Với nhiều người, nhất là giới cầu thủ, chấn thương đứt dây chằng đầu gối có thể là dấu chấm hết cho sự nghiệp của họ. Chấn thương đứt dây chằng khớp gối có thể khiến người bệnh mất khả năng vận động khớp gối nếu không điều trị kịp thời.
1. Chấn thương dây chằng khớp gối
Khớp gối là loại khớp phức tạp, hoạt động với sự phối hợp của nhiều cấu trúc mà trong đó, các dây chằng trong và quanh khớp gối giữ vai trò vô cùng quan trọng. Dây chằng khớp gối không chỉ hỗ trợ vận động mà còn là bộ phận quan trọng giữ vững gối.
Tuy nhiên, chỉ cần một tổn thương bất ngờ như chấn thương khi chơi thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt như trượt chân, ngã cầu thang cũng có thể gây rách, đứt dây chằng khớp gối.
2. Nỗi ám ảnh từ chấn thương dây chằng khớp gối
Tại Việt Nam, tỷ lệ người gặp phải chấn thương dây chằng khớp gối khá cao, đặc biệt là ở nam giới, những người tham gia hoạt động thể thao như bóng đá, cầu lông, tennis,… và cả những người lao động nặng nhọc.
Những chấn thương dây chằng khiến khớp gối lỏng lẻo, nếu không phát hiện và kịp thời điều trị có thể gây ra thoái hóa khớp gối, gây đau đớn khi vận động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Khớp gối khi đứt dây chằng có thể chỉ đau trong một vài tuần đầu rồi tự giảm dần nên đa số bệnh nhân chủ quan không tới các cơ sở y tế để khám chữa bệnh.
Tình trạng này nếu không điều trị ngay có thể dẫn đến hệ lụy gây sưng đau khớp gối mỗi khi vận động. Nguy hiểm hơn nữa, nếu chấn thương để lâu gây thoái hóa khớp gối thì có thể sẽ không thể thực hiện phẫu thuật tái tạo dây chằng mà phải thay khớp gối nhân tạo.
3. Khi nào cần phẫu thuật dây chằng khớp gối?
Chấn thương đứt dây chằng khớp gối nếu phát hiện và điều trị sớm thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn bởi vì các cấu trúc khớp khi đó chưa bị tổn thương quá nhiều, khả năng phục hồi nhanh hơn.
Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát đã ứng dụng thành công phương pháp mổ nội soi tiên tiến nhất để điều trị các trường hợp đứt dây chằng khớp gối.
Với sự kết hợp của kỹ thuật hiện đại cùng quy trình chăm sóc hậu phẫu chu đáo cho bệnh nhân, tỷ lệ phục hồi sau mổ khá cao lên đến 95%. Thời gian phục hồi hoàn toàn còn tùy thuộc vào mức độ tổn thương cùng với cơ địa và khả năng tập luyện sau phẫu thuật của người bệnh.
Tuy nhiên, người bệnh không cần quá lo lắng vì không phải tất cả mọi trường hợp tổn thương dây chằng khớp gối đều cần can thiệp phẫu thuật. Việc này còn tùy vào tình trạng khớp gối, loại dây chằng bị tổn thương, nhu cầu vận động của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phẫu thuật hay là điều trị bảo tồn.
Nhưng nếu bác sĩ chỉ định không chính xác có thể khiến tình trạng khớp gối nặng nề hơn, dẫn đến thoái hóa khớp gối nghiêm trọng, đau hoặc mất vững gối.
Bởi vậy, Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát khuyến cáo người bệnh khi gặp phải chấn thương ở khớp gối, nếu thấy sưng đau đặc biệt khi vận động thì nên lập tức đi khám và điều trị để bảo toàn khớp gối.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT
Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: cskh@benhvienhongphat.vn
Website: https://benhvienhongphat.vn
Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat
Facebook: Bệnh viện Hồng Phát
Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat
Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat
Hotline (24/24h): (024) 3942 9999
Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115
Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát
Trên 18 năm thành lập
Chuyên môn cao
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi
Nhập khẩu Châu Âu, Mỹ
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế
Chăm sóc khách hàng
chu đáo
*Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Viêm tuyến giáp Hashimoto ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Xét nghiệm vi sinh bao gồm những xét nghiệm nào?
Rối loạn tuyến giáp khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?
Magie là gì và tại sao cơ thể bạn cần nó?
Bạn đã biết lợi ích của men vi sinh probiotic đối với sức khỏe
U tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Xét nghiệm chức năng đông máu và ý nghĩa các xét nghiệm đông máu
Bệnh tuyến giáp ở trẻ em kẻ thù kìm hãm sự phát triển của trẻ
Tuyến yên nằm ở vị trí nào? Chức năng của nó là gì?
Nhiễm sắc thể và các bệnh do bất thường nhiễm sắc thể