Cảnh báo nguy cơ đột quỵ do nhiệt trong mùa hè

Đột quỵ là một trong các vấn đề nguy cấp và nặng nhất dễ gặp phải trong thời tiết nắng nóng gay gắt. Làm sao để phòng ngừa đột quỵ cũng như xử lý đúng cách khi gặp triệu chứng đột quỵ do nóng gây ra? Theo dõi ngay bài chia sẻ kiến thức của Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ do nhiệt trong mùa hè
Cảnh báo nguy cơ đột quỵ do nhiệt trong mùa hè

1. Tại sao nhiệt độ cao lại gây tình trạng đột quỵ?

Theo Bác sĩ CKII Nguyễn Viết Hậu – Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM): Nhiệt độ cơ thể chúng ta thích nghi nhất là khoảng 25ºC. Trong khoảng từ 20 – 30ºC, cơ thể điều chỉnh thích nghi tốt là nhờ có hệ thống điều hòa thân nhiệt có trung tâm nằm ở vùng dưới đồi thị hoạt động cùng với các bộ phận khác (da, các tuyến mồ hôi và các mạch máu) làm nóng và làm lạnh cơ thể.

Trung tâm này có chức năng giúp chúng ta thích nghi được với bất kỳ nhiệt độ nào. Tuy nhiên, đến một ngưỡng nhiệt độ lạnh quá hay nóng quá thì cơ thể không thể điều chỉnh kịp do vượt quá khả năng hoạt động của trung tâm.

Bác sĩ cũng cho biết: “Đột quỵ do nhiệt là hình thái nặng nhất của các tai biến do nhiệt, xảy ra khi thân nhiệt lên tới 40ºC hay cao hơn. Hậu quả thường là do ở lâu hay tập thể lực căng thẳng ở nơi có nhiệt độ cao, khiến cơ thể bị mất muối và nước kéo dài đi kèm với hoạt động quá tải của trung tâm điều hòa thân nhiệt nêu trên”.

Nắng nóng khiến nhiệt độ cơ thể tăng, bài tiết nhiều mồ hôi từ đó gây mất nước. Nếu người bệnh không bổ sung nước kịp thời sẽ khiến máu dễ bị kết dính và lưu thông kém. Hậu quả làm tăng huyết áp, dễ hình thành cục máu đông và gây tắc nghẽn mạch máu từ đó dẫn đến đột quỵ.

Thống kê tại các cơ sở y tế vào mùa hè ghi nhận số lượng người bệnh nhập viện cấp cứu tăng cao gấp 3 lần so với các thời điểm còn lại. Trong đó có rất nhiều trường hợp bị sốc nhiệt hoặc đột quỵ do nhiệt độ.

2. Đối tượng dễ gặp phải đột quỵ trong mùa nắng nóng

Các trường hợp dễ bị đột quỵ bao gồm:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 4 tuổi.
  • Người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên.
  • Người đang mắc bệnh mãn tính như bệnh tim, phổi, thận, tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa, bệnh tâm thần,… 
  • Những người có lối sống không lành mạnh như: Hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia, người không uống đủ nước,…

Trong đó, nhóm người già và trẻ em dễ gặp phải biến cố đột quỵ do nắng nóng nhất vì các đối tượng này thích nghi với sự tăng nhiệt chậm hơn so với những người khác.

Ngoài ra, người sống trong khu vực đô thị thường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người ở vùng nông thôn, nơi có nhiều cây cối vì phải chịu hiệu ứng đô thị.

Đối tượng dễ gặp phải đột quỵ trong mùa nắng nóng
Đối tượng dễ gặp phải đột quỵ trong mùa nắng nóng

3. Dấu hiệu nhận biết nguy cơ đột quỵ

Người đang hoạt động ngoài trời nắng: đột ngột mất ý thức, ngất; da nóng ran; kiểm tra nhiệt độ cơ thể có thể lên tới 40 – 41ºC hoặc hơn. Bệnh nhân đổ nhiều mồ hôi, da ẩm ướt, yếu nửa người (liệt tay, chân, méo mặt…), không cử động được, không nói được hoặc khó nói, nói ngọng, không xác định được thời gian và không gian.

Trường hợp tiến triển từ nhẹ đến nặng: 

  • Có triệu chứng kiệt sức do nắng nóng như ra mồ hôi quá nhiều, đau đầu, khó chịu, mặt đỏ, đỏ da toàn thân, cảm giác nghẹt thở, thở nhanh, nông, có khi đau bụng, buồn nôn và nôn mửa, đau đầu, choáng váng, mệt mỏi. 
  • Thân nhiệt tăng kèm các triệu chứng: Lú lẫn, mất thăng bằng, thở dốc, hơi thở yếu, mặt tái nhợt, mạch nhanh, chuột rút, ngất. 
  • Có các biểu hiện tổn thương thần kinh: Li bì, giãy giụa, mê sảng, hôn mê và tử vong nếu không cấp cứu kịp.
  • Nguy kịch có thể tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề về thần kinh, mặc dù được điều trị tích cực.

Nhiều người nhầm lẫn những dấu hiệu này là say nắng, cảm nắng không cấp cứu kịp thời khiến người bệnh nhanh chóng hôn mê trong vài phút, thậm chí tử vong; thân nhiệt quá cao làm suy tim, suy thận và tổn thương não. Vì vậy, bạn cần phòng tránh đột quỵ và nắm rõ triệu chứng bệnh để có thể phòng ngừa biến chứng xấu ảnh hưởng đến sức khỏe.

4. Cách sơ cứu khi bị đột quỵ mùa nắng nóng

Nếu thấy người bệnh có dấu hiệu bị đột quỵ, tốt nhất bạn hãy gọi cấp cứu ngay lập tức hoặc chuyển nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Trong khi chờ cấp cứu, để tránh nguy cơ biến chứng xấu bạn nên đưa nạn nhân vào nơi có bóng râm thoáng mát, cởi bỏ bớt quần áo. Nếu nhận thấy thân nhiệt nạn nhân quá nóng, hãy dùng mọi cách để làm giảm nhiệt độ như:

  • Dùng quạt để làm mát, áp khăn thấm ướt lên người nạn nhân.
  • Chườm nước đá vào các vùng bẹn, nách, vì đây là những vị trí có nhiều mạch máu gần với da, khi được làm mát có thể nhanh chóng làm giảm thân nhiệt.
  • Cho nạn nhân vào bồn tắm, xả nước mát vào.

5. Cách phòng ngừa nguy cơ đột quỵ trong mùa hè

Mùa hè là cao điểm nắng nóng, khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao bạn cần phòng tránh nguy cơ đột quỵ bằng một số biện pháp sau:

  • Người cao tuổi và trẻ nhỏ nên hạn chế ra ngoài đường, nhất là những lúc nắng gắt, buổi trưa đứng nắng.
  • Với người mắc bệnh tim mạch, nên dùng máy điều hòa để làm mát. Khi dùng máy điều hòa chỉ nên khống chế nhiệt độ ở khoảng 27ºC và mức chênh lệch trong và ngoài phòng không nên vượt quá 7ºC.
  • Thời tiết nóng khiến cho cơ thể mất nhiều nước, do đó cần chú ý thường xuyên bổ sung đủ nước trong ngày, mỗi ngày khoảng 1,5 – 2 lít. Việc này sẽ giúp tăng thể tích dịch cơ thể, tránh máu tăng đặc dẫn tới sự hình thành huyết khối (cục máu đông). Có thể bổ sung nước qua việc uống nước ép trái cây, ăn bổ sung canh rau, củ quả mỗi ngày.  
  • Nên mặc quần áo nhẹ, rộng, màu sáng, tránh mặc đồ bó khó chịu, đội mũ rộng vàng và nên đeo kính bảo vệ mắt. Khi ra ngoài, cần bôi kem chống nắng để bảo vệ da, với chỉ số chống nắng từ 30 SPF trở lên. 
  • Nếu không thật sự cần thiết, nên hủy bỏ các hoạt động ngoài trời, chỉ nên ra ngoài vào buổi sáng sớm và chiều muộn, khi trời đã tương đối dịu mát.

Trên đây là một số kiến thức cơ bản về đột quỵ do nhiệt trong mùa hè. Hy vọng các bạn nắm được kiến thức cơ bản để bảo vệ sức khỏe của mình cũng như người thân trong mùa hè.

Nếu bạn còn băn khoăn cần giải đáp bất cứ vấn đề gì liên quan đến đột quỵ hoặc về sức khỏe khác, liên hệ nhanh đến Hotline 096 227 9115 để được Đội ngũ bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát hỗ trợ kịp thời nhé!

Theo dõi Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát trên 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT

Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Email: cskh@benhvienhongphat.vn

Website: https://benhvienhongphat.vn

Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat

Facebook: Bệnh viện Hồng Phát

Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat

Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat

Hotline (24/24h): (024)3942 9999

Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍHoặc gọi 0869 775 115 - 096 227 9115 để được hỗ trợ trực tiếp



    Bs Lê Thanh Hải

    Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát

    *Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999