Xét nghiệm chức năng đông máu và ý nghĩa các xét nghiệm đông máu

Thạc sĩ Bác sĩ Vũ Văn Tân


Tư vấn chuyên môn Bài Viết

ThS. BS VŨ VĂN TÂN

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠ
 

Xét nghiệm chức năng đông máu cũng là một trong những xét nghiệm quan trọng đối với một số trường hợp cụ thể. Đông máu có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sống, là một quá trình sinh lý của cơ thể giúp hạn chế sự chảy máu ra bên ngoài.

Xét nghiệm chức năng đông máu và ý nghĩa các xét nghiệm đông máu
Xét nghiệm chức năng đông máu và ý nghĩa các xét nghiệm đông máu

1. Cơ chế và ý nghĩa quá trình đông máu

Xét nghiệm đông máu là xét nghiệm đo khả năng đông máu và thời gian đông máu. Nhờ xét nghiệm này, bác sĩ đánh giá nguy cơ chảy máu hoặc vị trí hình thành cục máu đông (huyết khối) trong mạch máu. (1)

Quá trình đông máu chính là sự thay đổi tính chất của máu, chuyển từ thể lỏng thành thể rắn nhờ sự tham gia của các yếu tố đông máu. Quá trình đông máu hình thành là do sự va chạm của các tiểu cầu với vết xước thành mạch, kích thích chuyển fibrinogen thành fibrin. Chúng tạo thành một mạng lưới, liên kết lại tạo thành cục máu đông.

Quá trình đông máu giúp bịt kín các lỗ trên thành mạch, tránh hiện tượng mất máu do tai nạn gây nguy hiểm tính mạng. Kết quả của xét nghiệm này còn cho biết thời gian máu chảy, co cục máu đông. Căn cứ vào kết quả đó, bác sĩ sẽ phát hiện bất thường đông máu ở thời kỳ đầu do thiếu vitamin C, dự đoán được nguy cơ mất nhiều máu hay hình thành cục máu đông bất thường ở mạch máu, số lượng hoặc chất lượng tiểu cầu giảm cùng các hội chứng rối loạn đông máu.

Ngoài ra, xét nghiệm này cũng sẽ giúp bác sĩ đánh giá được mức độ tiến triển của bệnh về gan, và một số bộ phận của cơ thể hoặc hội chứng liên quan trực tiếp với rối loạn đông máu. Các nhà nghiên cứu, kỹ thuật viên xét nghiệm còn ứng dụng quá trình đông máu để tách huyết thanh làm nguyên liệu xét nghiệm trong các xét nghiệm kháng thể.

Các yếu tố tham gia quá trình đông máu gồm:

  • Prothrombin: một loại protein huyết thanh hình thành nên Thrombin xúc tác cho quá trình chuyển Fibrinogen thành Fibrin.
  • Fibrinogen: tiền chất để tạo thành Fibrin.
  • Thromboplastin: tham gia vào quá trình đông máu ngoại sinh, được sản xuất bởi mô tổn thương. Chúng có tác dụng thay thế protein huyết tương và phospholipid tiểu cầu.
  • Ca++: tham gia vào quá trình đông máu, không có ion Ca++ thì quá trình đông máu không xảy ra.
  • Các tế bào máu: trong đó, hồng cầu, bạch cầu giúp hình thành cục máu đông và tiểu cầu giải phóng các chất chất tham gia vào quá trình đông máu.
  • Phức hợp Prothrombinase xúc tác giúp chuyển thành Thrombin từ Prothrombin.

Khi tại vị trí mạch máu bị tổn thương, tiểu cầu tiếp xúc với sợi collagen dưới nội mạch sẽ phồng to lên, đồng thời tiết ra các chất như ADP và Thromboxan A2 để hoạt hoá các tiểu cầu xung quanh hình thành nút tiểu cầu để bịt kín các vết rách li ti trên thành mạch.

Cục máu đông hình thành trải qua 3 giai đoạn: Tiểu cầu giải phóng phospholipid và kết hợp cùng với một số yếu tố khác tạo thành phức hợp prothrombinase. Sau đó, phúc hợp này xúc tác quá trình chuyển prothrombin thành thrombin. Thrombin lại có tác dụng xúc tác tạo fibrin từ fibrinogen. Cuối cùng, mạng lưới fibrin sẽ bắt giữ các tế bào máu tạo thành cục máu đông bịt kín chỗ tổn thương lớn.

xét nghiệm chức năng đông máu nhằm chẩn đoán bệnh gì?
Xét nghiệm chức năng đông máu nhằm chẩn đoán bệnh gì?

2. Các xét nghiệm chức năng đông máu

2.1 Đếm số lượng tiểu cầu

Số lượng tiểu cầu ở người bình thường khoảng 150 – 450 G/L. Số lượng này là yếu tố quyết định đến giai đoạn cầm máu ban đầu, ảnh hưởng mật thiết đến chức năng đông máu. Nếu số lượng tiểu cầu ít có thể gặp các vấn đề đông máu như: máu khó đông, rối loạn đông máu…

Phương pháp đem số lượng tiểu cầu nhờ xét nghiệm tổng phân tích máu. Các kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ lấy máu cho vào ống có chất chống đông EDTA, lắc đều. Sau đó cho vào máy và ra lệnh máy xét nghiệm tổng phân tích máu hoạt động. Khi có kết quả, bác sĩ sẽ đọc kết quả và kết luận.

2.2 Xét nghiệm PT – Prothrombin time

Xét nghiệm PT – Prothrombin time là xét nghiệm khảo sát thời gian hình thành một cục máu đông trong mẫu máu xét nghiệm. Tùy vào các yếu tố khác: fibrinogen, thromboplastin,… sẽ cho kết quả khác nhau.

Kết quả xét nghiệm này được biểu thị dưới dạng:

  • PT(s): Trị số bình thường thời gian hình thành cục máu đông rơi vào khoảng 10 – 14 giây tùy phòng xét nghiệm.
  • PT%: Giá trị tỷ lệ của phức hệ Prothrombin trong mẫu xét nghiệm so với mẫu chuẩn bình thường nằm trong khoảng 70% – 140%. Nếu ở mức thấp hơn thì quá trình đông máu đang gặp vấn đề.
  • INR (chỉ số bình thường hóa quốc tế): Có vai trò trong theo dõi để chỉnh liều ở những người sử dụng thuốc chống đông kháng vitamin K. Chỉ số này bình thường chỉ nằm trong khoảng 0,8 – 1,2 nhưng vẫn có một số trường hợp đặc biệt lên 2 – 3 nhưng vẫn được đánh giá bình thường.

2.3 Xét nghiệm thời gian Thromboplastin từng phần được hoạt hoá

Xét nghiệm thời gian Thromboplastin từng phần được hoạt hoá (APTT) là xét nghiệm khảo sát con đường đông máu nội sinh. Thời gian Thromboplastin từng phần được hoạt hoá bình thường nằm ở khoảng 30 – 35 giây và tỷ lệ giữa APTT của mẫu xét nghiệm so với mẫu chuẩn có giá trị trong khoảng 0,85 – 1,25 là bình thường.

Tham khảo: Xét nghiệm huyết học và ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh

2.4 Xét nghiệm Thrombin time

Xét nghiệm Thrombin time đo thời gian cần thiết để thúc đẩy phản ứng của fibrinogen với fibrin khi có mặt trombin. Thời gian đông ở người sức khỏe bình thường là 15 – 25 giây. Tỷ lệ giữa Thrombin time mẫu xét nghiệm với Thrombin time mẫu chuẩn bình thường nằm trong khoảng 0,85 – 1,25. (2)

2.5 Xét nghiệm định lượng các yếu tố đông máu

Xét nghiệm này giúp định lượng Fibrinogen cho biết lượng Fibrinogen huyết tương người bình thường khoảng 2 – 4g/l và định lượng các yếu tố đông máu nội sinh, ngoại sinh. Các yếu tố đông máu bình thường có hoạt tính từ 50 – 150%. Ngoài ra còn định lượng các yếu tố kháng đông tự nhiên: PC (Protein C), PS (Protein S), AT – III (Anti – Thrombin III).

2.6 Xét nghiệm gen đông máu

Một số gen nhất định di truyền từ bố mẹ sang con có ảnh hưởng đến quá trình đông máu. Những gen này nằm trên NST X nên tỷ lệ xuất hiện gen gây rối loạn đông máu ở bé trai cao hơn bé gái. Do vậy, xét nghiệm gen đông máu cũng là xét nghiệm cần thiết khi bố mẹ lo cho sức khỏe con cái.

cơ chế xét nghiệm chức năng đông máu như thế nào?
Cơ chế xét nghiệm chức năng đông máu như thế nào?

3. Những lưu ý khi xét nghiệm chức năng đông máu

Hầu hết các loại xét nghiệm đông máu được thực hiện trên hệ thống máy tự động với sự giám sát của đội ngũ kỹ thuật viên giỏi đảm bảo cho kết quả chính xác. Xét nghiệm này thường được thực hiện ở những người cần theo dõi hoặc trước, sau phẫu thuật. Tuy nhiên kiểm tra chức năng đông máu cũng là “chìa khóa” bảo vệ sức khỏe. Vì vậy bạn nên đi xét nghiệm định kỳ hoặc khi có các bất thường như:

  • Chảy máu quá nhiều.
  • Chảy máu cam, chảy máu nướu răng.
  • Chảy máu trên 4 phút không thấy hiện tượng đông máu.
  • Trên da xuất hiện các vết bầm tím quá mức.
  • Máu có trong phân hoặc nước tiểu.
  • Viêm khớp triệu chứng.
  • Chu kỳ kinh nguyệt nặng ở phụ nữ.
  • Thai phụ sảy thai nhiều lần giai đoạn đầu hoặc băng huyết sau sinh.

Một số tình trạng có thể ảnh hưởng đến vấn đề đông máu bao gồm:

  • Bệnh gan: đông máu quá mức.
  • Máu khó đông: không có khả năng đông máu do cơ thể tạo ra một số yếu tố đông máu không chính xác hoặc không hề tạo ra.
  • Thiếu vitamin K có thể cũng gây ra sự hình thành cục máu đông bất thường.

Xét nghiệm chức năng đông máu, bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Trước khi đi xét nghiệm chức năng đông máu không sử dụng rượu, bia, các chất kích thích vì các chất này làm thay đổi tính chất, thành phần của máu gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Nếu đang sử dụng thuốc làm loãng máu phải báo cáo với bác sĩ trước khi xét nghiệm.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm: thịt bò, bông cải xanh trước khi đi xét nghiệm 2 – 3 ngày bởi nó ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Thời điểm xét nghiệm thích hợp nhất là sáng sớm.

Dựa vào kết quả xét nghiệm chức năng đông máu bác sĩ sẽ có những lời khuyên, hướng điều trị thích hợp. Trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy các vấn đề về rối loạn đông máu thì bác sĩ sẽ chỉ định bạn phải điều trị bằng các loại thuốc giúp điều chỉnh chức năng đông máu và lời khuyên về chế độ sinh hoạt phù hợp để cải thiện sức khỏe.

xét nghiệm chức năng đông máu gồm những xét nghiệm gì?
Xét nghiệm chức năng đông máu gồm những xét nghiệm gì?

4. Xét nghiệm chức năng đông máu tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

Nếu chỉ căn cứ vào những dấu hiệu triệu chứng lâm sàng, tiền sử bản thân và gia đình… thì chưa đủ để có kết luận chính xác về tình trạng rối loạn đông máu.

Quy trình xét nghiệm đông máu gồm các bước:

  • Kỹ thuật viên xét nghiệm sẽ khủ trùng một chỗ trên mu bàn tay hoặc bên trong khuỷu tay, rồi chèn một cây kim vào tĩnh mạch.
  • Sau đó sẽ rút và lấy máu của bạn và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích, kiểm tra.

Sau khi lấy máu, tại vị trí lấy máu có thể bầm tím tại chỗ, đau nhẹ. Tuy nhiên nếu không lựa chọn địa chỉ uy tín có thể gây nhiễm trùng hoặc sai lệch kết quả gây ảnh hưởng trực tiếp tới hướng điều trị, và sự tiến triển bệnh tình của người bệnh.

Để đánh giá chính xác tình trạng bệnh, Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát đã trang bị các trang thiết bị hiện tại, phòng xét nghiệm tiêu chẩn, cùng với đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên có chuyên môn giỏi, tận tâm với nghề. Khi thực hiện xét nghiệm chức năng đông máu tại Bệnh viện, người bệnh không cần phải xếp hàng chờ đợi và nhận kết quả trong ngày.

Hy vọng những chia sẻ trên đây giúp bạn hiểu về cơ chế máu đông và tầm quan trọng của xét nghiệm đông máu. Chủ động thực hiện xét nghiệm này giúp bạn biết được chính xác tình trạng sức khỏe và kịp thời phát hiện để điều trị các bệnh lý nguy hiểm như: bệnh bạch cầu, rối loạn trong gan, thiếu vitamin, hoặc nhiễm trùng.

Xét nghiệm chức năng đông máu là một trong những xét nghiệm máu quan trọng nên hiểu rõ. Mọi thắc mắc cần giải đáp quý khách vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát qua số 📲Hotline: 0869 775 115 – 086 680 5115 – 096 227 9115 để được tư vấn tốt nhất.

🗓 Cập nhật lần cuối: 09:54 17/06/2024
  1. Medically reviewed by University of Illinois – Written by Ann Pietrangelo – Updated on September 17, 2018. Coagulation Tests. Healthline. https://www.healthline.com/health/coagulationtests#:~:text=Coagulation%20tests%20measure%20your%20blood’s,somewhere%20in%20your%20blood%20vessels
  2. Tests of the Vascular Platelet Phase of Hemostasis. Ncbi. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK265

Theo dõi Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát trên 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT

Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Email: cskh@benhvienhongphat.vn

Website: https://benhvienhongphat.vn

Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat

Facebook: Bệnh viện Hồng Phát

Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat

Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat

Hotline (24/24h): (024) 3942 9999

Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍHoặc gọi 0869 775 115 - 096 227 9115 để được hỗ trợ trực tiếp



    Bs Lê Thanh Hải

    Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát

    *Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999