.

2.7 Xét nghiệm phát hiện các loại chất kích thích

Xét nghiệm miễn dịch có thể xác định người có sử dụng các chất kích thích như: cần sa, morphin, thuốc lắc, ma túy tổng hợp gây ảnh hưởng đến thần kinh hay không?

Những điều bạn cần viết về xét nghiệm miễn dịch
Những điều bạn cần viết về xét nghiệm miễn dịch

3. Xét nghiệm miễn dịch cần lưu ý những gì?

Xét nghiệm miễn dịch là phương pháp chẩn đoán bệnh, trước khi thực hiện xét nghiệm miễn dịch cần lưu ý:

  • Nhịn ăn qua đêm hoặc nhịn ăn vài giờ trước xét nghiệm, tăng hoặc giảm số lượng nước uống trong 10-12 giờ trước xét nghiệm tùy theo từng xét nghiệm để xét nghiệm có hiệu quả tốt nhất.
  • Trước khi xét nghiệm nên nói rõ về bệnh sử, thói quen, chất kích thích mà bạn sử dụng.
  • Báo cho bác sĩ về những loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng mà bạn đang dùng để đảm bảo kết quả chẩn đoán bệnh của bạn chính xác nhất.

4. Các ứng dụng của xét nghiệm miễn dịch

Xét nghiệm miễn dịch dễ thực hiện và được sử dụng rộng rãi. Xét nghiệm miễn dịch không chỉ giúp chẩn đoán ung thư, mang thai, theo dõi điều trị,..mà còn được dùng đánh giá các vấn đề phát hiện chất độc, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm,….

4.1 Phân tích dược phẩm sinh học

Dược phẩm sinh học là thuốc được chiết suất, tổng hợp hoặc sản xuất từ nguồn sinh học. Xét nghiệm miễn dịch được sử dụng trong nghiên cứu phát triển sản phẩm: vắc xin, liệu phát gen và tế bào.

4.2 Kiểm nghiệm thực phẩm

Xét nghiệm miễn dịch nhằm phát hiện các chất gây dị ứng, ô nhiễm trong quá trình sản xuất và phát triển thực phẩm. Xét nghiệm này có thể giúp phát hiện các hóa chất độc hại, gluten, các kim loại nặng hoặc mầm bệnh như E.coli.

4.3 Kiểm soát môi trường

Xét nghiệm miễn dịch hiện nay còn được sử dụng để phát hiện các chất gây ô nhiễm, các hợp chất độc hại trong mặt nước, nước ngầm, kiểm ra một số loại thuốc bảo vệ thực vật,…

5. Tầm quan trọng của xét nghiệm miễn dịch trong chẩn đoán và điều trị

Xét nghiệm miễn dịch giúp phát hiện tác nhân gây bệnh, những bất thường của hệ miễn dịch, nhằm lực chọn phương pháp điều trị phù hợp. Xét nghiệm miễn dịch có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh.

5.1 Chẩn đoán bệnh liên quan đến hệ miễn dịch

Xét nghiệm miễn dịch giúp phát hiện sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh bằng các phát hiện sự có mặt của các kháng nguyên và kháng thể trong máu, mô hoặc tế bào, nước tiết. Căn cứ vào xét nghiệm miễn dịch có thể xác định nguồn gốc bệnh lý, mức độ nhiễm trùng, loại virus, vi khuẩn gây bệnh, độ nhảy của cơ thể với các chất gây dị ứng. Chẳng hạn, xét nghiệm có thể giúp chẩn đoán sốt rét, lao, sởi, bạch cầu, hen xuyễn, viêm khớp dạng thấp, ung thư, sởi, lupus ban đỏ,…

Bên cạnh đó, xét nghiệm miễn dịch còn giúp phát hiện những bất thường của hệ miễn dịch: quá mẫn dịch, tự miễn dịch, suy miễn dịch,… Suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch không hoạt động để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh.

Xét nghiệm miễn dịch cũng có thể giúp đo lường số lượng và hoạt tính tế bào bạch cầu (tế bào T, tế bào NK, tế bào B…), các kháng thể tổng hợp (IgM, IgA, IgE,…) và các kháng thể tự miễn (anti-CCP, anti-dsDNA,…) để xác định chính xác tình trạng của hệ miễn dịch trong cơ thể.

Ngoài ra, xét nghiệm miễn dịch còn giúp theo dõi hiệu quả điều trị, kiểm tra các chỉ số sau khi áp dụng phương pháp điều trị như sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc homrome, vắc xin, thuốc ức chế miễn dịch,… Nhờ có bác sĩ có thể biết được hiệu quả của quá trình điều trị có cải thiện được tình trạng bệnh hay không.

Xét nghiệm miễn dịch còn có thể giúp phát hiện các biến chứng như: viêm nhiễm, xuất huyết, suy gan,… để có biện pháp can thiệp sớm.

Xét nghiệm miễn dịch có vai trò gì?
Xét nghiệm miễn dịch có vai trò gì?

5.2 Lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh

Xét nghiệm miễn dịch giúp xác định mức độ nhảy cảm hoặc kháng cự của các tác nhân gây bệnh đối với các loại thuốc kháng sinh, kháng nấm, kháng virus,.. Xét nghiệm miễn dịch có thể đánh giá sự ức chế hoặc sinh trưởng của các tác nhân gây bệnh sau khi nuôi cấy các mẫu vi khuẩn hoặc virus lấy từ người bệnh. Từ đó, có thể lựa chọn loại thuốc hiệu quả cho người bệnh viêm phổi, viêm xoang, viêm niệu đạo,… tránh gây những tác dụng kháng thuốc không mong muốn.

Xét nghiệm miễn dịch cũng giúp xác định mức độ hiệu quả các các loại thuốc ức chế, vắc xin, thuốc sinh học thông qua kiểm tra sự biến đổi của các chỉ số miễn dịch trước và sau khi sử dụng. Sử ảnh hưởng của thuốc đến hệ miễn dịch, khả năng ngăn ngừa bệnh cũng sẽ được đánh giá thông qua xét nghiệm miễn dịch. Từ đó, người bệnh có thể lựa chọn loại thuốc phù hợp, tránh tác dụng phụ gây ra.

Không chỉ vậy, xét nghiệm miễn dịch còn giúp đánh giá khả năng tương thích của ghép nội tạng, mô, tế bào cho người ghép tim, tủy xương, da, giác mặc, thận. Thông qua các chỉ số miễn dịch của người cho và người nhận, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ khớp nhau cũng như khả năng bị từ chối hay phản ứng sau khi ghép. Từ đó, có thể lựa chọn được biện pháp điều trị hiệu quả nhất.

Xem thêm: Tế bào gốc và ứng dụng tế bào gốc trong y học

6. Địa chỉ xét nghiệm miễn dịch uy tín

Xét nghiệm miễn dịch được sử dụng rộng rãi nhờ nhiều ưu điểm như:

  • Không tốn kém
  • Chính xác
  • Có khả năng phát hiện mức độ thấp của phân tử
  • Có thể sử dụng cho nhiều loại hợp chất và ứng dụng

Xét nghiệm miễn dịch có vai trò quan trọng nhằm thăm dò chức năng hệ miễn dịch. Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác và an toàn, người bệnh cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ trước khi thực hiện xét nghiệm. Lựa chọn địa chỉ xét nghiệm uy tín để có kết quả xét nghiệm chính xác nhất.

Xét nghiệm miễn dịch đóng một vai trò quan trọng trong việc đánh giá, chẩn đoán bệnh. Tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát, chúng tôi cam kết này đảm bảo định lượng kỹ lưỡng trên các nền mẫu, tăng cường độ an toàn cho người bệnh

Đội ngũ bác sĩ và kỹ thuật viên với nhiều năm kinh nghiệm và khả năng kiểm soát toàn diện đối với nguyên liệu thô nội bộ, đổi mới kỹ thuật trong các nền tảng dựa trên ELISA thế hệ tiếp theo nhằm cung cấp dịch vụ xét nghiệm miễn dịch mạnh mẽ và chính xác. Kiểm soát xét nghiệm miễn dịch nghiêm ngặt, tài liệu đầy đủ và kiểm soát thay đổi chất lỏng kết hợp với nhau để mang lại kết quả mà bạn có thể tin cậy. Hãy đến Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát nếu bạn đang có nhu cầu xét nghiệm miễn dịch.

  1. Immunoassays: A Guide. Technologynetworks. https://www.technologynetworks.com/diagnostics/articles/immunoassays-a-guide-338790
  2. Immunoassay Methods. Ncbi. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK92434

Theo dõi Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát trên 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT

Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Email: cskh@benhvienhongphat.vn

Website: https://benhvienhongphat.vn

Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat

Facebook: Bệnh viện Hồng Phát

Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat

Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat

Hotline (24/24h): (024)3942 9999

Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍHoặc gọi 0869 775 115 - 096 227 9115 để được hỗ trợ trực tiếp



    Bs Lê Thanh Hải

    Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát

    *Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999