Tư vấn chuyên môn Bài Viết
TTƯT. BSCKII TRẦN VĂN BÔNG
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát
ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠMổ tuyến giáp có nguy hiểm không là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm? Nếu bạn đang băn khoăn, lo lắng về vấn đề mổ tuyến giáp. Bạn không biết mổ tuyến giáp có nguy hiểm không, có biến chứng không hãy tham khảo bài viết dưới đây.
1. Mổ tuyến giáp là gì?
Mổ tuyến giáp là phương pháp phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp hay một phần của tuyến giáp. Mổ tuyến giáp là phương pháp điều trị chính cho bệnh ung thư tuyến giáp và là lựa chọn điều trị cho một số bệnh lý tuyến giáp (1):
- Nhân tuyến giáp: là sự phát triển của các tế bào bên trong tuyến giáp. Các nhân tuyến giáp thường lành tính, nhưng cũng có trường hợp ung thư ác tính. Đôi khi các nhân tuyến giáp sản xuất ra lượng hormone dư thừa, gây ra một số biến chứng nhất định.
- Bướu cổ: là tình trạng tuyến giáp phì đại có hoặc không có các nhân tuyến giáp. Nếu kích thước bướu cổ lớn chèn lên khí quản hoặc tuyến giáp thì khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt.
- Bệnh cường giáp: là tình trạng tuyến giáp giải phóng nhiều hormone giáp
- Ung thư tuyến giáp: bao gồm ung thư dạng nhú, dạng nang, thể tủy, anaplastic
- U lympho tuyến giáp nguyên phát
- Di căn đến tuyến giáp do ung thư ở nơi khác trong cơ thể bạn.
2. Mổ tuyến giáp có nguy hiểm không? Biến chứng sau mổ tuyến giáp
Mổ tuyến giáp có nguy hiểm không là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Cũng như bất kỳ các cuộc phẫu thuật nào, phẫu thuật tuyến giáp cũng có nguy cơ biến chứng. (2)
Một số biến chứng tiềm ẩn sau mổ tuyến giáp:
- Đôi khi sự chảy máu có thể chặn đường thở, khiến bạn cảm thấy khó thở.
- Nhiễm trùng vết mổ
- Nồng độ hormone tuyến cận giáp thấp: Tuyến cận giáp nằm phía sau tuyến giáp, đôi khi phẫu thuật làm tổn thương tuyến cận giáp. Tuyến cận giáp điều chỉnh nồng độ canxi trong máu, nếu nồng độ canxi trong máu thấp, có thể bị tê ngứa, chuột rút.
- Tổn thương dây thần kinh thanh âm khiến giọng nói khàn, yếu vĩnh viễn.
Ngoài ra mổ tuyến giáp cũng ảnh hưởng đến sinh lý của người bệnh. Tuy nhiên, nếu chỉ cắt bỏ một phần tuyến giáp bệnh nhân vẫn có khả năng hoạt động và sinh hoạt như thường. Nhưng nếu loại bỏ toàn bộ tuyến giáp, thì bạn cần sử dụng thuốc hormone để thay thế chức năng của tuyến giáp.
Xem thêm: Mổ ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không? |
3. Mổ tuyến giáp có nguy hiểm không?
3.1 Chuẩn bị trước mổ tuyến giáp
Để cuộc phẫu thuật tuyến giáp thành công, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhất định tùy vào từng trường hợp. Chẳng hạn, nếu bạn bị cường giáp, Bác sĩ khám sẽ kê đơn thuốc như iod, kali nhằm kiểm soát chức năng tuyến giáp, giảm nguy cơ chảy máu sau phẫu thuật.
Ngoài ra, để tránh biến chứng do gây mê bạn cần phải kiêng ăn uống trong một khoảng thời gian nhất định trước khi cuộc phẫu thuật diễn ra. Bác sĩ và điều dưỡng sẽ hướng dẫn bị cụ thể người bệnh trước khi làm phẫu thuật.
Chuẩn bị một tâm lý tốt là điều cần thiết trước cuộc phẫu thuật tuyến giáp. Ca phẫu thuật diễn ra thường trong khoảng 60 phút. Người bệnh gây mê toàn thân. Sau phẫu thuật, sức khỏe người bệnh khá yếu, cần sự chăm sóc, giúp đỡ của người nhà. Khoảng 3 – 5 ngày sau phẫu thuật bệnh nhân có thể trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường.
3.2 Quy trình mổ tuyến giáp
Bác sĩ phẫu thuật thường thực hiện cắt tuyến giáp bằng gây mê toàn thân. Vì thế trong quá trình mổ bạn hoàn toàn không tỉnh táo. Bác sĩ sẽ gây mê bằng cách tiêm thuốc mê vào tĩnh mạch.
Sau đó, ống thở sẽ được đặt vào khí quản, hỗ trợ bạn thở trong suốt quá trình. Đội phẫu thuật sẽ đặt màn hình gắn vòng đo huyết áp ở tay và dây dẫn gắn vào ngực để kiểm tra nhịp tim, huyết áp, nồng độ oxy trong máu trong suốt quá trình.
Sau khi bạn bất tỉnh, bác sĩ phẫu thuật tiến hành rạch một đường ở giữa cổ. Thường bác sĩ sẽ chọn mổ ở nếp gấp da cổ để đảm bảo tính thẩm mỹ khi vết mổ lành lại. Sau đó, toàn bộ phần tuyến giáp sẽ được cắt bỏ, hoặc cắt bỏ 1 phần tùy vào chỉ định của bác sỹ.
Nếu là ung thư tuyến giáp, bác sĩ có thể kiểm tra và loại bỏ hạch bạch huyết. Ở một số bệnh nhân, bác sĩ phẫu thuật sử dụng thiết bị đặc biệt để theo dõi phản ứng của dây thanh quản khi thực hiện mổ. Phẫu thuật mất ít hay nhiều thời gian tùy vào mức độ tình trạng bệnh.
Ngoài ra, phương pháp nội soi cũng được áp dụng giúp vết mổ nhỏ hơn. Thông qua vết mổ, bác sĩ sẽ đưa máy quay video nhỏ vào quan sát và tiến hành mổ.
3.3 Quá trình sau phẫu thuật
Sau khi bác sĩ phẫu thuật hoàn thành loại bỏ khối u, vết thương được khâu lại. Bạn sẽ được đưa đến phòng hồi sức, các bác sĩ, điều dưỡng sẽ theo dõi quá trình hồi phục của bạn trong vòng 24 giờ. Một số người bệnh cần phải đặt ống dẫn lưu dưới cổ, thường sau 1 ngày có thể tháo ống dẫn lưu khỏi cổ.
Sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, người bệnh có thể cảm thấy đau cổ, giọng yếu. Nhưng đây là những triệu chứng bình thường sau phẫu thuật. Sau một thời gian triệu chứng sẽ suy giảm. Chúng có thể là do kích thích từ ống thở được đưa vào khí quản trong khi phẫu thuật hoặc do kích thích dây thần kinh do thủ thuật gây ra. Trong một số trường hợp, dây thanh âm tổn thương khiến giọng yếu, khàn giọng.
Người bệnh hoàn toàn có thể ăn uống bình thường sau khi phẫu thuật. Tùy vào tình trạng sức khỏe, người bệnh sẽ phải nằm viện ít hay dài ngày. Khi về nhà, người bệnh hoàn toàn có thể sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên ít nhất 10 ngày đến 2 tuần, người bệnh không nên thực hiện bất kỳ các hoạt động nặng chẳng hạn như mang vác vật nặng hay các môn thể thao tác động mạnh.
Vết sẹo phẫu thuật sau một năm sẽ mờ dần đi. Các bác sĩ khuyên rằng người bệnh nên sử dụng kem chống nắng để làm mờ sẹo và tránh ảnh hưởng của tia UV đến vùng da sau mổ.
4. Cắt bỏ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không?
Tùy vào lượng tuyến giáp bị cắt mà thời gian phục hồi sẽ khác nhau. Nếu chỉ cắt bỏ 1 phần tuyến giáp, phần còn lại sẽ phải đảm nhiệm chức năng của toàn bộ tuyến giáp. Vì vậy, bạn có thể không cần điều trị bằng hormone tuyến giáp.
Nếu tuyến giáp của bạn phải cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, tuyến giáp không thể tạo ra hormone bạn sẽ phải sử dụng thuốc điều trị suốt đời. Nếu không sử dụng thuốc, bạn có thể sẽ gặp các triệu chứng như mệt mỏi, khô da, tăng cân. Uống một viên thuốc có chứa hormone tuyến giáp tổng hợp levothyroxine để cân bằng hormone tuyến giáp.
Sự thay thế này sẽ tiết ra hormone và đảm nhận chức năng giống tuyến giáp bình thường. Lượng hormone thay thế cần được xác định qua xét nghiệm máu và chỉ định của bác sĩ.
Sau mổ tuyến giáp bệnh nhân sẽ không phải chịu những triệu chứng do bệnh lý tuyến giáp gây ra:
- Sưng vết mổ
- Chảy máu tại vết mổ
- Đỏ hoặc ấm tại chỗ vết mổ
- Sốt cao
- Tê hoặc ngứa ran ở mặt, tay, môi
Chị H.T chia sẻ, sau hơn 1 năm phẫu thuật, nghe theo lời dặn dò của Bác sĩ Trần Văn Bông về chế độ ăn uống và tập luyện, chị đã khỏe hơn rất nhiều. Những triệu chứng trước kia không còn, vết sẹo phẫu thuật cũng rất đẹp và hầu như không thể nhìn rõ.
Hay như chị N.T.P (32 tuổi, Hà Nội) được chẩn đoán mắc carcinoma tuyến giáp thể nhú và chỉ sau chưa đầy 24h phẫu thuật cắt thùy phải, lấy hạch trung tâm tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát, chị đã có thể nói chuyện bình thường mà không cảm thấy đau nhức hay vướng nghẹn. Sau 3 ngày điều trị hậu phẫu, chị P đã có thể quay lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.
5. Tỷ lệ sống sau 5 năm mổ tuyến giáp
Nếu bạn đang gặp những vấn đề dưới đây, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ tuyến giáp.
- Khối u ( tăng trưởng) trên tuyến giáp có thể là ung thư tuyến giáp.
- Được bác sĩ chẩn đoán ung thư tuyến giáp
- Khối u hoặc bướu cổ lớn chèn ép vùng xung quanh cổ
- Có nốt nhân hoặc bướu cổ tiết ra quá nhiều hormone tuyến giáp dẫn đến cường giáp
Cơ sở dữ liệu từ Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI) duy trì cung cấp số liệu cho thấy tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư sau 5 năm, dựa theo mức độ di căn của bệnh ung thư và loại ung thư.
Tỷ lệ sống của ung thư thể nhú sau 5 năm:
- Giai đoạn khu trú: 100%
- Giai đoạn khu vực: 99%
- Giai đoạn xa: 75%
- Tất cả các giai đoạn kết hợp: Gần 100%
Tỷ lệ sống của ung thư tuyến giáp thể nang sau 5 năm:
- Giai đoạn khu trú: Gần 100%
- Giai đoạn khu vực: 98%
- Giai đoạn xa: 63%
- Tất cả các giai đoạn: 98%
Tỷ lệ sống của ung thư tuyến giáp thể tủy sau 5 năm:
- Giai đoạn khu trú: Gần 100%
- Giai đoạn khu vực: 90%
- Giai đoạn xa: 40%
- Tất cả các giai đoạn kết hợp: 89%
Tỷ lệ sống của ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa sau 5 năm:
- Giai đoạn khu trú: 34%
- Giai đoạn khu vực: 9%
- Giai đoạn xa: 4%
- Tất cả các giai đoạn kết hợp: 7%
Xem thêm: Những dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở nữ |
Việc chẩn đoán, và phát hiện sớm bệnh lý tuyến giáp giúp bạn giảm nổi lo mổ tuyến giáp có nguy hiểm không? Bệnh lý tuyến giáp thường không có triệu chứng ban đầu nên nhiều người chủ quan, hoặc nhầm lẫn với các triệu chứng khác. Chính vì thế việc thăm khám định kỳ là vô cùng quan trọng.
Tuy nhiên nếu bạn phát hiện muộn và được chẩn đoán mổ tuyến giáp cũng không cần quá lo lắng. Lựa chọn địa chỉ mổ tuyến giáp uy tín giúp bạn đạt hiệu quả điều trị cao.
Người bệnh hoàn toàn an tâm phẫu thuật tuyến giáp tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát:
- Trực tiếp thăm khám và phẫu thuật bởi TTƯT. BSCKII Trần Văn Bông – Nguyên Phó Trưởng khoa Phẫu thuật tuyến giáp tại Bệnh viện Nội tiết TW.
- Hệ thống phòng mổ hiện đại đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn vô trùng và an toàn
- Trang thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ các nước Châu Âu.
- Phòng nghỉ nội trú tiện nghi
- Đội ngũ CSKH chu đáo, tận tâm, nhiệt tình
Việc trải qua phẫu thuật rất căng thẳng, phẫu thuật tuyến giáp thông thường nói chung là an toàn nếu được thực hiện bởi bác sĩ có trình độ và chuyên môn cao. Nếu bạn còn đang thắc mắc mổ tuyến giáp có nguy hiểm không hay gọi số 📲Hotline: 0869 775 115 để được tư vấn.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT
Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: cskh@benhvienhongphat.vn
Website: https://benhvienhongphat.vn
Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat
Facebook: Bệnh viện Hồng Phát
Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat
Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat
Hotline (24/24h): (024) 3942 9999
Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115
Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát
Trên 18 năm thành lập
Chuyên môn cao
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi
Nhập khẩu Châu Âu, Mỹ
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế
Chăm sóc khách hàng
chu đáo
*Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
KỶ NIỆM 34 NĂM NGÀY ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM (26/10/1990 – 26/10/2024)
Viêm tuyến giáp Hashimoto ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát vinh dự nhận giải thưởng Top 20 Bệnh viện Xanh – Sạch – Thông minh năm 2024
Bản công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành
Polyp túi mật có nguy hiểm không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm vi sinh bao gồm những xét nghiệm nào?
Rối loạn tuyến giáp khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?
Magie là gì và tại sao cơ thể bạn cần nó?
Bạn đã biết lợi ích của men vi sinh probiotic đối với sức khỏe
U tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không?