Nang tuyến giáp có nguy hiểm không

Trần Văn Bông


Tư vấn chuyên môn Bài Viết

TTƯT. BSCKII TRẦN VĂN BÔNG

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠ
 

Nhiều người bệnh đặt ra câu hỏi nang tuyến giáp có nguy hiểm không? Nếu bạn đang bối rối, phân vân chưa biết nang tuyến giáp có nguy hiểm không, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

nang tuyến giáp có nguy hiểm không
Nang tuyến giáp có nguy hiểm không

1. Nang tuyến giáp là gì?

Nang tuyến giáp chứa đầy chất lỏng (u nang) trong tuyến giáp thường gặp nhất là do u tuyến giáp bị thoái hóa. Thông thường, nang tuyến giáp có thành phần nang, đặc và hỗn hợp. Nang thường không phải ung thư, nhưng đôi khi chúng chứa các thành phần rắn gây ung thư. (1)

Những khối nang tuyến giáp trung bình lớn khoảng 2-3mm. Tuy nhiên một số trường hợp chúng phát triển có thể lên đến vài cm và khiến phần cổ của người bệnh sưng to.

Có hai loại u nang tuyến giáp:

  • Nang tuyến giáp lành tính: Phần lớn là nang tuyến giáp có độ lớn nhỏ hơn hoặc bằng 3mm, chỉ chứa dịch. Khối u này không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh cũng như không gây ra các triệu chứng bất thường cho đến khi khối u phát triển lớn và gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh. Chính vì vậy, u nang tuyến giáp thường chỉ được “vô tình” phát hiện ra khi người bệnh đi khám sức khoẻ định kỳ.
  • Nang tuyến giáp ác tính: Nang lớn hơn 3mm và có chứa cả dịch lẫn mô đặc. Nang tuyến giáp ác tính có nhiều thể khác nhau. Trong đó, thể nhú là thể phổ biến nhất, có thể chữa khỏi hoàn toàn. Những thể khác (thể tủy, thể nang, thể không biệt hóa,…) có khả năng di căn đến những cơ quan khác nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 10%.
Hầu hết các khối u tuyến giáp là lành tính, chỉ có 2% – 5% là ác tính (ung thư tuyến giáp). Tuy nhiên, trong trường hợp các nang tuyến giáp bao gồm hỗn hợp chất lỏng và chất rắn thì nguy cơ phát triển ung thư thường cao hơn bình thường.
Xem thêm: Cùng tìm hiểu về viêm tuyến giáp có nguy hiểm không?

2. Nang tuyến giáp có nguy hiểm không?

Cơ thể của người bệnh bị suy giảm chức năng hệ miễn dịch có thể gây ra nang tuyến giáp. Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, các tế bào đã già hoặc bị hư tổn không bị tiêu diệt, dẫn đến mất cân bằng giữa quá trình sinh ra và quá trình chết đi của tế bào, gây tăng sinh tế bào bất thường, hình thành nên nang tuyến giáp.

Ngoài nguyên nhân chính trên thì còn những nguyên nhân khác như:

  • Yếu tố di truyền
  • Tuổi tác
  • Giới tính
  • Tiếp xúc với bức xạ
  • Chế độ ăn thiếu hoặc thừa I-ốt

Nang tuyến giáp giai đoạn sớm không có các biểu hiện rõ ràng và dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh thông thường. Vì thế mà nhiều người không thể nhận ra. Do vậy khi thấy một số biểu hiện sau lặp đi lặp lại thì bạn nên đi siêu âm tuyến giáp càng sớm càng tốt.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm điều trị bệnh lý tuyến giáp, điều trị thành công cho hàng nghìn khách hàng trên khắp cả nước, BSCKII Trần Văn Bông luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tầm soát u tuyến giáp định kỳ chính là chìa khóa giúp phát hiện bệnh sớm, nhờ đó có được phương án điều trị, nâng cao tỷ lệ thành công.

Nhận biết u nang tuyến giáp như thế nào?
Nhận biết u nang tuyến giáp như thế nào?

3. Nang tuyến giáp có điều trị được không?

3.1 Phát hiện kịp thời 

Khám sức khỏe định kỳ hoặc siêu âm định kỳ đều đặn là chìa khóa phát hiện sớm bệnh lý tuyến giáp. Đặc biệt nếu bạn có dấu hiệu khó chịu ở vùng cổ thì cần thăm khám sớm. Theo các chuyên gia, phát hiện bệnh càng sớm, khả năng điều trị thành công càng cao. 

3.2 Lựa chọn phương pháp điều trị 

Tùy vào tình trạng nang giáp của bạn, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Trong trường hợp nang giáp lành tính, không phát triển quá mạnh thì bạn sẽ chỉ cần siêu âm định kỳ và thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát tình trạng nang tuyến giáp.

Trong khoảng thời gian đầu, các chuyên gia khuyên bạn nên duy trì việc siêu âm từ 12-24 tháng/lần và sau đó giãn dần. Tuy nhiên, nếu bạn phát hiện tuyến giáp có dấu hiệu bất thường thì cần phải lập tức tiến hành tầm soát thật kỹ lưỡng.

3.3 Tầm soát nang tuyến giáp ác tính

Thực hiện các xét nghiệm hormone tuyến giáp: TSH, FT3, FT4,… siêu âm tuyến giáp, xạ hình tuyến giáp hoặc sinh thiết bằng kim để kết luận chính xác tình trạng u nang của bạn có phải là u ác tính không.

Theo chia sẻ của TTƯT. BSCKII Trần Văn Bông – Nguyên Phó Trưởng khoa Phẫu thuật tuyến giáp, Bệnh viện Nội tiết TW về tình trạng mắc bệnh ung thư tuyến giáp cho hay:

“Ung thư tuyến giáp là ung thư tuyến nội tiết thường gặp, thường gặp ở độ tuổi từ 30 – 50 tuổi. Bệnh lý này thường được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân đi siêu âm, chụp CT vùng cổ do các bệnh lý khác hoặc bệnh nhân sờ thấy có u cục tuyến giáp khi soi gương, khàn giọng và hơi có cảm giác đau,…Điều này cũng vô tình làm tình trạng mắc bệnh tăng cao và có xu hướng trẻ hoá.”

3.4 Phòng bệnh

Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp bằng cách thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày. Bạn cần phải loại bỏ hoàn toàn thuốc lá ra khỏi cuộc sống của mình, kể cả việc tiếp xúc với khói thuốc thụ động. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa tình trạng u tuyến giáp bạn cần bổ sung nhiều rau xanh, uống nhiều nước và tập thể dục mỗi ngày.

Nang tuyến giáp chỉ thực sự nguy hiểm nếu bạn không phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách. Vì vậy nếu được chẩn đoán nang tuyến giáp hãy giữ cho mình một tinh thần thoải mái. Sức khỏe tinh thần cũng là chìa khóa quan trọng để điều trị nang tuyến giáp. 

Tham khảo: Mổ ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?

4. Đối tượng dễ bị nang tuyến giáp

Theo các nghiên cứu và thống kê hiện nay, 30% ở người trưởng thành trong độ tuổi từ 18 – 65 tuổi mắc các bệnh về tuyến giáp. Tỷ lệ này sẽ tăng dần theo độ tuổi và phổ biến ở nữ, cụ thể là 5 nữ/1 nam. Nang tuyến giáp phổ biến hơn ở người lớn trong độ tuổi từ 40 đến 60, phổ biến nhất là phụ nữ.

Theo TTƯT. BSCKII Trần Văn Bông – Nguyên Phó Trưởng khoa Phẫu thuật tuyến giáp, Bệnh viện Nội tiết TW giải thích như sau:

Phụ nữ lại dễ mắc bệnh tuyến giáp hơn nam giới bởi phụ nữ phải trải qua những biến động trong nội tiết tố ở các thời kỳ và giai đoạn khác nhau như: trong chu kỳ kinh nguyệt, khi mang thai, sau khi sinh và thời kỳ mãn kinh,… đều liên quan đến nhu cầu cung cấp i-ốt của cơ thể, gây ảnh hưởng đến tổng hợp hormon tuyến giáp, vì thế làm tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp.

Ngoài ta yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng đến tuyến giáp, như: Vùng nhiễm xạ; điều trị phóng xạ vùng cổ từ nhỏ và các yếu tố môi trường khác. Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố trên còn nhiều yếu tố khác cần được nghiên cứu để hiểu rõ hơn về sự khác biệt này.

Điều trị u nang tuyến giáp
Điều trị u nang tuyến giáp và những điều cần biết

5. Khi nào nang tuyến giáp cần điều trị

Sau khi đã có chẩn đoán u nang tuyến giáp, căn cứ vào tình trạng cụ thể của người bệnh sẽ có phương pháp điều trị hiệu quả và chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh.

5.1 Hút dịch nang

Trong trường hợp u nang tuyến giáp chỉ có dịch, bác sĩ sẽ xem xét chỉ định chọc hút. Trong hầu hết các trường hợp, những u nang này sẽ biến mất hoàn toàn sau khoảng 1-2 tuần hút.

5.2 Phẫu thuật tuyến giáp

Nang tuyến giáp là lành tính nhưng khối u phát triển với kích thước lớn, có thể gây chèn ép các mô xung quanh, bác sĩ sẽ yêu cầu phẫu thuật cắt bỏ khối u.

Trong trường hợp nghi ngờ có khối nang ác tính, phẫu thuật cũng được yêu cầu để kiểm tra các dấu hiệu ung thư. Tuy nhiên, sau phẫu thuật có thể xảy ra tình trạng di căn hạch ở vùng cổ của bệnh nhân.

5.3 Cắt bỏ tần số vô tuyến (RFA)

RFA là phương pháp không phẫu thuật sử dụng nhiệt độ cao của dòng điện được truyền tới kim để tiêu diệt u nang tuyến giáp.

Để trả lời chính xác nang tuyến giáp có nguy hiểm không cần xác định giai đoạn bệnh. Bởi vì trong trường hợp nang tuyến giáp được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp thì bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Ngược lại, nếu bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng có thể gây ra một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh tùy theo mức độ.

Điều quan trọng là người bệnh phải tích cực bảo vệ sức khỏe của mình, thăm khám định kỳ để phát hiện sớm bệnh và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi bị bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát hiện là một trong những địa chỉ uy tín tại Hà Nội chuyên điều trị các bệnh lý về tuyến giáp, TTƯT. BSCKII Trần Văn Bông – Nguyên Phó Trưởng khoa Phẫu thuật tuyến giáp tại Bệnh viện Nội tiết TW trực tiếp thăm khám và điều trị cho khách hàng. Hệ thống trang thiết bị hiện đại, quy trình vô khuẩn khép kín, tuân thủ yêu cầu của Bộ Y tế mang đến sự hài lòng, an tâm tuyệt đối cho mọi người bệnh cũng như người nhà khi đến khám và điều trị.

Ảnh Gif - Đặt lịch khám bác sĩ Bông

  1. By Mayo Clinic Staff, Feb 11, 2022. Thyroid nodules. Mayoclinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/thyroid-nodules/symptoms-causes/syc-20355262

Theo dõi Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát trên 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT

Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Email: cskh@benhvienhongphat.vn

Website: https://benhvienhongphat.vn

Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat

Facebook: Bệnh viện Hồng Phát

Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat

Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat

Hotline (24/24h): (024) 3942 9999

Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍHoặc gọi 0869 775 115 - 096 227 9115 để được hỗ trợ trực tiếp



    Bs Lê Thanh Hải

    Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát

    *Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999