Tiểu cầu là gì? Chức năng của tiểu cầu đối với sức khỏe

Giáo sư Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Thị Dụ


Tư vấn chuyên môn Bài Viết

GS. TS. BS NGUYỄN THỊ DỤ

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠ
 

Tiểu cầu là một trong 3 loại tế bào máu, giúp kiểm soát chảy máu. Các tiểu cầu kết tụ lại tạo thành cục máu đông, ngăn chỗ bị thương chảy máu. Tăng hoặc giảm số lượng tiểu cầu đều ảnh hưởng đến sức khỏe. Kiểm tra số lượng tiểu cầu trong máu sẽ giúp chẩn đoán được một số tình trạng hoặc bệnh nhất định.

Tiểu cầu là gì? Chức năng của tiểu cầu đối với sức khỏeTiểu cầu là gì? Chức năng của tiểu cầu đối với sức khỏe
Tiểu cầu là gì? Chức năng của tiểu cầu đối với sức khỏe

1. Tiểu cầu là gì?

Máu toàn phần bao gồm huyết tương, bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Tiểu cầu là thành phần nhẹ nhất trong các thành phần của máu nên chúng được đẩy vào thành mạch máu của bạn giúp tiểu cầu nhanh chóng tiếp cận vết thương để ngăn ngừa chảy máu. (1)

Tiểu cầu còn gọi là huyết khối, là phần nhỏ giúp đông máu. Tiểu cầu được sinh ra từ tiểu cầu trưởng thành trong tủy xương, có hình dạng giống hình đĩa, đường kính 2 – 3 μm, dày 0,5 μm. Màng Phospholipid kép của tiểu cầu có chứa thụ thể bề mặt.

Bên trong bào tương có các hạt chứa chất liên quan đến quá trình đông cầm máu và ngưng tập tiểu cầu. Tiểu cầu ở các loài động vật khác như các tế bào đơn nhân và tiểu cầu chỉ có ở động vật có vú.

Tiểu cầu thường sống khoảng 7-10 ngày. Lá lách sẽ bắt giữ và tiêu hủy các tiểu cầu già, cũng như các tế bào máu khác trong cơ thể. Phát triển bất thường của lá lách có thể làm tăng quá trình giữ và tiêu hủy tiểu cầu khiến số lượng tiểu cầu trong máu ngoại vi giảm.

Do vậy, trường hợp giảm tiểu cầu nghiêm trọng người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật cắt lách nhằm giảm quá trình tiêu hủy tiểu cầu.

Tham khảo: Đái tháo đường và những kiến thức cơ bản cần biết

2. Chức năng của tiểu cầu

Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong nhiều quá trình: tạo cục máu đông, co cục máu đông, cầm máu, co mạch và sửa chữa, xơ vữa động mạch, miễn dịch, viêm.

Chức năng chính của tiểu cầu là cầm máu tại nơi thành trong của mạch máu hay mạch bạch huyết bị thương. Tiểu cầu tập trung tại vết thương sẽ bịt lỗ này lại, các các lỗ hổng quá lớn. Các tiểu cầu lúc này phải trải qua giai đoạn hoạt hóa để phóng thích chất trong các hạt chức năng, biến đổi hình dạng để kết dính lại với nhau tạo nút tiểu cầu và cục máu đông.

Nếu tổn thương ở mạch máu là nhỏ thì nút chặn có thể làm ngừng chảy máu nhưng nếu vết thương lớn thì phải nhờ thêm sự hình thành cục máu đông.

Có 3 giai đoạn hình thành nút tiểu cầu:

  • Kết dính tiểu cầu: Tiểu cầu sẽ đến dính vào lớp collagen nằm bên dưới tế bào nội mạc mạch máu được bộc lộ khi thành mạch tổn thương.
  • Giải phóng các yếu tố hoạt động: Tiểu cầu được hoạt hoá aau khi kết dính với collagen. Tế bào này thò các chân giả và phình to ra, giải phóng nhiều chất như lượng lớn ADP, Thromboxane A2.
  • Ngưng tập tiểu cầu: Các tiểu cầu ở gần được hoạt hóa bởi ADP và thromboxane A2 và ngưng tập tiểu cầu với lớp tiểu cầu ban đầu. Lớp tiểu cầu đến sau này lại dính thêm lớp tiểu cầu khác giải phóng các chất hoạt động làm hoạt hoá. Các lớp tiểu cầu cứ như vậy, dính vào chỗ tổn thương càng lúc càng nhiều tạo nút tiểu cầu.

Sự hình thành nút tiểu cầu thường kết hợp với sự cầm máu bằng sợi huyết (fibrin) tổng hợp giúp các tổn thương ngưng chảy máu. Ngoài ra, tiểu cầu còn giúp thành mạch mềm mại, dẻo dai nhờ chức năng làm trẻ hóa tế nào nội mạc.

Các bệnh liên quan đến tăng, giảm tiểu cầu thường gặp
Các bệnh liên quan đến tăng, giảm tiểu cầu thường gặp

3. Số lượng tiểu cầu tăng hay giảm có hại như thế nào?

Có quá nhiều hoặc quá ít tiểu cầu hoặc có tiểu cầu không hoạt động bình thường có thể gây yếu tố nguy cơ đối với các tình trạng liên quan đến tiểu cầu. (2)

3.1 Số lượng tiểu cầu bình thường

Trong quá trình xét nghiệm công thức máu, các kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ lấy một mẫu máu ra khỏi tĩnh mạch để kiểm tra xem có bao nhiêu tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu trong mẫu. Bình thường, số lượng tiểu cầu ở người lớn khoảng 150.000 đến 450.000 tiểu cầu trên một microlit máu.

Số lượng tiểu cầu bình thường của mỗi người sẽ khác nhau, tùy theo trạng thái tâm lý của từng người, giới tính, độ tuổi, chủng tộc sẽ có sự thay.

3.2 Số lượng tiểu cầu tăng hoặc giảm có hại như nào?

Số lượng tiểu cầu quá thấp có thể gây ra chảy máu và ngược lại số lượng tiểu cầu quá cao làm cản trở mạch máu và hình thành cục máu đông có thể gây nên đột quỵ, nghẽn mạch phổi, tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu cơ tim…

Nhiều người Sốt Xuất Huyết giảm Tiểu Cầu nghiêm trọng, Bác sĩ chỉ rõ Dấu Hiệu Cảnh Báo Sớm (Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế)

Rối loạn tăng sinh tuỷ xương, xơ hoá tuỷ xương, sau chảy máu, bệnh tăng tiểu cầu vô căn, sau phẫu thuật cắt bỏ lách, các bệnh viêm… có thể khiến tăng tiểu cầu.

Ức chế hoặc thay thế tủy xương, đông máu trong lòng mạch rải rác, các kháng thể tiểu cầu, các chất hoá trị liệu, phì đại lách, ban xuất huyết sau truyền máu, giảm tiểu cầu do miễn dịch đồng loại ở trẻ sơ sinh… có thể khiến tiểu cầu giảm.

Vai trò và chức năng của tiểu cầu
Vai trò và chức năng của tiểu cầu

4. Các rối loạn về tiểu cầu hay gặp

4.1 Tăng tiểu cầu thứ phát

Tăng tiểu cầu thứ phát là tình trạng khá phổ biến kích thích tủy xương tạo ra nhiều tiểu cầu hơn. Nguyên nhân gây bệnh có thể do viêm, nhiễm trùng, một số loại ung thư hoặc phản ứng với thuốc… Các triệu chứng không nghiêm trọng và số lượng tiểu cầu có thể trở lại bình thường khi tình trạng khác trở nên tốt hơn.

4.2 Tăng tiểu cầu tiên phát

Tăng tiểu cầu tiên phát là một rối loạn tế bào gốc tạo máu sinh làm tăng sản xuất, số lượng tiểu cầu tăng cao, và có xu hướng xuất huyết hoặc huyết khối. Tình trạng này gây ra các dấu hiệu như: dị cảm đầu chi, chảy máu, yếu, đau đầu, lách to, và hồng ban với thiếu máu cục bộ.

Chẩn đoán dựa trên không có xơ tủy hoặc nhiễm sắc thể Philadelphia (hoặc BCR-ABL), hoặc bất kỳ rối loạn nào khác mà gây số lượng tiểu cầu > 450 G/L kéo dài.

Trên thế giới, cứ khoảng 100.000 người thì có 0,5 – 1,7 người mắc bệnh tăng tiểu cầu tiên phát. Tuy nhiên, bệnh tăng tiểu cầu tiên phát có tiên lượng tương đối tốt. Những vẫn có tỷ lệ nhỏ bệnh sẽ tiến triển chuyển thành bệnh xơ tủy vô căn và có thể sẽ chuyển bệnh ung thư máu cấp tính.
Xem thêm: Protein là gì? Có tác dụng gì với cơ thể?

4.3 Rối loạn chức năng tiểu cầu

Rối loạn chức năng tiểu cầu là tình trạng số lượng bình thường nhưng tiểu cầu không hoạt động như bình thường, gây bầm tím trên da và chảy máu. Tiểu cầu có nhiều vai trò trong đông máu vì thế rối loạn chức năng tiểu cầu có thể ảnh hưởng tới rối loạn đông máu ở những mức độ khác nhau.

Các rối loạn chức năng tiểu cầu có thể do di truyền gồm: rối loạn nội tại tiểu cầu di truyền và bệnh von Willebrand là bệnh xuất huyết di truyền phổ biến nhất. Các rối loạn chức năng tiểu cầu mắc phải thường do bệnh suy thận hoặc sử dụng aspirin và các thuốc khác…

4.4 Giảm tiểu cầu

Nguyên nhân giảm tiểu cầu có thể do sản xuất tiểu cầu giảm, tăng giữ tiểu cầu trong lách, tăng phá hủy hoặc tiêu thụ tiểu cầu, pha loãng tiểu cầu, giảm tiểu cầu do thuốc, do phá hủy tiểu cầu qua trung gian miễn dịch, do nhiễm trùng, do miễn dịch.

Số lượng tiểu cầu của bạn quá thấp sẽ không có đủ tiểu cầu để làm đông vết thương khiến cơ thể có thể chảy máu nhiều, khó dừng lại nếu bị thương. Điều này dẫn đến mất máu quá nhiều, xuất huyết và chảy máu trong, đe dọa tính mạng.

Số lượng tiểu cầu trong cơ thể bình thường là bao nhiêu
Số lượng tiểu cầu trong cơ thể bình thường là bao nhiêu

5. Giảm tiểu cầu có nguy hiểm không?

Chức năng cơ bản của tiểu cầu là tham gia quá trình đông máu, cầm máu nhằm bảo vệ cơ thể khỏi sự mất máu. Giảm tiểu cầu nặng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Cơ thể người bệnh sẽ có thể bị xuất huyết tự nhiên hoặc xuất huyết khi va chạm rất nhẹ do số lượng tiểu cầu quá thấp.

Xuất huyết là dấu hiệu chính khi tiểu cầu giảm. Tùy số lượng tiểu cầu giảm và biểu hiện xuất huyết khác nhau:

  • Xuất huyết niêm mạc: mũi, mắt, chảy máu răng miệng.
  • Xuất huyết dưới da: các nốt nhỏ bầm tím hoặc các mảng bầm tím…
  • Xuất huyết nội tạng: nôn ra máu, tiểu ra máu, đi ngoài ra máu,…
  • xuất huyết não: đau đầu, buồn nôn hoặc có các triệu chứng thần kinh khu trú
  • Băng kinh hoặc kinh nguyệt nhiều, kéo dài ở phụ nữ

Các trường hợp xuất huyết nặng bao gồm: xuất huyết đường tiết niệu, xuất huyết não màng não, xuất huyết tiêu hóa…

6. Khi nào cần xét nghiệm tiểu cầu

Tiểu cầu là những tế bào quan trọng trong máu giúp cơ thể kiểm soát chảy máu. Nếu cơ thể có các triệu chứng: vết thương chảy máu không cầm được, dễ bị bầm tím trên cơ thể, chảy máu mũi, máu lợi thường xuyên, rong kinh… cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và xét nghiệm.

Các trường hợp chảy máu nghiêm trọng bên trong cơ thể, dưới da do không có đủ tiểu cầu cần điều trị để để tăng số lượng tiểu cầu giúp cải thiện tiên lượng đối với tiểu cầu miễn dịch.

Xét nghiệm máu là xét nghiệm đơn giản, phổ biến nhằm giúp kiểm tra số lượng tiểu cầu có bình thường không? Nếu thiếu hoặc thừa tiểu cầu thì cần điều trị bằng cách:

  • Tiếp nhận truyền máu.
  • Dùng steroid hoặc kháng sinh.
  • Phẫu thuật để cắt bỏ lá lách.
  • Dùng aspirin liều thấp.

Để giữ tiểu cầu khỏe mạnh, bạn cần:

  • Hạn chế uống rượu.
  • Không hút thuốc.
  • Tránh các hóa chất độc hại.
  • Cẩn thận, tránh bị thương.

Tiểu cầu là một phần quan trọng trong máu giúp phục hồi sau chấn thương nhanh chóng. Để cải thiện sức khỏe tiểu cầu, bạn cần điều trị tốt tình trạng bệnh lý đã có từ trước và cần thận trọng để tránh bị thương.

Khi được chẩn đoán bệnh liên quan đến tiểu cầu, người bệnh cần bình tĩnh, phối hợp và theo dõi định kỳ, điều trị cùng các bác sĩ. Khi được chỉ định xét nghiệm, trước khi xét nghiệm máu, người bệnh cần nhịn ăn để không ảnh hưởng đến kết quả. Ngoài ra chế độ ăn và chế độ sinh hoạt của người bệnh phải lành mạnh, hạn chế rượu bia, chất kích thích, luyện tập thể dục thể thao phù hợp để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tiểu cầu.

Nếu quý khách có nhu vầu thăm khám, tư vấn tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát, vui lòng liên hệ đến số ☎️Hotline: 0869 775 115 – 086 680 5115 – 096 227 9115 để được phục vụ một cách tốt nhất.

Đặt lịch khám Giáo sư

  1. Platelets. Clevelandclinic. https://my.clevelandclinic.org/health/body/22879-platelets
  2. platelet. Cancer. https://www.cancer.gov/publications/dictionaries/cancer-terms/def/platelet

Theo dõi Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát trên 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT

Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Email: cskh@benhvienhongphat.vn

Website: https://benhvienhongphat.vn

Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat

Facebook: Bệnh viện Hồng Phát

Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat

Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat

Hotline (24/24h): (024) 3942 9999

Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍHoặc gọi 0869 775 115 - 096 227 9115 để được hỗ trợ trực tiếp



    Bs Lê Thanh Hải

    Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát

    *Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999