Viêm khớp dạng thấp và những điều cần biết để bảo vệ sức khỏe khớp

Trần Thị Tô Châu


Tư vấn chuyên môn Bài Viết

TS. BS TRẦN THỊ TÔ CHÂU

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠ
 

Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến màng hoạt dịch của khớp từ từ bào mòn xương và dẫn đến biến dạng khớp. Nếu người bệnh chủ quan không điều trị sẽ có nguy cơ tàn phế rất cao. Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát tìm hiểu các lý do và cách điều trị căn bệnh này hiệu quả, chuẩn khoa học ngay trong bài viết bên dưới.

Viêm khớp dạng thấp ở đối tượng nào? Làm sao để chẩn đoán đúng bệnh
Viêm khớp dạng thấp ở đối tượng nào? Làm sao để chẩn đoán đúng bệnh

1. Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý viêm khớp tự miễn mãn tính do tổn thương xuất phát từ màng hoạt dịch của khớp. Bệnh lý phổ biến nhiều ở nữ so với nam và thường gặp ở độ tuổi trung niên kèm các dấu hiệu lâm sàng.

Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi trục trặc hệ thống miễn dịch vốn có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn/virus và tấn công các mô lành trong cơ thể khiến cho các khớp trở nên sưng, nóng, đỏ và đau. (1)

Bệnh thường ảnh hưởng đến khớp đối xứng trong cơ thể như cả hai tay, hai đầu gối, hai cổ tay. Nếu tình trạng viêm xuất hiện ở nhiều khớp thì được gọi là viêm đa khớp dạng thấp. 

Tham khảo thêm: Chụp X-quang có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Các triệu chứng nguy hiểm của Viêm Khớp Dạng Thấp (Nguồn: Báo Sức khoẻ & Đời sống – Ấn phẩm báo chí chuyên về sức khỏe trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam)

2. Giai đoạn của viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp tiến triển, cơ thể người bệnh sẽ thay đổi, có thể nhìn thấy và cảm nhận được trong khi những thay đổi khác không gây bất kỳ cảm giác gì. Tùy từng giai đoạn bệnh sẽ có mục tiêu điều trị khác nhau.

2.1 Giai đoạn 1

Giai đoạn đầu của bệnh viêm đa khớp, người bệnh thường có cảm giác cứng khớp, sưng đỏ, đau khớp, viêm khớp. Bên cạnh đó, tình trạng viêm bên trong khớp làm sưng các mô trong khớp. Tuy không tổn thương xương nhưng tổn thương các màng hoạt dịch của khớp. 

2.2 Giai đoạn 2

Màng hoạt dịch bị viêm nặng khiến sụn khớp tổn thương. Khi sụn tổn thương, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn đau, vận động bị hạn chế do sụn​ là mô bao phủ phần cuối của xương tại vị trí khớp.

2.3 Giai đoạn 3

Khi viêm khớp dạng thấp tiến triển đến giai đoạn 3 là tình trạng khá nghiêm trọng. Thời điểm này, tổn thương ảnh hưởng cả xương. Sụn giữa các xương bị bào mòn nên xương cọ xát vào nhau khiến người bệnh sưng và đau. Một số người có thể mất khả năng vận động hoặc yếu cơ. 

2.4 Giai đoạn 4

Ở giai đoạn cuối, các khớp ngưng hoạt động, người bệnh sưng đau và không vận động được. Các khớp bị hỏng có thể gây chứng dính khớp. 

Nguyên nhân và các dấu hiệu cảnh báo viêm khớp dạng thấp
Nguyên nhân và các dấu hiệu cảnh báo viêm khớp dạng thấp

3. Nguyên nhân gây viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh khi hệ miễn dịch thay vì bảo vệ lại quay sang tấn công màng hoạt dịch. Kết quả làm dày bao hoạt dịch, phá hủy sụn và xương trong khớp. Các dây chằng và gân giữ khớp với nhau cũng yếu đi và căng ra khiến khớp mất đi hình dạng ban đầu và sự liên kết.

Nhiều ý kiến cho rằng bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng viêm khớp dạng thấp. Tuy gen không trực tiếp gây bệnh, nhưng gen lại là nguyên nhân khiến bạn dễ bị ảnh hưởng như nhiễm một số virus và vi khuẩn gây bệnh viêm khớp dạng thấp. 

Người có nguy cơ mắc bệnh cao nếu có nhiều các yếu tố rủi ro như:

  • Giới tính: Nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp ở phụ nữ cao gấp 2 – 3 lần so với nam giới, tuy nhiên, nam giới mắc bệnh thường gặp các triệu chứng nặng hơn. (2)
  • Tuổi tác: Viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường khởi phát ở tuổi trung niên.
  • Di truyền: Nếu một thành viên trong gia đình bị viêm khớp dạng thấp, nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn.
  • Hút thuốc lá: Hút thuốc hoặc hít khói thuốc là thường xuyên đều khiến bạn dễ mắc bệnh, đặc biệt là những người có tiền sử gia đình bị bệnh. 
  • Tiếp xúc với chất độc hại: Một minh chứng cho thấy chất phơi nhiễm như amiăng hoặc silica làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. 
  • Thừa cân – béo phì: Những người thừa cân hoặc béo phì, đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống sẽ có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn.

4. Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp

Người bệnh viêm khớp dạng thấp thường có các triệu chứng như:

  • Khớp sưng, đau
  • Buổi sáng sau khi thức dậy hoặc không hoạt động thường có hiện tượng cứng khớp
  • Sốt, chán ăn, mệt mỏi

Bệnh viêm khớp dạng thấp giai đoạn sớm có xư hướng ảnh hưởng đến những khớp nhỏ, như khớp nối ngón tay với bàn tay, hay ngón chân với bàn chân. 

Khi bệnh tiến triển các biểu hiện có thể lan đến đầu gối, mắt cá chân, khuỷu tay, cổ tay, hông và vai. Đối với các khớp ở cả hai bên cơ thể đều có những triệu chứng giống nhau. Có đến khoảng 40% người bị mắc bệnh viêm khớp dạng thấp gặp phải các dấu hiệu và triệu chứng không liên quan đến khớp, ảnh hưởng đến các cơ quan, bộ phận khác như: mắt, da, tim, thận, phổi, tuyến nước bọt, mô thần kinh, mạch máu, tủy xương. 

viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh như thế nào?

5. Viêm khớp dạng thấp có nguy hiểm không?

Viêm khớp dạng thấp nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây ra tình trạng:

  • Loãng xương: Viêm khớp dạng thấp cùng một số loại thuốc điều trị có khả năng tăng nguy cơ loãng xương, suy yếu xương và khiến xương giòn, dễ gãy. 
  • Những khối mô cứng hình thành xung quanh các khu vực khớp chịu áp lực lớn, ngoài ra những nốt này ở bất kỳ vị trí nào cũng có thể hình thành, kể cả phổi.
  • Khô mắt và miệng: Viêm khớp dạng thấp có thể khiến người bệnh mắc hội chứng Sjogren – rối loạn làm giảm độ ẩm trong mắt và miệng.
  • Nhiễm trùng: Thuốc được sử dụng trong điều trị có khả năng làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng. 
  • Thành phần cơ thể bất thường: Người bệnh viêm khớp dạng thấp có tỷ lệ mỡ thường cao hơn ngay cả khi chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường.
  • Hội chứng ống cổ tay: Do tình trạng viêm tác động lên cổ tay chèn ép dây thần kinh ở bàn tay và ngón tay gây nên.
  • Bệnh tim mạch: Nguy cơ bị xơ cứng và tắc nghẽn các động mạch như viêm túi bao quanh tim tăng ở người viêm khớp dạng thấp.
  • Ung thư hạch: Người bệnh viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc ung thư hạch cao là nhóm ung thư máu phát triển trong hệ thống bạch huyết.

6. Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra cơ xương khớp tổng quát: các khớp bị đau có đối xứng nhau không, vùng khớp đau nhức, có xuất hiện bướu và nốt dưới da không, có hiện tượng cứng khớp (đặc biệt là vào buổi sáng) không… để chẩn đoán bệnh.

Bác sĩ có thể chỉ định làm một số xét nghiệm như: 

  • Xét nghiệm máu: để xác định số lượng hồng cầu. Những người bị bệnh tự miễn viêm khớp dạng thấp có thể có số lượng tế bào hồng cầu thấp. 
  • Xét nghiệm Protein phản ứng C 
  • Xét nghiệm kháng thể kháng nhân dương tính (ANA)
  • Xét nghiệm kháng thể citrulline theo chu kỳ (anti-CCP)
  • Tốc độ lắng của tế bào máu (ESR): ở đáy ống nghiệm máu đông lại nhanh là dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp
  • Xét nghiệm RF: xét nghiệm định lượng yếu tố dạng thấp có trong máu.
Tìm hiểu thêm: Loãng xương là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị

7. Cách điều trị viêm khớp dạng thấp

Để điều trị viêm khớp dạng thấp, người bệnh cần nghỉ ngơi, tập thể dục, dùng thuốc theo chỉ định hoặc phẫu thuật nhằm khắc phục tổn thương khớp. Tùy thuộc vào tình trạng, yếu tố tuổi tác, tiền sử bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp.

7.1 Điều trị nội khoa

Sử dụng một số thuốc có tác dụng giảm đau và cứng khớp để điều trị viêm khớp dạng thấp như: 

  • Thuốc aspirin, ibuprofen hoặc naproxen có tác dụng giảm đau, chống viêm.
  • Corticosteroid như prednisone.
  • DMARD: giúp can thiệp hoặc ngăn chặn sự tấn công của hệ thống miễn dịch vào khớp.
  • Liệu pháp thuốc sinh học.

7.2 Phẫu thuật

Khi viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng, phẫu thuật là phương pháp duy nhất để phục hồi khả năng vận động của người bệnh. Bác sĩ sẽ thay phần khớp bị tổn thương bằng khớp nhân tạo, thường chỉ định phẫu thuật thay thế nhiều nhất ở khớp gối, khớp háng, xương đùi.

Làm thế nào để điều trị và phòng bệnh viêm khớp dạng thấp
Làm thế nào để điều trị và phòng bệnh viêm khớp dạng thấp

Kiêng ăn gì khi bị Viêm Khớp Dạng Thấp (Nguồn: Báo Sức khoẻ & Đời sống – Ấn phẩm báo chí chuyên về sức khỏe trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam)

8. Cách phòng tránh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có thể được phòng ngừa và kiểm soát nhờ những biện pháp:

  • Duy trì cân nặng: Khả năng tiến triển viêm khớp dạng thấp ở người béo phì cao vì thế cần duy trì cân nặng ổn định.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau trong thực đơn. Kết hợp cùng với cá, gà thay vì thịt đỏ. Tránh ăn quá nhiều chất béo, muối, đường không tốt.
  • Tập thể dục đều đặn: Kết hợp các bài tập đi bộ, bơi, đạp xe giúp làm giảm đáng kể sự mất xương. Tuy nhiên tránh các bài tập có tác động mạnh trong giai đoạn đau khớp trở nên dữ dội.
  • Hạn chế tiếp xúc với chất gây ô nhiễm: Tránh xa amiăng và silica bởi các nghiên cứu đã phát hiện chất này có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nếu thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường hóa chất cần che chắn cẩn thận. 
  • Khám và điều trị kịp thời: Khi có bất kỳ triệu chứng nào bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. Việc điều trị sớm sẽ giúp trì hoãn các tác dụng phụ của bệnh cũng như giảm nguy cơ phát triển bệnh. 

Đặc biệt đối với người bệnh viêm khớp dạng thấp, người bệnh cần cải thiện triệu chứng, phòng ngừa biến chứng. Hầu hết những người bị viêm khớp dạng thấp không có chế độ ăn uống nào có thể điều trị nhưng người bệnh nên ăn ít sữa béo, protein động vật.

Thay vào đó nên ăn lượng nhỏ chất béo bão hòa trong lòng đỏ trứng, dầu thực vật và chất béo chuyển hóa như quả hạch, dầu ô liu, các loại cá béo. Người bệnh cần hạn chế thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, thức ăn nhiều muốn, nhiều đường vì chúng khiến tình trạng xương khớp nặng hơn. 

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát là nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa xương khớp giàu kinh nghiệm, tận tậm, nhiệt tình. Bệnh viện cũng là một trong những đơn vị được nhiều người tin tưởng. Hệ thống máy móc hiện đại để có thể phát hiện sớm các tổn thương của bệnh viêm khớp dạng thấp.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát quý khách vui lòng liên hệ đến số 📲Hotline: 0869 775 115 – 086 680 5115 – 096 227 9115.

 

  1. Rheumatoid Arthritis: Causes, Symptoms, Treatments and More. Arthritis. https://www.arthritis.org/diseases/rheumatoid-arthritis
  2. Sex differences in rheumatoid arthritis: more than meets the eye. Ncbi. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2670321

Theo dõi Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát trên 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT

Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Email: cskh@benhvienhongphat.vn

Website: https://benhvienhongphat.vn

Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat

Facebook: Bệnh viện Hồng Phát

Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat

Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat

Hotline (24/24h): (024) 3942 9999

Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍHoặc gọi 0869 775 115 - 096 227 9115 để được hỗ trợ trực tiếp



    Bs Lê Thanh Hải

    Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát

    *Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999