Thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài có thể làm gia tăng tình trạng chảy máu cam ở trẻ. Khi đó ba mẹ cần làm gì? Theo dõi bài chia sẻ dưới đây để dễ dàng bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ trong mùa hè này.
1. Tại sao trẻ bị chảy máu cam mùa nắng nóng?
Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến cơ thể tăng nhiệt, gây mất nước, ảnh hưởng đến niêm mạc vùng mũi. Mùa hè nóng bức, hanh khô sử dụng điều hòa, máy lạnh trong thời gian dài cũng khiến mạch máu trong mũi bị vỡ, gây chảy máu.
Đặc biệt, trẻ nhỏ thường có thói quen dụi, cào, ngoáy mũi khi có cảm giác khó chịu càng khiến cho mạch máu tại vách ngăn mũi vỡ gây chảy máu cam.
Chảy máu cam là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ từ 2 – 10 tuổi, theo thống kê của các cơ sở y tế, chảy máu cam ở trẻ em nhiều gấp hai lần so với người lớn. Đa số các trường hợp chảy máu mũi ở trẻ em sẽ tự khỏi và có thể xử trí tại nhà. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp nghiêm trọng với tần suất nhiều, khi đó ba mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị chảy máu cam?
Khi trẻ bị chảy máu cam, ba mẹ tự sơ cứu tại nhà bằng cách thực hiện theo các bước sau:
- Giữ bình tĩnh cho con vì một số bé khi thấy máu chảy có thể sợ hãi, hoảng loạn và quấy khóc.
- Cho bé đứng hoặc ngồi ở tư thế thẳng, đầu hơi nghiêng nhẹ về phía trước.
- Rửa tay sạch sẽ và bóp phần nửa dưới của mũi. Giữ chặt tay như vậy trong khoảng 10 phút. Nếu bé lớn, bạn có thể hướng dẫn bé tự làm để con được cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn.
- Sau 10 phút giữ chặt mũi thì thả tay ra: Nếu máu ngừng chảy thì cho bé nằm nghỉ (nên nằm nghiêng để tránh máu còn trong mũi và chảy xuống họng). Nếu máu không ngừng chảy cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.
- Chú ý: Ba mẹ tuyệt đối không cho bé nuốt máu vì có thể khiến bé bị sặc, nôn mửa, thậm chí là ngộ độc.
3. Trường hợp nào phải đưa trẻ đến cơ sở y tế?
Cha mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám kịp thời trong các trường hợp sau:
3.1 Trẻ đang gặp phải tình trạng chảy máu cam bất thường
- Máu chảy liên tục hơn 20 phút và diễn ra nhiều lần.
- Máu không chỉ chảy từ mũi mà còn chảy ra từ miệng khi bé ho hoặc nôn mửa.
- Bé chảy máu cam, đồng thời xuất hiện cả máu trong nước tiểu, phân.
- Bé chảy máu cam kèm xuất huyết dưới da (những vết bầm tím không rõ nguyên nhân trên cơ thể).
- Bé chảy máu cam nhiều lần và nghẹt mũi kinh niên.
- Bé tái xanh, nhợt nhạt, đổ mồ hôi nhiều, không phản ứng, kém ăn, gầy yếu, hay nhức mỏi, nổi hạch, gan lách to,…
3.2 Chảy máu cam do dùng thuốc hoặc đang mắc các bệnh lý
- Chảy máu mũi khi dùng một loại thuốc mới.
- Xuất hiện máu cam khi đang dùng thuốc chống đông máu.
- Trẻ mắc bệnh toàn thân khác ảnh hưởng tới đông máu như bệnh gan, bệnh thận, bệnh hemophilia.
- Trẻ mới trải qua hóa trị liệu.
4. Cách phòng ngừa nguy cơ bị chảy máu cam ở trẻ nhỏ trong mùa nắng nóng
Nắng nóng mùa hè đang gia tăng, để ngăn ngừa tình trạng chảy máu cam ở trẻ nhỏ, ba mẹ cần chú ý:
- Yêu cầu trẻ không ngoáy mũi, day mũi, nhét vật lạ vào trong mũi.
- Cho trẻ uống đủ nước, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng, khi tập thể dục thể thao hoặc khi sinh hoạt ngoài trời.
- Không nên để trẻ ngồi quá lâu trong phòng điều hòa, nếu trẻ ngồi hoặc ngủ trong phòng điều hòa, nên sử dụng máy phun sương hoặc đặt một chậu nước nhỏ để cấp ẩm cho không khí trong phòng.
- Giữ niêm mạc mũi được ẩm bằng cách xịt hoặc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý (đặc biệt quan trọng với trẻ thường xuyên bị cảm, nghẹt mũi hoặc dị ứng mũi). Ngoài ra, ba mẹ có thể bôi một chút kem vaseline vào phần trước của vách ngăn mũi để tránh nguy cơ niêm mạc mũi bị tổn thương gây chảy máu.
- Cho trẻ ăn, uống các thực phẩm giàu vitamin C, hoa quả tươi, rau xanh,… Cần hạn chế cho trẻ ăn đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ,…
- Những ngày nắng nóng cần hạn chế cho trẻ ra ngoài trời vào các giờ nắng nóng cao điểm (từ 11 trưa đến 14 giờ chiều). Nếu cần thiết phải ra ngoài trời nên trang bị mũ, áo chống nắng đầy đủ.
- Nếu trẻ bị chảy máu cam do viêm mũi ba mẹ cần đưa trẻ đi khám và điều trị dứt điểm để tránh gặp phải các hệ lụy về sau.
Nếu ba mẹ còn băn khoăn về cách phòng ngừa và xử lý khi trẻ bị chảy máu cam mùa nắng nóng có thể liên hệ ngay Hotline 096 227 9115 để được các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát tư vấn và hỗ trợ thêm.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT
Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: cskh@benhvienhongphat.vn
Website: https://benhvienhongphat.vn
Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat
Facebook: Bệnh viện Hồng Phát
Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat
Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat
Hotline (24/24h): (024) 3942 9999
Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115
Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát
Trên 18 năm thành lập
Chuyên môn cao
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi
Nhập khẩu Châu Âu, Mỹ
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế
Chăm sóc khách hàng
chu đáo
*Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Viêm tuyến giáp Hashimoto ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát vinh dự nhận giải thưởng Top 20 Bệnh viện Xanh – Sạch – Thông minh năm 2024
Bản công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành
Polyp túi mật có nguy hiểm không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm vi sinh bao gồm những xét nghiệm nào?
Rối loạn tuyến giáp khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?
Magie là gì và tại sao cơ thể bạn cần nó?
Bạn đã biết lợi ích của men vi sinh probiotic đối với sức khỏe
U tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Acid folic là gì? Lợi ích và tác dụng phụ của Acid folic