Tư vấn chuyên môn Bài Viết
TTƯT. BSCKII TRẦN VĂN BÔNG
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát
ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠChăm sóc vết thương sau mổ tuyến giáp là một trong những vấn đề mà Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát tiếp nhận nhiều nhất từ phía người bệnh. Để giải đáp vấn đề này, Bác sĩ chuyên khoa Nội tiết sẽ trực tiếp tư vấn và giải đáp cho người bệnh. Hy vọng qua chuyên mục hỏi đáp này, người bệnh sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để chăm sóc và hồi phục sức khỏe sau mổ tuyến giáp.
1. Quan sát và đánh giá vết khâu sau phẫu thuật tuyến giáp
Quan sát vùng mổ, nếu ngay sau mổ, vết mổ, vùng mổ sưng nề nhiều thì nên chườm đá, chườm mát và cử động nhẹ nhàng trong 3 hôm đầu.
Nếu không có dẫn lưu, thì người bệnh nên quan sát băng có dịch hoặc máu thấm hay không, nếu có thì thay băng hằng ngày. không thì 2 đến 3 ngày thay băng 1 lần. Lưu ý: không nên thay nhiều, vết thương cần yên tĩnh mới liền tốt được.
Nếu có dẫn lưu thì quan sát màu của dẫn lưu, nếu màu cứ nhạt dần thì là tốt. Số lượng dịch dẫn lưu ít dần thì là tốt. Dẫn lưu chảy đều tức là không bị tắc. Khi còn khoảng 1 đến 2ml dịch trong là rút dẫn lưu được.
2. Thời gian cắt chỉ sau phẫu thuật tuyến giáp
Nếu Bác sĩ khâu chỉ mũi rời thì ở vùng cổ 5 đến 7 ngày có thể cắt chỉ được, không nên để lâu sẽ hằn chỉ giống như chân rết. Các vùng khác trên cơ thể như ở chân thì phải để 7 đến 10 ngày mới cắt chỉ.
Nếu Bác sĩ khâu thẩm mỹ, khâu luồn bên trong mà là chỉ tiêu, có 2 đầu chỉ thì sau 5 ngày cắt 2 đầu chỉ. Nếu Bác sĩ khâu luồn bên trong mà là chỉ không tiêu thì sau 5 ngày có thể rút chỉ.
3. Thay rửa vết thương sau mổ tuyến giáp
Lưu ý không thay băng nhiều nếu băng khô, thậm chí có loại băng có thể để từ lúc mổ đến lúc ra viện mới thay, có thể tắm thoải mái không sợ nước vào vết thương.
Khi rửa vết thương, nếu vết thương nhiều máu thì rửa oxy già trước, sau đó rửa lại bằng nước muối, cuối cùng sát trùng bằng dung dịch cồn 70 độ hoặc dung dịch betadin. Chỉ bôi cồn, betadin xung quanh vết mổ, không rửa trực tiếp vào vết mổ làm cháy, bỏng vết thương dẫn đến vết thương liền kém và không đẹp.
Sau 7 đến 10 ngày, vết mổ đã khô, đã cắt chỉ, đã rút dẫn lưu, không cần băng vết thương nữa, bỏ băng để vết thương khô, thoáng.
Khi đi tắm có thể băng lại, tắm xong tháo ra, rửa lại bằng nước muối sau đó chấm khô là được, không cần băng nữa. Sau mổ 1 tuần có thể bôi thuốc chống sẹo, bôi thử ở mặt trong cẳng tay trước, nếu không bị dị ứng như nổi mẩn đỏ thì sẽ bôi vào vết mổ.
4. Những lưu ý người bệnh cần phải biết sau khi phẫu thuật tuyến giáp
Ngay sau mổ nên vận động nhẹ nhàng cổ và tăng dần sau 2 đến 3 ngày. Sau mổ 10 ngày cử động cổ bình thường, có thể chườm thêm nước ấm để làm mềm vết thương.
Không nên để nắng chiếu trực tiếp vào vết mổ. Vết mổ và vùng mổ sẽ nề và sệ nhẹ ở người lớn tuổi, sau vài tháng mới phẳng được. Một tháng sau mổ sẽ xuất hiện cảm giác khó thở, nuốt vướng, nói khó. Vì thế nên vận động cổ, chườm ấm để tình trạng đỡ dần trong vài tháng sau.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT
Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: cskh@benhvienhongphat.vn
Website: https://benhvienhongphat.vn
Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat
Facebook: Bệnh viện Hồng Phát
Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat
Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat
Hotline (24/24h): (024) 3942 9999
Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115
Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát
Trên 18 năm thành lập
Chuyên môn cao
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi
Nhập khẩu Châu Âu, Mỹ
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế
Chăm sóc khách hàng
chu đáo
*Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Xét nghiệm vi sinh bao gồm những xét nghiệm nào?
Rối loạn tuyến giáp khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?
Magie là gì và tại sao cơ thể bạn cần nó?
Bạn đã biết lợi ích của men vi sinh probiotic đối với sức khỏe
U tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Xét nghiệm chức năng đông máu và ý nghĩa các xét nghiệm đông máu
Bệnh tuyến giáp ở trẻ em kẻ thù kìm hãm sự phát triển của trẻ
Tuyến yên nằm ở vị trí nào? Chức năng của nó là gì?
Nhiễm sắc thể và các bệnh do bất thường nhiễm sắc thể
Tuyến thượng thận là gì? Những bệnh liên quan đến tuyến thượng thận