Papilloma thanh quản có thể tái phát nhiều lần, ngay cả khi các khối sùi đã được cắt bỏ hoàn toàn thì chúng vẫn có thể mọc lại trong thời gian sau đó. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về Papilloma thanh quản.
1. Papilloma thanh quản là gì?
Papilloma thanh quản hay còn được gọi là u nhú thanh quản, là tình trạng tổn thương thanh quản và khí quản. Đây là u lành tính, do sự quá sản của các tế bào vảy, hình thành các u nhú nhỏ và phát triển thành một khối sùi trên bề mặt. Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em với diễn biến lâm sàng khác nhau.
2. Nguyên nhân gây bệnh Papilloma thanh quản
Nguồn gốc gây bệnh Papilloma thanh quản (hay u nhú thanh quản) là do virus HPV (Human Papilloma Virus), phổ biến nhất là chủng 6 và 11. Virus HPV có thể gây ra các tổn thương tương tự ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể như: âm đạo, tử cung,…
Papilloma có lây truyền không? Virus Papilloma có thể lây truyền từ người sang người thông qua những tiếp xúc thân mật. Tuy nhiên, không phải cứ tiếp xúc với virus thì sẽ phát triển bệnh mà còn phụ thuộc vào hệ thống miễn dịch của từng người.
Bệnh thường phát hiện ở trẻ em, do ảnh hưởng từ quá trình sinh nở tự nhiên qua đường âm đạo, mà người mẹ nhiễm virus HPV. Còn đối với người trưởng thành thì bệnh có tỉ lệ mắc ít hơn và chậm phát triển chậm hơn.
Papilloma có khả năng tái phát lại nhiều lần, ngay cả khi khối sùi đã được cắt bỏ hoàn toàn trước đó, nguyên nhân bởi virus HPV vẫn luôn tồn tại và có thể phát triển mạnh ra ngoài bất cứ lúc nào.
3. Triệu chứng bệnh Papilloma thanh quản
Nói to hay nói nhỏ đều không ảnh hưởng tới bệnh papilloma, mà sự phát triển các khối sùi trong thanh quản phụ thuộc vào sự tác động qua lại của virus và hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Triệu chứng bệnh thường gặp là: khàn tiếng và khó thở. U nhú càng lớn và gồ ghề thì người bệnh càng khàn tiếng, thậm chí là mất giọng. Và nếu tình trạng kéo dài mà không tiến hành kiểm tra và ngăn chặn thì các tổn thương papilloma có thể gây tắc đường thở.
Papilloma thanh quản ban đầu sẽ xuất hiện là một nốt sùi, sau đó lan rộng thành nhiều nốt sùi và tạo thành một khối, nhìn như trái dâu rừng. Bề mặt sần sùi, nặng hơn thì có thể rớm máu.
Ở người lớn, u nhú thanh quản có khả năng phát triển trở thành ác tính, có tính chất khu trú nhưng ít gây bít tắc đường thở. Còn đối với trẻ em, bệnh có ít khả năng thành ác tính nhưng thường phát triển rất nhanh, tạo khối sùi ở thanh quản và gây bít tắc đường thở, nặng có thể lan xuống khí quản, phế quản, thậm chí là nhu mô phổi và có thể dẫn tới tử vong.
4. Điều trị Papilloma thanh quản
Papilloma thanh quản thường sẽ phải tiếp nhận phẫu thuật và sau đó kết hợp điều trị ngoại khoa để ngăn chặn sự phát triển của virus. Các phương pháp cắt bỏ papilloma bao gồm: phẫu thuật nội soi bằng dụng cụ vi phẫu thanh quản, cắt bỏ u nhú bằng laser,…
Tất cả các phương pháp phẫu thuật chỉ có thể loại bỏ u nhú tạm thời, giảm triệu chứng khó thở, khàn tiếng của bệnh nhân chứ không hoàn toàn ngăn chặn được diễn biến tái phát của bệnh.
Lựa chọn phương pháp phẫu thuật tốt nhất sẽ giúp bảo tồn được cấu trúc giải phẫu và chức năng thanh quản. Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát – 219 Lê Duẩn, Hai Bà Trưng, Hà Nội đang áp dụng phương pháp soi treo vi phẫu thanh quản, kết hợp công nghệ laser để điều trị ngoại khoa bệnh Papilloma thanh quản.
Đây là kỹ thuật an toàn, hiệu quả, ngăn chặn tỉ lệ tái phát cao và thời gian hồi phục nhanh chóng.
5. Ca lâm sàng: Nữ sinh 19 tuổi điều trị Papilloma thanh quản bẩm sinh điều tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát
N.P.M (19 tuổi, Vĩnh Phúc) phát hiện mắc bệnh Papilloma thanh quản từ khi là đứa bé mới 7 tháng tuổi. Tiếp nhận phẫu thuật liên tiếp tới vài chục lần trong suốt 19 năm qua, P.M. thiệt thòi rất nhiều so với các bạn bè cùng chăng lứa.
Hướng về một tương lai tươi đẹp, P.M. đã lựa chọn Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát để tiến hành phẫu thuật. Áp dụng phương pháp phẫu thuật soi treo vi phẫu thanh quản, chỉ sau 30 phút, khối sùi lớn chặn ở thanh quản đã được giải quyết, giúp đường thở thông thoáng, dễ dàng hơn và ngăn chặn tỉ lệ tái phát cao.
Xem thêm: Chấm dứt nỗi đau cho nữ sinh 19 tuổi mắc bệnh Papilloma thanh quản bẩm sinh |
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát đã tiếp nhận rất nhiều ca phẫu thuật thanh quản khó và nguy hiểm. Dưới sự chỉ đạo của các chuyên gia phẫu thuật cao cấp, kết hợp với các trang thiết bị tối tân, áp dụng phương pháp kỹ thuật công nghệ cao và quy trình khoa học, lựa chọn phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát sẽ giúp người bệnh hạn chế nguy cơ tái nhiễm và phục hồi tốt hơn trong thời gian hậu phẫu.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT
Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: cskh@benhvienhongphat.vn
Website: https://benhvienhongphat.vn
Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat
Facebook: Bệnh viện Hồng Phát
Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat
Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat
Hotline (24/24h): (024) 3942 9999
Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115
Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát
Trên 18 năm thành lập
Chuyên môn cao
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi
Nhập khẩu Châu Âu, Mỹ
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế
Chăm sóc khách hàng
chu đáo
*Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Viêm tuyến giáp Hashimoto ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Xét nghiệm vi sinh bao gồm những xét nghiệm nào?
Rối loạn tuyến giáp khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?
Magie là gì và tại sao cơ thể bạn cần nó?
Bạn đã biết lợi ích của men vi sinh probiotic đối với sức khỏe
U tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Xét nghiệm chức năng đông máu và ý nghĩa các xét nghiệm đông máu
Bệnh tuyến giáp ở trẻ em kẻ thù kìm hãm sự phát triển của trẻ
Tuyến yên nằm ở vị trí nào? Chức năng của nó là gì?
Nhiễm sắc thể và các bệnh do bất thường nhiễm sắc thể