Ung thư tuyến giáp và trầm cảm

Trần Văn Bông


Tư vấn chuyên môn Bài Viết

TTƯT. BSCKII TRẦN VĂN BÔNG

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠ
 
Khi nhận được kết quả chẩn đoán ung thư tuyến giáp có thể mang lại cho bạn nỗi sợ hãi, buồn bã và thậm chí rơi vào trầm cảm. Lúc này, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ và tiếp nhận sự chăm sóc tốt nhất có thể để giúp bạn kiểm soát trầm cảm liên quan đến ung thư.

Ung thư tuyến giáp và trầm cảm
Ung thư tuyến giáp và trầm cảm

1. Ung thư tuyến giáp và trầm cảm

Nếu bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến giáp và lo lắng đến mức trầm cảm thì phải giải quyết, điều trị trầm cảm trong kế hoạch điều trị ung thư tuyến giáp do đó có thể giúp cải thiện triển vọng của bạn và mang lại trạng thái khỏe mạnh hơn cho bạn.

Khi bác sĩ nói với bạn rằng bạn bị ung thư, bất kể loại nào, cách điều trị ra sao hay tiên lượng như thế nào, tốt hay không tốt thì gần như tất cả các bạn sẽ cảm thấy buồn, nhẹ thì lo lắng thoáng qua nặng có thể đến mức trầm cảm.

Thông thường mọi người bị sốc bởi chẩn đoán ung thư, họ thường nghĩ rằng chỉ đơn giản là một sự tăng trưởng lành tính. Nhưng khi được chẩn đoán ung thư là một khủng hoảng trong cuộc sống, nói làm đảo lộn mọi suy nghĩ và sinh hoạt của bạn.

Đối với những người từng là người năng động, từng là trụ cột trong gia đình, trong cơ quan, trong xã hội thì việc giảm mức năng động do phải điều trị ung thư có thể gây ra nỗi buồn hoặc trầm cảm vì mất đi con người họ.

Những câu hỏi mà mọi người thường hỏi là: “Tôi sẽ ổn chứ, tôi sẽ làm được, liệu tôi có thể tiếp tục những điều mang lại ý nghĩa và niềm vui cho cuộc sống của tôi không, tôi có thể tiếp tục làm việc và chăm sóc con cái không? Tôi có còn là trụ cột gia đình không?, Ai sẽ thay thế tôi?…” Rất nhiều câu hỏi vang lên trong đầu bạn.

Đối với những người lâu nay phải phụ thuộc vào gia đình, người thân vì một lý do nào đó như sức khỏe yếu, đang phải ở nhà trông con … Thì khi phát hiện ra ung thư tuyến giáp rất dễ bi quan, vì nghĩ rằng mình lại tạo thêm gánh nặng cho người khác, rất dễ bị người nhà chi phối, rất dễ bị trầm cảm.

2. Triệu chứng trầm cảm

Có thể có nhiều dấu hiệu và triệu chứng trầm cảm ở những bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến giáp cùng với hàng loạt triệu chứng ung thư tuyến giáp nếu có. Chẳng hạn, mọi người có thể cảm thấy như mình không kiểm soát được tình hình hoặc cuộc sống của mình hoàn toàn thay đổi mãi mãi và sẽ không bao giờ giống nhau.

Dấu hiệu cảnh báo trầm cảm ở những người bị ung thư tuyến giáp có thể bao gồm:

– Luôn luôn cảm thấy buồn, trống rỗng, vô vọng, bất lực hoặc vô giá trị
– Suy nghĩ thường xuyên về cái chết hoặc tự tử
– Thay đổi đáng kể về cân nặng của bạn
– Không thích các hoạt động hoặc sở thích
– Cảm giác mệt mỏi, muốn ngủ mọi lúc, khó tập trung và cảm thấy uể oải cũng là những dấu hiệu của trầm cảm.

Nhưng đó cũng là những tác dụng phụ phổ biến của điều trị ung thư tuyến giáp khi ở giai đoạn bạn chuẩn bị uống xạ và phải ngừng dùng thuốc hóc môn tuyến giáp dẫn đến suy giáp.

Điều trị ung thư tuyến giáp và trầm cảm
Điều trị ung thư tuyến giáp và trầm cảm

3. Điều trị trầm cảm

Điều trị và kiểm soát trầm cảm và các triệu chứng của nó phải luôn là một phần trong kế hoạch điều trị ung thư tuyến giáp. Mệt mỏi và các tác dụng phụ của điều trị khác như đau đớn của vết mổ, tai biến của mổ, sẹo xấu của vết mổ, tác dụng phụ của thuốc kháng sinh…. có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như trầm cảm.

Tất cả các tác dụng phụ của điều trị cần được giải quyết bởi đội ngũ chăm sóc sức khỏe như chọn bệnh viện, chọn chi phí hợp với túi tiền của bạn, chọn Bác sĩ mổ tốt hạn chế tối đa các tai biến của mổ, luôn quan tâm chăm sóc, theo dõi sức khỏe của bạn…. sẽ giúp bạn hồi phục rất nhanh về thể chất cũng như tinh thần.

Một số bài tập nhẹ như chơi với con hoặc thậm chí chỉ cần hoàn thành các công việc cần thiết xung quanh nhà, như lau nhà, giặt quần áo, có thể là cách tốt để kiểm soát các triệu chứng trầm cảm liên quan đến ung thư.

Các ý tưởng khác để kiểm soát trầm cảm liên quan đến ung thư tuyến giáp bao gồm:

– Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh
– Tham gia nhóm hỗ trợ để nhận được hỗ trợ từ các bệnh nhân ung thư tuyến giáp là những người đã có kinh nghiệm và những người đã điều trị thành công, có tuổi thọ cao
– Nói chuyện với bạn bè và gia đình về những gì trong tâm trí của bạn
– Nếu sức khỏe cho phép bạn vẫn nên làm các công việc như khi bạn chưa bị bệnh như khi bạn chưa được chẩn đoán ra bệnh, chỉ cần điều chỉnh một ít là được

Hiểu rằng trầm cảm là một phần phổ biến trong việc đối phó với bệnh ung thư, nhưng nó có thể và nên được điều trị. Đừng để nỗi sợ hãi của bạn khiến bạn chìm vào trầm cảm hoặc khiến trầm cảm của bạn trở nên nặng nề đến mức bạn không thể chiến đấu với bệnh ung thư tuyến giáp.

Nhận ra rằng buồn cũng không sao và những cảm giác buồn bã đó có thể dẫn đến trầm cảm, nhưng nhóm điều trị của bạn đã chọn sẽ sẵn sàng để giúp bạn vượt qua nó. Nếu bạn có điều kiện kinh tế thì không cần phải lo lắng, hãy tìm hiểu kỹ, chọn Bác sĩ tốt nhất, chứ không phải chọn bệnh viện đông đúc.

Nếu bạn khó khăn về kinh tế hãy mạnh dạn nói ra, sẽ có giải pháp giúp đỡ cho bạn, đừng ngại vì sức khỏe là giá trị nhất.

Theo dõi Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát trên 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT

Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Email: cskh@benhvienhongphat.vn

Website: https://benhvienhongphat.vn

Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat

Facebook: Bệnh viện Hồng Phát

Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat

Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat

Hotline (24/24h): (024) 3942 9999

Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍHoặc gọi 0869 775 115 - 096 227 9115 để được hỗ trợ trực tiếp



    Bs Lê Thanh Hải

    Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát

    *Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999