Kiểm soát biến chứng bệnh gút cấp và mạn tính


Trần Thị Tô Châu


Tư vấn chuyên môn Bài Viết

TS. BS TRẦN THỊ TÔ CHÂU

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠ
 

Bệnh gút cấp và mãn tính ngày càng gia tăng và trẻ hóa. Đây là bệnh lý xảy ra do rối loạn acid uric. Vậy bệnh gút cấp và mãn tính là gì, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát qua bài viết dưới đây.

Biểu hiện lâm sàng chẩn đoán bệnh gút cấp và mạn tính
Biểu hiện lâm sàng chẩn đoán bệnh gút cấp và mãn tính

1. Bệnh gút cấp và mãn tính là gì?

Bệnh gút cấp là một dạng viêm khớp do sự tích tụ của lượng acid uric trong máu tại các khớp trong cơ thể, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến bệnh gút mãn tính.

Những điều cần biết về bệnh gút cấp (Nguồn: Báo Sức khoẻ & Đời sống – Ấn phẩm báo chí chuyên về sức khỏe trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam)

Bệnh gút mãn tính là hậu quả của tình trạng mất cân bằng giữa đào thải và sản xuất acid uric kéo dài, dẫn đến tinh thể urat dư thừa quá mức và lắng đọng tại nhiều cơ quan trong cơ thể, nhất là tại các khớp.

Cơn gút cấp khởi phát đầu tiên rồi đến các cơn đau cấp tính với tần suất dày hơn, cường độ đau mạnh hơn và dữ dội hơn dẫn đến cường độ đau dữ dội hơn dẫn đến gút mãn tính. (1)

Quá trình tiến triển từ bệnh gút cấp tính sang gút mãn tính có thể là vài năm hoặc vài chục năm. Người bệnh trong thời gian chuyển biến có thể không có triệu chứng gì nhưng các tinh thể urat vẫn tiếp tục lắng đọng âm thầm khiến bệnh lý ngày càng nặng hơn.

Gút cấp tính có thể điều trị nội khoa kết hợp với chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh. Còn bệnh gút mãn tính khó điều trị, thời gian điều trị cũng cần kéo dài hơn. Ngoài ra các biến chứng của gút cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, tuy nhiên theo thống kê nam giới có tỷ lệ mắc nhiều hơn nữ và thường xảy ra ở những người trung niên. Khả năng bị gout cao hơn đối với phụ nữ sau mãn kinh.

Thống kê về bệnh gout (gút) ở Việt Nam và toàn cầu trong những năm gần đây cho thấy tỷ lệ mắc bệnh này đang có xu hướng tăng. Tại Việt Nam, mặc dù không có dữ liệu cụ thể về tỷ lệ mắc bệnh gout từng năm, nhưng các nghiên cứu quốc tế và khu vực đã chỉ ra rằng bệnh gout đang trở nên phổ biến hơn do nhiều yếu tố như chế độ ăn giàu purin, lối sống ít vận động, và sự gia tăng của các bệnh lý liên quan như béo phì và bệnh thận.

Một số điểm nổi bật từ các nghiên cứu gần đây bao gồm:

  • Sự phát triển của các phương pháp điều trị mới, ví dụ như sự kết hợp giữa methotrexate và pegloticase cho thấy hiệu quả cao hơn trong việc kiểm soát mức axit uric​ (Nguồn: HCP Live)​.
  • Nghiên cứu ở Hàn Quốc đã so sánh hiệu quả và an toàn của hai loại thuốc febuxostat và allopurinol, cho thấy febuxostat không kém cạnh về mặt nguy cơ biến cố tim mạch​ (Nguồn: HCP Live)​.
  • Tỷ lệ mắc bệnh gout tăng lên đã được ghi nhận ở nhiều nơi trên thế giới, với xu hướng gia tăng ở cả nam giới và phụ nữ, đặc biệt là ở những người trên 40 tuổi​ (Nguồn: Health Canal)​.

Dữ liệu từ các nghiên cứu toàn cầu và khu vực cũng cho thấy mức độ phổ biến của bệnh gout và các vấn đề liên quan, cũng như các tiến bộ trong điều trị và phòng ngừa bệnh. Việc theo dõi sát sao các xu hướng và cập nhật thông tin liên tục sẽ giúp cải thiện chất lượng điều trị và phòng ngừa bệnh gout hiệu quả hơn.

Tìm hiểu thêm: Cholesterol là gì? Những điều cần biết về Cholesterol

2. Triệu chứng của bệnh gút cấp và mạn tính

2.1 Triệu chứng của bệnh gút cấp

Người bị bệnh gút cấp sẽ gặp phải những triệu chứng lâm sàng như nóng, đỏ quanh vị trí khớp viêm, đau cấp tính, một số trường hợp có hiện tượng sinh nhiệt. Cơn đau do gút gây ra ảnh hưởng cản trở sinh hoạt và chất lượng cuộc sóng người bệnh. Những cơn đau thường xảy ra vào đêm khuya, khiến người bệnh khó ngủ. Tình trạng gút cấp làm giảm biên độ hoạt động, ảnh hưởng đến chuyển động của người bệnh trong sinh hoạt. (2)

Những triệu chứng sẽ ngày càng nghiêm trọng nếu không được điều trị đúng cách. Chúng không chỉ cản trở hoạt động hằng ngày mà còn khiến người bệnh mất ngủ, suy nhược cơ thể, tinh thần suy giảm. Chính vì vậy người bệnh cần thăm khám và điều trị kịp thời các bệnh gút. Bên cạnh đó, người bệnh cần giảm lượng acid uric và kiểm soát chúng trong quá trình điều trị để làm giảm các triệu chứng.

2.2 Triệu chứng của bệnh gút mãn tính

Bệnh gút mãn tính gây ra các triệu chứng như:

  • Viêm khớp do gút mãn tính: các đợt viêm có xu hướng nặng và lặp lại gây tổn thương các khớp trên cơ thể như: khớp ngón tau, khớp bàn chân, ngón chân, khớp đối, khớp khủy tay, cổ tay, cổ chân. Các cơn đau viêm khớp kèm theo biến dạng, thậm chí là hủy hoại khớp.
  • Xuất hiện hạt Tophi: do sự tích lũy các muối urat natri trong các mô liên kết, xảy ra ở người bệnh bị gút mãn tính. Lúc đầu, các hạt Tophi kích thước nhỏ nằm quanh khớp, có khả năng di chuyển. Sau một thời gian dài chúng sẽ tăng lên về kích thước tạo nên một khối nổi dưới da với các đặc điểm như: hình tròn rắn, kích thước thay đổi, không đau. Vị trí da phủ lên các hạt Tophi mỏng, có thể nhìn thấy màu trắng nhạt của tinh thể trong hạt. hạt Tophi thường gặp ở vành tai, cạnh khớp tổn thương, bàn tay, khuỷu tay, cổ tay, bàn chân làm biến dạng, hạn chế sự vận động của bàn chân và bàn tay. Khi các hạt vỡ dẫn đến viêm, nhiễm trùng, hoại tử.
  • Sỏi thận: Nồng độ acid uric tăng cao kéo dài khiến thận phải tăng cường làm việc để đào thải nhằm lấy lại cân bằng. Các acid uric tập trung tại thân tăng dẫn đén lắng đọng tạo thành hạt Tophi ở khớp. Đồng thời tinh thể urat dễ kết tinh và lắng đọng tại thận dẫn đến sỏi thận.
Nguyên nhân của bệnh gút cấp và mãn tính
Nguyên nhân của bệnh gút cấp và mãn tính

3. Nguyên nhân gây bệnh gút cấp và mãn tính

3.1 Nguyên nhân gây bệnh gút cấp

Nguyên nhân gây bệnh gút cấp do nồng độ acid uric trong máu tăng cao bất thường. Lượng acid uric dư thừa sẽ tích tụ lại quanh các khớp gây viêm khớp gút. Acid uric được sản xuất tự nhiên bên trong cơ thể người và từ những thực phẩm giàu purin như các loại thịt đỏ, các loại đậu,…

Khi cơ thể người chứa một lượng acid uric quá cao, thận không đủ công suất để lọc acid uric ra khỏi máu và đào thải chúng ra khỏi cơ thể người, các tinh thể còn sót lại sẽ lắng đọng vào trong các khớp xương gây ra các cơn đau và sưng tấy.

Những thói quen cũng dễ khiến acid uric trong máu tăng gây bệnh gút cấp như:

  • Ăn không kiểm soát các thực phẩm giàu purin
  • Gia đình có người thân từng mắc bệnh gút
  • Lạm dụng hoặc sử dụng sai liều một số loại thuốc như: aspirin liều thấp, thuốc lợi tiểu,…
  • Chế độ dinh dưỡng kém khoa học sử dụng nhiều thực phẩm đã qua chế biến, thực phẩm chứa hàm lượng fructose cao, lạm dụng rượu bia.
  • Người rối loạn chuyển hóa
  • Người thừa cân, béo phì
  • Người huyết áp cao
  • Người bệnh thận mãn tính.

3.2 Nguyên nhân gây bệnh gút mãn tính

Bệnh gút mãn tính thường do các nguyên nhân:

  • Sự chủ quan của người bệnh: Tâm lý chủ quan và không chú ý đến độ nghiêm trọng của bệnh làm cho bệnh gút chuyển biến ngày càng xấu đi. Đặc biệt tình trạng tự ý ngưng điều trị khi thấy triệu chứng bệnh được cải thiện, vì nghĩ bệnh không nguy hiểm và không để lại biến chứng nào.
  • Không phát hiện và điều trị kịp thời cơn gút cấp: Bệnh gút ở giai đoạn cấp tính không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự tiến triển bệnh gút mãn tính.
  • Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn uống quá nhiều thực phẩm chứa Purin, cũng như uống rượu bia nhiều là một trong những yếu tố dẫn đến bệnh gút mãn tính.
  • Sử dụng thuốc không theo hướng dẫn: Dùng thuốc không đúng cách hoặc không tuân thủ đúng liệu trình điều trị làm cho bệnh tiến triển xấu đi.
Một số điều cần biết về bệnh gút cấp và mạn tính
Một số điều cần biết về bệnh gút cấp và mạn tính

4. Biến chứng của bệnh gút cấp và mạn tính có thể gặp

4.1 Bệnh thận mãn tính

Sự hình thành bệnh gút có liên quan đến khả năng lọc của thận, nếu acid uric không được lọc hết tồn đọng sau thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận. Theo thống kê, 20% người bị gút biến chứng thành sỏi thận. Sỏi thận do muối urat gây nên làm tổn thương đến thận, thậm chí để lại sẹo, hoặc gây viêm nhiễm.

4.2 Huyết áp cao

Nồng độ acid uric cũng sẽ ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp, việc acid uric trong máu cao sẽ khiến áp suất và lưu lượng của máu thay đổi gây ra huyết áp cao cho người bệnh.

4.3 Bệnh đái tháo đường

Bệnh gút có thể làm gia tăng nguy cơ bị đái tháo đường, do vậy để phòng ngừa biến chứng đái tháo đường, người bệnh cần điều trị bệnh gút kịp thời, kết hợp với chế độ ăn lành mạnh, hạn chứ sẽ dụng thực phẩm có lượng đường cao. Điều này không chỉ giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc đái tháo đường mà còn phòng bệnh gút sau này.

Xem thêm: Đái tháo đường và những kiến thức cơ bản cần biết

4.4 Tăng lipid máu

Hàm lượng acid uric cao ở người bệnh gút khiến các tinh thể urat lắng đọng tại các khớp có thể gây ra tăng lipid máu.

4.5 Bệnh lý tim mạch

Bệnh gút không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra các bệnh về tim mạch nhưng thống kê cho thấy người bị gút có nguy cơ đau tim và đột quỵ cao gấp đôi.

4.6 Suy gan

Sự thay đổi hàm lượng acid uric trong máu sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan gây ra những tác động xấu.

Bất kỳ sự ảnh hưởng của bệnh gút đến cơ quan nào đề là những tác động không tích cực, do vậy người bệnh khi có dấu hiệu cần kịp thời điều trị đế không khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng, phức tạp.

Phương pháp điều trị bệnh gút hiệu quả tránh biến chứng nghiêm trọng
Phương pháp điều trị bệnh gút hiệu quả tránh biến chứng nghiêm trọng

5. Chẩn đoán và phòng ngừa bệnh gút cấp và mãn tính

Thông qua kết quả xét nghiệm hoặc chẩn đoán hình ảnh, bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán tình trạng bệnh gút. Sau khi khám tổng quát, tùy vào triệu chứng lâm sàng và cơn đau của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp. Xét nghiệm dịch khớp thường được ưu tiên nhằm chẩn đoán bệnh gút chính xác.

Để phòng ngừa bệnh gút cần giảm thiểu tinh thể urat trong cơ thể bằng cách duy trì nồng độ ở mức thích hợp. Chế độ dinh dưỡng cũng là một yếu tố để phòng ngừa bệnh. Kiểm soát nồng độ acid uric, ngăn ngừa tình trạng lắng đọng tinh thể urat và phòng tránh gút.

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và lối sống, người bệnh cần tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ. Một số phương pháp giúp phòng ngừa bệnh mà bạn có thể tham khảo:

  • Duy trì cân nặng phù hợp
  • Hạn chế hút thuốc, uống cồn hoặc rượu bia
  • Tập thể dục hàng ngày
  • Uống đủ nước
  • Luôn đi khám định kỳ

Kiểm soát tình trạng bệnh gút tương tự như phương pháp ngăn ngừa bệnh là tập trung vào lối sống khoa học. Duy trì sức khỏe tổng thể ở tình trạng ổn định sẽ giúp người bệnh kiểm soát được các cơn đau do gút, giảm thiểu tối đa rủi ro biến chứng của bệnh gút.

Người bệnh gút cũng nên chủ động theo dõi sức khỏe bằng cách khám tổng quát định kỳ 2 lần/năm tại các địa chỉ y tế uy tín. Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát là nơi quy tụ các bác sĩ giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết. Bệnh viện được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, hệ thống phòng xét nghiệm, phẫu thuật đạt chuẩn nhằm phát hiện các tổn thương sớm và điều trị hiệu quả.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát còn sở hữu hệ thống phòng nội trú cao cấp, khu vực phục hồi chức năng hiện đại. Để đặt lịch thăm khám bệnh gút cấp và mãn tính tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát, quý khách vui lòng liên hệ:

Bệnh gút cấp và mãn tính là một dạng rối loạn chuyển hóa trong cơ thể người bệnh do hàm lượng cao bất thường của acid uric trong máu. Để phòng tránh bệnh gút và kiểm soát bệnh gút, người bệnh cần có chế độ ăn uống khoa học, kiểm soát lượng purin nạp vào, kết hợp cùng chế độ ăn dinh dưỡng, không hút thuốc, rượu bia để duy trì cơ thể khỏe mạnh.

  1. Treatment Options for Acute Gout. Ncbi. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6366613
  2. Gout. Cdc. https://www.cdc.gov/arthritis/types/gout.html?CDC_AA_refVal=https%3A%2F%2Fwww.cdc.gov%2Farthritis%2Fbasics%2Fgout.html

Theo dõi Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát trên 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT

Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Email: cskh@benhvienhongphat.vn

Website: https://benhvienhongphat.vn

Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat

Facebook: Bệnh viện Hồng Phát

Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat

Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat

Hotline (24/24h): (024) 3942 9999

Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍHoặc gọi 0869 775 115 - 096 227 9115 để được hỗ trợ trực tiếp



    Bs Lê Thanh Hải

    Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát

    *Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999