Điểm mặt 5 bệnh cơ xương khớp thường gặp

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, Việt Nam là 1 trong số quốc gia có tỷ lệ người dân mắc bệnh xương khớp cao nhất thế giới. Thực tế cho thấy, con số này đang ngày một gia tăng và dần trẻ hóa về độ tuổi, gây ra ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Điểm mặt 5 bệnh cơ xương khớp thường gặp
Điểm mặt 5 bệnh cơ xương khớp thường gặp

1. 5 bệnh cơ xương khớp thường gặp

1.1 Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp là một trong số bệnh lý cơ xương khớp thường gặp, do sự tổn thương ở phần sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp.

Thoái hóa khớp gối có tiến triển khá chậm, các biểu hiện đặc trưng là các cơn đau âm ỉ tiếp nối giữa hai đầu xương, hiện tượng cứng khớp khi mới thức dậy hoặc đứng, ngồi quá lâu, hoặc sưng ở một hoặc nhiều khớp, phát ra tiếng ở khớp gối khi co duỗi chân và gây khó khăn trong việc vận động.

Thoái hóa khớp gối thường gặp ở nữ giới, nguyên nhân có thể do: chấn thương, yếu tố di truyền, yếu tố nội tiết, các bất thường trục khớp gối bẩm sinh: khớp gối quay vào trong (hoặc ngoài), khớp gối quá duỗi, hoặc tổn thương do viêm khác tại khớp gối như: viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, lao khớp,…

Thoái hóa khớp gối là bệnh cơ xương khớp phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng
Thoái hóa khớp gối là bệnh cơ xương khớp phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng

1.2 Đau lưng thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm

Cột sống được cấu tạo bởi các đốt sống và đĩa đệm xếp chồng lên nhau, là thành phần chịu tải trọng của cơ thể và các hoạt động liên quan nên nguy cơ bị tổn thương khá cao. Hiện tượng thoái hóa hệ thống xương đĩa đệm cột sống, lâu ngày sẽ dẫn đến thoát vị đĩa đệm gây chèn ép dây thần kinh, sinh ra các cơn đau nhức kéo dài, làm hạn chế khả năng vận động  của người bệnh.

1.3 Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn điển hình, diễn biến mạn tính với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau.

Bệnh có diễn biến phức tạp và gây ra những hậu quả nặng nề nên cần phải được điều trị tích cực ngay từ giai đoạn đầu bằng các biện pháp điều trị hữu hiệu để làm ngừng hay làm chậm tiến triển của bệnh. Việc thăm khám và điều trị sớm sẽ làm hạn chế nguy cơ tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

1.4 Bệnh Gout

Bệnh gout là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, có lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các mô, gây ra do tăng acid uric trong máu. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin, thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa.

Bệnh gout thường gặp ở nam giới, độ tuổi từ 30-60 và yếu tố tác động chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng có chứa nhiều purin: gan, thận, tôm, cua,… Ngoài ra, các trường hợp béo phì, uống nhiều bia rượu, mắc bệnh huyết áp cao, hay yếu tố di truyền cũng có thể dẫn tới bệnh gout.

Xem thêm: Bệnh gút là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

1.5 Loãng xương

Loãng xương (Osteoporosis) là tình trạng rối loạn chuyển hoá của xương, dẫn đến tổn thương độ chắc của xương và tăng nguy cơ gãy xương. Bệnh thường gặp ở người già và đối tượng sau mãn kinh.

Ngoài ra phần nhỏ sẽ do các yếu tố tiền sử gia đình có người bị loãng xương, có thói quen sử dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… ít hoạt động thể dục thể thao hoặc do sử dụng thuốc chữa bệnh trong thời gian dài.

Loãng xương là bệnh diễn biến âm thầm không có triệu chứng lâm sàng đặc trưng và chỉ xuất hiện khi đã có biến chứng như: đau xương, đau lưng cấp và mạn tính, biến dạng cột sống: gù, vẹo cột sống, gãy xương và các biểu hiện: đau ngực, khó thở,…

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là việc làm quan trọng để theo dõi và bảo vệ hệ thống xương khớp
Kiểm tra sức khỏe định kỳ là việc làm quan trọng để theo dõi và bảo vệ hệ thống xương khớp

2. Phòng tránh các bệnh cơ xương khớp

Điều trị cơ xương khớp là một quá trình lâu dài và khó khăn. Vì thế, việc bảo vệ và phòng tránh bệnh rất quan trọng, nhất là trong thời điểm mùa đông lạnh giá.

  • Chế độ dinh dưỡng: bổ sung canxi bằng các loại thịt từ cá, tôm, hải sản,… sữa, các loại hạt: hạnh nhân, đậu phộng và thực phẩm rau quả xanh như: súp lơ, rau cải, đu đủ, dâu tây,… để bảo vệ xương vững chắc.
  • Chế độ vận động: nguy cơ mắc bệnh xương khớp thường do lười vận động hoặc vận động quá sức. Do đó, hàng ngày chúng ta nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng như: đi bộ, tập yoga và một số môn thể thao.
  • Chế độ sinh hoạt, làm việc: nên thay đổi tư thế liên tục, không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, hạn chế làm việc quá tải, quá sức và dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
  • Kiểm soát cân nặng: béo phì, thừa cân là nguyên nhân gây tổn thương đến các khớp và nhiều bệnh lý khác, vậy nên chúng ta cần ý thức được việc điều chỉnh cân nặng bằng việc có chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Ngoài ra, khi cơ thể xuất hiện những cơn đau ở xương khớp, kéo dài từ 3-5 ngày không có dấu hiệu thuyên giảm thì người bệnh cần thực hiện thăm khám và điều trị nhanh chóng, kịp thời, tránh để bệnh chuyển sang mạn tính, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Theo dõi Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát trên 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT

Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Email: cskh@benhvienhongphat.vn

Website: https://benhvienhongphat.vn

Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat

Facebook: Bệnh viện Hồng Phát

Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat

Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat

Hotline (24/24h): (024) 3942 9999

Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍHoặc gọi 0869 775 115 - 096 227 9115 để được hỗ trợ trực tiếp



    Bs Lê Thanh Hải

    Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát

    *Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999