Tư vấn chuyên môn Bài Viết
TS. BS TRẦN THỊ TÔ CHÂU
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát
ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠThoái hóa khớp là tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Khi lớp sụn bảo vệ đệm các đầu xương bị hư hại, tổn thương dẫn đến thoái hóa khớp. Nếu không được điều trị sớm, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm dẫn đến tàn tật.
1. Tình trạng thoái hóa khớp?
Thoái hóa khớp làm tổn thương sụn khớp và các mô xung quanh khớp. Sụn khớp cấu tạo từ tế bào sụn và chất căn bản, là lớp đệm bao phủ bề mặt xương. Sụn khớp có chức năng bảo vệ, đóng vai trò như một “bộ giảm xóc”.
Trong hơn 100 loại viêm khớp, thoái hóa khớp là tổn thương thường gặp nhất. Theo thống kê, 27 triệu người Mỹ và gần như tất cả mọi người ở độ tuổi 80 đều bị ảnh hưởng bởi tình trạng thoái hóa khớp.
Theo nghiên cứu, thoái hóa khớp liên quan đến vấn đề chủng tộc, tỷ lệ mắc thoái hóa khớp ở người Nhật khá cao, nhưng người Bắc Trung Quốc, người da đen ở Bắc Phi, người Đông Ấn Độ thì tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp lại rất thấp. (1)
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, từ năm 2011 đến 2020 được xem là “Thập niên xương khớp”. Riêng ở Việt Nam, một nghiên cứu về tình trạng thoái hóa khớp cho thấy bệnh thoái hớp khớp ngày càng phổ biến và có dấu hiệu trẻ hóa. Thông kê cho thấy 60% người trên tuổi 65 và 85% người trên tuổi 85 và 30% người trên tuổi 35 gặp vấn đề về khớp. (2)
Tìm hiểu: Loãng xương là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị |
2. Thoái hóa khớp xảy ra ở vị trí nào trên cơ thể
Thoái hóa khớp ảnh hưởng đến mọi khớp trên cơ thể nhất là đối với cột sống, đầu gối, háng, ngón tay, cổ chân… Thông thường, người thoái hóa khớp sẽ gặp triệu chứng ở 1 khớp hoặc một vài khớp cùng lúc. Tùy vào vào vị trí khớp thoái hóa mà sẽ có những cách gọi tên khác nhau:
- Thoái hóa khớp gối: xảy ra khi lớp sụn bao bọc khớp gối bị hao mòn, tổn thương hoặc tiêu biến. Đây là tình trạng thoái hóa thường gặp nhất. Không còn được lớp sụn bảo vệ, phần xương khớp gối chà xát lên nhau gây đau đớn, ảnh hưởng đến khả năng di chuyển. Nhiều trường hợp viêm khớp do thoái hóa thúc đẩy các gai xương trên khớp gối dẫn đến bệnh gai khớp gối.
- Thoái hóa khớp háng: khiến người bệnh đi lại gặp khó khăn. Ở giai đoạn đầu người bệnh thường gặp các cơn đau ở vị trí khác nhau như: đầu gối, háng, đùi, mông. Cơn đau có thể nhói, đau âm ỉ, buốt, cứng phần hông.
- Thoái hóa khớp cùng chậu: gây ra các triệu chứng như đau thắt lưng, hông, tê bì chân khi ngồi lâu, mệt mỏi. Viêm thoái hóa khớp cùng chậu là tình trạng sưng đau ở khớp nối xương cụt nằm dưới cột sống thắt lưng và xương cánh trên. Người bệnh có thể viêm, đau 1 khớp hoặc 2 khớp cùng chậu 1 lúc.
- Thoái hóa khớp cổ tay, bàn tay: thường gặp ở người lớn tuổi, lượng máu được cung cấp để nuôi dưỡng vùng khớp suy giảm gây ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở các sụn. Khiến sức chịu lực do tác động liên tục và hàng ngày lên khớp bị giảm.
- Thoái hóa khớp cổ chân: thường tiến triển chậm, với các triệu chứng giai đoạn đầu mơ hồ, khó nhận biết. Cho đến giai đoạn nặng, người bệnh mới thấy đau vùng khớp cổ chân, nặng nề và vận động không linh hoạt. Người bệnh khi gắng sức hoặc tác động trực tiếp vào vùng khớp bị tổn thương sẽ gây ra các cơn đau nhói.
- Thoái hóa đốt sống cổ: khiến người bệnh cảm thấy đau cổ hoặc thắt lưng. Các gai xương hình thành dọc theo cột sống khớp kích thích các dây thần kinh cột sống gây đau và ngứa ran ở các bộ phận bị ảnh hưởng trên cơ thể.
3. Thoái hóa khớp nguyên nhân do đâu?
3.1 Nguyên nhân thứ phát
Thoái hóa khớp xảy ra ở một số đối tượng có khiếm khuyết di truyền ở những gen có chức năng hình thành sụn dẫn đến hao hụt ở sụn khớp tiến triển thành tình trạng thoái hóa.
Thừa cân cũng làm tăng nguy cơ thoái hóa ở khớp gối, cột sống, hông. Do đó, duy trì chỉ số cơ thể cân đối giúp ngăn ngừa hiện tượng thoái hóa, đồng thời giảm tốc độ tiến triển khi bệnh bắt đầu hình thành.
Chấn thương là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển viêm khớp thoái hóa. Hoặc sử dụng một số khớp quá nhiều làm tăng nguy cơ phát triển viêm xương khớp. Nhất là với những người thường làm việc nặng nhọc như bốc vác, làm việc thủ công dễ phát triển thoái hóa khớp cổ tay, cổ chân.
Ngoài ra, người có bệnh lý xương khớp như viêm khớp dạng thấp cũng có nguy cơ cao bị thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, thừa sắt hoặc dư thừa hormone tăng trưởng cũng làm tăng cơ hội phát triển bệnh này.
3.2 Nguyên nhân nguyên phát
Độ tuổi càng cao, nguy cơ thoái hóa khớp càng lớn. Theo tuổi tác, Hàm lượng nước trong sụn khớp tăng dần, hàm lượng và chất lượng Protid trong sụn giảm khiến sụn khớp bắt đầu thoái hóa. Vận động trong thời gian dài cũng là nguyên nhân gây ra tổn thương, nứt, bong thậm chí là tiêu biến sụn, gia tăng ma sát giữ khớp gây nên thoái hóa.
4. Triệu chứng của thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp thường phát triển chậm và theo thời gian chúng sẽ tiến triển ngày càng nặng. Người bệnh xuất hiện các dấu hiệu như:
- Đau nhức: Các khớp bị ảnh hưởng gây đau khi vận động, các cơn đau âm ỉ, biến mất khi không hoạt động. Nếu bệnh không được điều trị, các cơn đau tăng về mức độ và kéo dài gây nhiều phiền toái hơn trong cuộc sống hằng ngày.
- Cứng khớp: Những cơn đau đi kèm với cứng khớp thường xuất hiện khi người bệnh mới tỉnh dậy, hoặc sau khi không vận động thời gian dài.
- Xuất hiện tiếng kêu ở khớp: Người bệnh sẽ cảm thấy nóng khớp khi di chuyển hoặc nghe thấy tiếng lộp cộp hoặc lách cách khi cử động.
- Sưng tấy, teo cơ: Thoái hớp khớp kéo dài có thể dẫn đến tình trạng sưng làm biến dạng các khớp và vùng xung quanh. Nếu không vận động có thể khiến đầu gối bị lệch khỏi trục, thậm chí là teo cơ.
5. Phương pháp chẩn đoán thoái hóa khớp
Theo tiểu chuẩn chẩn đoán của Hội thấp khớp học Mỹ-ACR có thể chẩn đoán thoái hóa khớp dựa vào:
5.1 Yếu tố nguy cơ
Những người có nguy cơ cao mắc thoái hóa khớp như:
- Độ tuổi trên 38 tuổi
- Có biểu hiện cứng khớp
- Có dịch thoái hóa
- Phát hiện gai xương rìa khớp
- Xuất hiện tiếng lục khục ở khớp khi cử động
5.2 Biểu hiện của thoái hóa khớp
- Biến dạng khớp: Xuất hiện gai xương, thoát vị màng hoạt dịch, lệch trục khớp
- Tràn dịch khớp: Phản ứng viêm của màng hoạt dịch
Xem thêm: Siêu âm là gì? Phân loại và quy trình siêu âm như thế nào? |
5.3 Phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh
- Siêu âm khớp: kiểm tra tình trạng hẹp khe khớp, tràn dịch khớp, gai xương, đo độ dày sụn khớp, màng hoạt dịch khớp nhằm phát hiện các mảnh sụn thoái hóa bong vào trong ổ khớp.
- Chụp cộng hưởng từ: phương pháp này có thể quan sát được hình ảnh khớp một cách đầy đủ giúp phát hiện các tổn thương sụn khớp, màng hoạt dịch, dây chằng qua không gian ba chiều.
- Nội soi khớp: quan sát các tổn thương thoái hóa của sụn khớp kết hợp sinh thiết màng hoạt dịch để làm xét nghiệm tế bào giúp chẩn đoán chính xác, phân biệt với các bệnh lý khác.
- Xét nghiệm máu và sinh hóa: nhằm đo tốc độ lắng máu bình thường.
- Dịch khớp: tế bào dịch khớp < 1000 tế bào/1mm3.
6. Thoái hóa khớp có nguy hiểm không?
Thoái hóa khớp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng như:
- Bệnh gút: thoái hóa khớp dẫn đến sự thay đổi sụn, hình thành các tinh thể urat natri trong khớp dẫn đến mắc bệnh gút và đau sưng.
- Trạng thái thay đổi: những cơn đau do thoái hóa khớp khiến người bệnh cảm thấy lo lắng, trầm cảm.
- Tăng cân: khi khớp đau, người bệnh sẽ ít vận động dẫn đến nguy cơ béo phì.
- Rối loạn giấc ngủ: những cơn đau của thoái hóa khớp cũng khiến người bệnh cảm thấy khó ngủ, không ngủ được sâu giấc.
- Vôi hóa sụn khớp: các tinh thể canxi lắng động trong sụn do thoái hóa khớp khiến tình trạng viêm nặng hơn dẫn đến cơn đau cấp tính.
Ngoài ra, thoái hóa khớp còn gây ra một số biến chứng như: gãy xương, chảy máu và nhiễm trùng, xương bị hoại tử, dây chằng tổn thương.
7. Cách phòng tránh thoái hóa khớp
Tập thể dục là phương pháp điều trị quan trọng dành cho những người bị viêm khớp thoái hóa. Các bài tập giúp tăng cường cơ bắp và cải thiện thể lực. Nhiều người nghĩ việc tập thể dục sẽ khiến cơn đau tăng nặng, tuy nhiên, việc tập thể dục thường xuyên giúp bạn tăng cường sức mạnh, tránh nguy cơ cứng khớp. Rèn luyện thể lực là trợ thủ giúp việc giảm cân, điều chỉnh tư thế, đặc biệt là cải thiện các triệu chứng.
Tham khảo ngay: 16 lợi ích của tập yoga hàng ngày đối với sức khỏe |
Tình trạng thoái hóa khớp phổ biến, như một phần tất yếu của quá trình lão hóa. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số lời khuyên giúp ngăn ngừa và giảm sự phát triển của bệnh tránh ảnh hưởng đến cuộc sống.
7.1 Kiểm soát trọng lượng cơ thể
Duy trì cân nặng hợp lý có thể giúp bạn ngăn ngừa phát triển bệnh. Nếu bạn đang thừa cân hay giảm cân. Theo thống kê, phụ nữ béo phì có nguy cơ mắc thoái hóa khớp cao gấp 4 lần so với phụ nữ bình thường. Nguy cơ thoái hóa khớp ở nam béo phì cao gấp 5 lần so với nam giới bình thường. Giảm 5% trọng lượng có thể làm giảm cẳng thẳng ở đầu gối, lưng, hông.
7.2 Rèn luyện sức khỏe từ việc tập thể dục
Chế độ ăn uống khoa học giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, nâng cao tính linh hoạt và sự dẻo dai cho các khớp. Tuy nhiên để tránh chấn thương bạn nên tập luyện với cường độ phù hợp, có hướng dẫn viên để tránh tập sai động tác ảnh hưởng đến khớp.
7.3 Tránh chấn thương
Bị chấn thương khi còn trẻ dễ dẫn đến thoái hóa khớp khi lớn tuổi. Để tránh chấn thương khớp khi tập thể dục, hãy ghi nhớ:
- Khi thực hiện gập gối không uốn cong quá 90 độ
- Luôn giữ chân bằng phẳng
- Tiếp đất với đầu gối cong khi nhảy
- Khởi động trước khi tham gia hoạt động thể lực
- Mang giày vừa vặn
- Tập thể dục trên bề mặt mề, có ma sát
7.4 Ăn uống khoa học
Không có chế độ ăn uống nào được chứng minh là có thể năng ngừa bệnh nhưng một số chất dinh dưỡng có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh như bổ sung Axit béo omega-3, vitamin D, ăn nhiều rau xanh, hạn chế đồ chế biến ở nhiệt độ cao.
Có thể thấy, thoái hóa khớp không chỉ là vấn đề của người lớn tuổi mà còn là vấn đề mà người trẻ cũng cần quan tâm. Trang bị kiến thức về thoái hóa khớp là điều cần thiết để chủ dộng phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả giúp tìm lại niềm vui trong cuộc sống hằng ngày.
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát ứng dụng nhiều kỹ thuật cao trong điều trị cơ xương khớp, với đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn trở thành địa chỉ thăm khám và điều trị thành công cho nhiều ca bệnh thoái hóa khớp. Quý khách vui lòng liên hệ đến số Hotline của Bệnh viện để được tư vấn và đặt lịch thăm khám một cách tốt nhất.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT
Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: cskh@benhvienhongphat.vn
Website: https://benhvienhongphat.vn
Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat
Facebook: Bệnh viện Hồng Phát
Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat
Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat
Hotline (24/24h): (024) 3942 9999
Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115
Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát
Trên 18 năm thành lập
Chuyên môn cao
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi
Nhập khẩu Châu Âu, Mỹ
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế
Chăm sóc khách hàng
chu đáo
*Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
KỶ NIỆM 34 NĂM NGÀY ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM (26/10/1990 – 26/10/2024)
Viêm tuyến giáp Hashimoto ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát vinh dự nhận giải thưởng Top 20 Bệnh viện Xanh – Sạch – Thông minh năm 2024
Bản công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành
Polyp túi mật có nguy hiểm không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm vi sinh bao gồm những xét nghiệm nào?
Rối loạn tuyến giáp khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?
Magie là gì và tại sao cơ thể bạn cần nó?
Bạn đã biết lợi ích của men vi sinh probiotic đối với sức khỏe
U tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không?