Điện tâm đồ là gì? Điện tâm đồ trong chẩn đoán bệnh

Thạc sĩ Bác sĩ Vũ Văn Tân


Tư vấn chuyên môn Bài Viết

ThS. BS VŨ VĂN TÂN

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠ
 

Điện tâm đồ được sử dụng rất phổ biến tại các cơ sở khám chữa bệnh. Vậy điện tâm đồ để làm gì, việc điện tâm đồ sẽ phát hiện được bệnh lý nào? Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát tìm hiểu dưới bài viết này.

Điện tâm đồ là gì? Điện tâm đồ trong chẩn đoán bệnh
Điện tâm đồ là gì? Điện tâm đồ trong chẩn đoán bệnh

1. Điện tâm đồ là gì?

Các bệnh lý tim mạch: động mạch não, động mạch ngoại biên, động mạch vành… đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa, chiếm 77% số ca tử vong hàng năm. Do đó tầm soát là chìa khóa vô cùng quan trọng giúp ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch. Điện tâm đồ là một phương pháp khi thực hiện tầm soát bệnh tim mạch.

Điện tâm đồ là phương pháp ghi lại tín hiệu điện trong tim giúp theo dõi tình trạng sức khỏe tim mạch. Đây là một trong những xét nghiệm phổ biến không gây đau đơn được sử dụng trong chẩn đoán, phát hiện những vấn đề về tim và theo dõi sức khỏe của tim. (1)

Điện tâm đồ là một đường cong có chức năng ghi lại các biến thiên của dòng điện phát ra khi tim co bóp. Thông qua điện tâm đồ ta có thể biết nhịp điệu và tốc độ của tim, khả năng tống máu của tim.

Khi có bất kỳ dấu hiệu, triệu chứng sau cần đo điện tâm đồ:

  • Đau ngực
  • Chóng mặt, lú lẫn, choáng váng
  • Tim đập nhanh
  • Mạch nhanh
  • Hụt hơi
  • Mệt mỏi, suy nhược

Điện tâm đồ được sử dụng để xem tim hoạt động như thế nào, ghi lại tần suất nhịp tim và cung cấp cho chúng ta thông tin quan trọng như khả năng thu hẹp động mạch vành, nhịp tim không đều, đau tim, tung tâm nhĩ. (2)

Xem thêm: Siêu âm là gì? Phân loại và quy trình siêu âm như thế nào?

2. Cơ chế hoạt động của điện tâm đồ

Tim người gồm có 4 ngăn, 2 ngăn trên là tâm nhĩ, 2 ngăn dưới là tâm thất. máu từ phổi trở về tâm nhĩ trái và máu theo tĩnh mạch từ các cơ quan trong cơ thể trở về tâm nhĩ phải. Khi tâm nhĩ trái bóp máu sẽ được bơm vào tâm thất trái và tâm nhĩ phải sẽ bơm máu vào tâm thất phải.

Sau đó, máu sẽ được đưa theo động mạch lên phổi khi tâm thất phải co bóp, và máu được bơm xuống cơ quan cơ thể khi tâm thất trái bóp. Tim hoạt động đều đặn và thứ tự nhờ hệ thống tế bào dẫn điện nằm trong cơ tim.

Trong tâm nhĩ phải có nút xoang gồm các tế bào phát ra xung điện truyền ra các cơ xung quanh làm hai tâm nhĩ co bóp, điều này tạo nên sóng P trên điện tâm đồ. Dòng điện tiếp tục truyền đến nút nhĩ thất nằm gần vách liên thất theo một chuỗi tế bào đặc biệt, rồi theo chuỗi tế bào sợi Purkinje lan vào các cơ xung quanh tạo ra loạt sóng QRS khiến hai tâm thất co bóp. Tâm thất giãn ra, các xung điện giảm đi tạo nên sóng T.

Khi tim hoạt động các tế bào trong buồng tim sẽ tạo ra một xung điện theo một hệ thống dẫn truyền đi qua tim và được điện tâm đồ ghi lại thành các tín hiệu điện.

Sau khi tiến hành điện tâm đồ có thể phát hiện một số bệnh như đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim. Do vậy, điện tâm đồ có vai trò quan trọng và được tiến hành thường xuyên đối với người có triệu chứng hoặc nghi ngờ bệnh liên quan đến tim mạch.

Bạn đã biết nguyên lý điện tâm đồ như thế nào chưa?
Bạn đã biết nguyên lý điện tâm đồ như thế nào chưa?

3. Điện tâm đồ để làm gì?

Điện tâm đồ ghi lại các biến đổi của dòng điện dẫn truyền trong tim giúp các bác sĩ chẩn đoán các bệnh lý như: tràn dịch màng ngoài tim, thiếu máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim, rối loạn dẫn truyền trong tim, viêm màng ngoài tim cấp, dày thành cơ tim, tâm phế mạn, rối loạn các chất điện giải trong máu,…..

3.1 Chẩn đoán nhồi máu cơ tim

Khi cơ tim bị thiếu máu và dưỡng khí dễ dẫn đến bị tổn thương hay hoại tử, điện tâm đồ sẽ ghi nhận khả năng dẫn truyền điện của cơ tim thay đổi. Phương pháp này rất có giá trị trong chẩn đoán bệnh nhồi máu cơ tim.

3.2 Chẩn đoán thiếu máu cơ tim

Hình ảnh sóng T trên điện tâm đồ dẹt, âm nếu cơ tim bị thiếu máu. Như vậy thông qua đọc điện tim đồ, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh thiếu máu cơ tim.

3.3 Theo dõi rối loạn nhịp tim

Hình ảnh nhịp tim bất thường trên điện tâm đồ cho thấy nhịp tim bạn đang có những bất thường tại vị trí phát ra nhịp nút xoang, nút nhĩ nhất, cơ tim và dẫn truyền một chiều của tim bất thường.

3.4 Theo dõi rối loạn dẫn truyền nhịp tim

Các bất thường về nhánh điện học của tim trên điện tâm đồ cho thấy việc tổn thương hay mất mạch lạc dẫn truyền.

3.5 Chẩn đoán các chứng tim lớn

Trên hình ảnh ghi điện tâm đồ sẽ cho những gợi ý nhất định về tình trạng buồng tim lớn do quá trình khử cực, tái cực của cơ tim sẽ thay đổi. Tuy nhiên giá trị của điện tâm đồ không ưu thế trong trường hợp này vì tiêu chuẩn thay đổi phụ thuộc vào nhiều yếu tố gây nhiễu, chủng tộc, độ nhạy kém.

3.6 Chẩn đoán một số thay đổi sinh hóa máu

Khi có sự thay đổi nồng độ các ion (natri, kali, canxi…) điện tâm đồ có khả năng thay đổi.

3.7 Chẩn đoán một số ngộ độc thuốc

Đoạn ST của mọi cực có thể bị thay đổi do digoxin và thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể làm dài đoạn QT.

Điện tâm đồ được chỉ định ở người mắc các rối loạn chuyển hóa lipid máu, người cao tuổi (có nguy cơ bệnh lý tim mạch cao), người tăng huyết áp, đái tháo đường, hút thuốc lá, có triệu chứng hồi hộp trống ngực, hoặc nhập viện cấp cứu vì bất kể nguyên nhân gì… Nhiều trường hợp người bệnh không có triệu chứng nhưng được phát hiện tình cờ qua điện tâm đồ.

Quy trình điện tâm đồ như thế nào?
Quy trình điện tâm đồ như thế nào? Điện tâm đồ có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

4. Những lưu ý khi thực hiện điện tâm đồ

Trước khi tiến hành xét nghiệm người bệnh sẽ được nhân viên y tế giải thích về kỹ thuật và hướng dẫn các thủ tục. Trước khi thực hiện điện tâm đồ, người bệnh cần liệt kê đầy đủ triệu chứng và các thông tin về tiền sử bệnh, tiền sử gia đình và các yếu tố nguy cơ: đái tháo đường, đột quỵ, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, lo lắng, căng thẳng hãy những thực phẩm chức năng, vitamin đang dùng, liều lượng cũng cần khai báo.

Điện tâm đồ là phương pháp không gây tổn hại đến sức khỏe, có thể làm bất cứ thời điểm nào mà không cần nhịn ăn như một số xét nghiệm máu khác. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có quyết định khoảng thời gian cần thực hiện điện tim đồ.

Để tránh làm nhiễn các điện cực ghi điện tim, trước tiến hành người bệnh cần tháo các vật dụng bằng kim loại như đồng hồ, thắt lưng, chìa khóa… ra khỏi cơ thể. Để lộ vùng ngực, đặt hai tay song song thân người, hai chân duỗi thẳng. Trong quá trình thực hiện, người bệnh cần thả lỏng, nằm yên tĩnh và tuân thủ theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế.

Việc đọc điện tim đồ rất phức tạp, đòi hỏi bác sĩ phải có chuyên môn về Tim mạch. Dựa trên kết quả hình ảnh được ghi lại, bác sĩ có thể xác định được có triệu chứng lâm sàng.

5. Máy đo điện tâm đồ

5.1 Máy đo điện tâm đồ phân theo số kênh

Máy đo điện tim 1 kênh có khối lượng và kích thước nhỏ, xách tay khá tiện lợi. Để đáp ứng nhu cầu đánh giá điện tim máy đo điện tim được dùng phổ biến nhất là loại máy 3 kênh, máy đo 6 kênh và máy đo 12 kênh. Những loại máy này phổ biến tại các Bệnh viện. Không chỉ đo điện tim, các máy này được trang bị tích hợp thêm những thông số khác như âm tim, áp suất mạch máu, nhịp đập của mạch,…

5.2 Máy đo điện tâm đồ theo nguồn điện cung cấp

Máy đo điện tâm đồ theo nguồn điện cung cấp là những máy dùng dòng điện 1 chiều hoặc dòng điện xoay chiều. Thường nguồn điện 1 chiều dùng ở loại máy đo điện tim dạng xách tay, có sạc để thuận tiện.

5.3 Máy đo điện tâm đồ theo cách in tín hiệu điện tim ra giấy

Máy đo điện tâm đồ theo cách in tín hiệu điện tim ra giấy gồm 3 loại: Máy đo điện tim có đầu ghi quang, máy đo điện tim có đầu ghi nhiệt và máy đo điện tim có đầu ghi mực trên băng giấy.

Tham khảo: Chất xơ là gì? Có cần thiết cho chế độ ăn uống lành mạnh?

6. Các bước đo điện tâm đồ

Sau khi người bệnh đã chuẩn bị xong, bác sĩ sẽ gắn điện cực lên các vị trí cần đo: ngực, cổ chân, cổ tay người bệnh. Tín hiệu điện tim, bao gồm cả các sóng điện bất thường sẽ được máy ghi lại và hiển thị theo các đường gấp khúc. Sau khi đã có đầy đủ thông tin, bác sĩ sẽ tháo điện cực, hoàn tất thủ tục đo.

Trong khi đo điện tâm đồ, người bệnh nằm im thư giãn, không căng thẳng, không kích động vì điều này có thể khiến kết quả sai lệch. Vị trí điện cực dính trên da không gây hại, gây đau đớn cho người bệnh. Một số trường hợp có thể ngứa tại vùng da áp điện cực, tuy nhiên rất hiếm gặp.

Sau khi quá trình đo điện tim kết thúc, người bệnh có thể sinh hoạt bình thường. Ngoài phương pháp đo điện tâm đồ tiêu chuẩn, nếu có nghi ngờ thiếu máu cơ tim hay rối loạn nhịp tim thì bác sĩ có thể chỉ định tiến hành thêm kỹ thuật khác như Holter 24h. Khi có kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và tư vấn phương pháp điều trị cho người bệnh nếu phát hiện những bất thường hoặc có bệnh lý về tim mạch.

7. Địa chỉ điện tâm đồ uy tín

Điện tâm đồ giúp đánh giá, theo dõi hiệu quả điều trị nội khoa, sau can thiệp đặt stent mạch vành, hay phát hiện sớm tình trạng nhồi máu cơ tim tái phát. Phương pháp này giữ vai trò quan trọng, nhiều người bệnh đã được đưa đi cấp cứu, cứu sống kịp thời nhờ áp dụng phương pháp chẩn đoán chính xác, nhanh này.

Đo điện tâm đồ là xét nghiệm chẩn đoán thường quy được triển khai rộng rãi tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát. Với mục tiêu tầm soát, chẩn đoán, điều trị bệnh tim mạch Bệnh viện đã đầu tư hệ thống thiết bị hiện đại để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh. Người bệnh đến thăm khám sẽ được thăm khám bởi các giáo sư, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, đưa ra phác đồ điều trị cá thể hóa nhằm giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng và rút ngắn thời gian chữa bệnh.

Ngay hôm nay hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát để tầm soát và thăm khám các bệnh lý tim mạch sớm nhất qua số 📲Hotline: 0869 775 115 – 086 680 5115 – 096 227 9115.

 

  1. Electrocardiogram (ECG or EKG). Mayoclinic. https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/ekg/about/pac-20384983
  2. What is an electrocardiogram (ECG)? Ncbi. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK536878

Theo dõi Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát trên 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT

Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Email: cskh@benhvienhongphat.vn

Website: https://benhvienhongphat.vn

Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat

Facebook: Bệnh viện Hồng Phát

Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat

Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat

Hotline (24/24h): (024)3942 9999

Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍHoặc gọi 0869 775 115 - 096 227 9115 để được hỗ trợ trực tiếp



    Bs Lê Thanh Hải

    Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát

    *Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999