Tất niên nhậu liên miên… nhưng đừng để bia rượu “hạ gục” bạn trên bàn nhậu khiến cơ thể chịu tổn thương, ảnh hưởng tới sức khỏe nhé! Tham gia các bữa tiệc gặp mặt, tất niên, tân niên, họp lớp,… là điều không thể tránh khỏi để đón chào năm mới nhưng dù là vì bất cứ lý do nào, bạn cũng đừng nên “xõa quên đường về”. Nếu bạn đang mắc phải 1 trong số 3 thói quen sau thì hãy loại bỏ ngay để không phải “nằm gục” trên bàn nhậu.
1. Để bụng đói khi uống rượu
Đây là thói quen của rất nhiều người. Cứ ngồi vào bàn nhậu là chỉ biết nhậu mà ăn rất ít, thậm chí là không ăn gì. Sai lầm này sẽ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trường hợp xấu còn phải nhập viện cấp cứu.
Khi nạp một lượng lớn chất cồn từ rượu, người uống sẽ có tình trạng say, đầu óc quay cuồng, khó kiểm soát hành động, gây nôn ói, nói nhiều,… Nếu chỉ uống mà không ăn thì người uống sẽ dễ say hơn vì lúc đó bụng trống không và chỉ chứa rượu. Khi ngủ, bụng đói sẽ xuất hiện nguy cơ bị hạ đường huyết, dễ dẫn tới di chứng trên nào, thậm chí là tử vong đột ngột.
Lời khuyên: Trước khi nhậu và trong bữa nhậu, hãy nạp thức ăn vào dạ dày, tốt nhất là các thức ăn từ tinh bột (cơm, bún, mỳ,…) hoặc đồ ngọt để “tráng ruột” và hạn chế các nguy cơ gây ra từ rượu.
2. Uống dồn dập, liên tục
Theo nghiên cứu, nam giới không nên uống quá 20 gam/ ngày, cụ thể là không quá 500ml loại bia 5% và 60ml loại rượu 39,9%. Đối với nữ giới sẽ phải giảm đi một nửa, tức là không uống quá 10 gam/ ngày, cụ thể là 250ml loại bia 5% và 30ml loại rượu 39,9%.
Nhưng thực tế, không phải ai cũng để tâm tới những số liệu này, đặc biệt là nam giới. Cứ ngồi vào bàn nhậu là uống dồn dập, uống liên tục với đủ các lý do chúc tụng, uống chung, uống riêng, rồi cả uống “chứng kiến”,… Khi zô liên tục trong khoảng 30 phút, cơ thể sẽ gây ra phản ứng say khiến đau đầu, choáng váng, đi không vững, nói không rõ tiếng,…
Lời khuyên: Trong các cuộc vui, rất khó để kiểm soát và trạng thái từ “không say” chuyển sang “say” cũng sẽ rất nhanh. Vì thế, ngay khi còn tỉnh táo, bạn hãy làm chủ và tiết chế lại việc dung nạp rượu.
3. Uống đủ các loại, bia rượu lẫn lộn
Khuyến cáo chỉ nên chọn một loại bia hoặc rượu để uống trong một bữa nhậu để tránh tình trạng bia rượu lẫn lộn, say càng thêm say. Mỗi thứ một chút ít sẽ khiến cơ thể dung nạp một lượng cồn lớn, không chỉ khiến người uống nhanh say mà còn để lại “dư âm” lâu dài và chưa kể đến sự tích tụ và những hệ hụy sau đó.
Lời khuyên: Chỉ nên chọn một loại rượu/bia để kiểm soát được lượng uống vào cơ thể.
Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy mình bắt đầu say, đã say và cần phải giải rượu thì hãy dùng ngay các loại nước uống sau: nước lọc, nước mía, nước gừng tươi, chè xanh, nước cam pha mật ong, sữa chua hoặc dùng cháo nóng, ăn cà chua hoặc chuối.
Theo thống kê, việc sử dụng rượu bia ở Việt Nam đã dẫn tới 79.000 người tử vong trong năm 2016 và con số đó không hề thuyên giảm trong những năm gần đây. Tới hiện tại, hàng năm các bệnh viện đều phải tiếp nhận tới hàng trăm nghìn ca điều trị bệnh do rượu, bia gây nên.
Người say rượu không chỉ khiến cơ thể suy nhược hiện thời mà về lâu dài rượu còn có nguy cơ làm giảm trí nhớ, gây thiếu máu, nhiễm độc, viêm gan, tiểu đường và các bệnh về xương như: loãng xương, gút,… Chính vì thế, hãy uống rượu có kiểm soát để ngày Tết là ngày vui và bảo vệ sức khỏe cho chính mình.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT
Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: cskh@benhvienhongphat.vn
Website: https://benhvienhongphat.vn
Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat
Facebook: Bệnh viện Hồng Phát
Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat
Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat
Hotline (24/24h): (024) 3942 9999
Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115
Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát
Trên 18 năm thành lập
Chuyên môn cao
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi
Nhập khẩu Châu Âu, Mỹ
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế
Chăm sóc khách hàng
chu đáo
*Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Xét nghiệm vi sinh bao gồm những xét nghiệm nào?
Rối loạn tuyến giáp khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?
Magie là gì và tại sao cơ thể bạn cần nó?
Bạn đã biết lợi ích của men vi sinh probiotic đối với sức khỏe
U tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Xét nghiệm chức năng đông máu và ý nghĩa các xét nghiệm đông máu
Bệnh tuyến giáp ở trẻ em kẻ thù kìm hãm sự phát triển của trẻ
Tuyến yên nằm ở vị trí nào? Chức năng của nó là gì?
Nhiễm sắc thể và các bệnh do bất thường nhiễm sắc thể
Tuyến thượng thận là gì? Những bệnh liên quan đến tuyến thượng thận