Những dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở nữ

Trần Văn Bông


Tư vấn chuyên môn Bài Viết

TTƯT. BSCKII TRẦN VĂN BÔNG

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠ
 

Nếu bạn đang có dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở nữ hãy tham khảo bài viết dưới đây. Bệnh tuyến giáp là một trong những bệnh lý thường gặp ở phụ nữ, bất kỳ bất thường nào của tuyến giáp cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. 

dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở nữ
Dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở nữ

1. Bệnh tuyến giáp có ảnh hưởng gì không?

Tuyến giáp đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều khiển các quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Rối loạn chức năng tuyến giáp có thể gây ra các bệnh lý tuyến giáp phổ biến: suy giáp, cường giáp, đa nhân giáp, u bướu lành tuyến giáp, ung thư tuyến giáp… 

Trung bình cứ tám phụ nữ thì có một người mắc vấn đề về tuyến giáp. (1)

Bệnh tuyến giáp có thể ảnh hưởng tới:

  • Chu kỳ kinh nguyệt: Tuyến giáp giúp kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt. Quá nhiều hoặc quá ít hormone tuyến giáp có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt thất thường, không đều. Bệnh tuyến giáp còn có thể khiến chu kỳ của bạn dừng trong vài tháng hoặc lâu hơn. Tình trạng này được gọi là vô kinh. Nếu hệ thống miễn dịch của cơ thể gây ra bệnh tuyến giáp, có thể liên quan đến buồng trứng, dẫn đến mãn kinh sớm (trước 40 tuổi). 
  • Khả năng sinh sản: Chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng, dẫn đến sự rụng trứng cũng bị ảnh hưởng. Điều này sẽ khiến bạn khó có thai hơn. 
  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai mắc bệnh lý tuyến giáp có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Sau mãn kinh, bệnh lý tuyến giáp đặc biệt là bệnh suy giáp có nhiều khả năng phát triển. Các triệu chứng về vấn đề tuyến giáp có thể nhầm lẫn với các triệu chứng mãn kinh. Tuy nhiên nếu có bất kỳ nghi ngờ hãy đến thăm khám để được chẩn đoán chính xác nhất.

Tham khảo: Rối loạn tuyến giáp là bệnh lý không thể xem thường

2. Những dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở nữ giới

Nếu bạn có những dấu hiệu sau hãy nghĩ ngay đến bệnh tuyến giáp.

2.1 Bướu cổ

Người mắc các bệnh lý tuyến giáp thường đi kèm với một số biểu hiện như sưng cổ, bướu cổ. Tình trạng này thường đi kèm khi cơ thể thiếu iod gây khó hô hấp, khó nói chuyện. 

2.2 Đau cơ khớp

Một trong những triệu chứng của bệnh tuyến giáp là đau cơ khớp. Đối với người bệnh suy giáp có thể thấy cảm giác tê ngứa cánh tay do lượng hormone tín hiệu dẫn đến thông tin được gửi đến các cơ quan chậm. Đối với bệnh nhân mắc bệnh cường giáp thì thường bị cứng khớp, các chi khó phối hợp cùng nhau. 

2.3 Tóc và da suy yếu

Khi bị suy giáp, tóc sẽ xơ, gãy và da trở nên khô, bong tróc. Tình trạng này do rối loạn hormone tiết ra khiến tóc không tăng trưởng. Lông và tóc sẽ yếu, da dễ mẫn cảm. 

2.4 Kinh nguyệt không đều

Nếu kinh nguyệt của bạn bất thường, có thể liên quan đến bệnh lý tuyến giáp. Do hormone thay đổi gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Các nang trứng cũng bị rối loạn theo, khiến quá trình thụ tinh, sinh con trở nên khó khăn.

2.5 Giảm ham muốn

Bệnh tuyến giáp phát triển lâu dài sẽ làm mất cân bằng nội tiết tố estrogen, khiến người bệnh không còn ham muốn. Chu kỳ rụng trứng bị thay đổi cũng ảnh hưởng đến khả năng ham muốn của phái nữ. 

2.6 Thay đổi cholesterol

Tỷ lệ cholesterol trong máu của những người có bệnh lý tuyến giáp thất thường. Vì vậy, bạn không nên sử dụng các loại thuốc làm ảnh hưởng đến cholesterol và khi nồng độ cholesterol quá cao thì cần đến gặp bác sĩ.

Thăm khám tuyến giáp cùng chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát
Thăm khám tuyến giáp cùng chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

2.7 Vấn đề về đường ruột

Hormon tuyến giáp ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể và hệ tiêu hóa. Người có bệnh lý tuyến giáp dễ gặp các bệnh về đường tiêu hóa. Đối với người suy giáp sẽ thường bị táo bón, tiêu chảy và đau bụng. 

2.8 Huyết áp cao

Hormone từ tuyến giáp ảnh hưởng đến vấn đề tim mạch, dẫn đến tình trạng kích thích làm tăng giảm nhịp tim và sức bơm máu. Vậy nếu huyết áp thất thường thì có khả năng bị rối loạn tuyến giáp. 

2.9 Mệt mỏi, trầm cảm

Nếu mắc bệnh lý tuyến giáp, hormone bị suy giảm do đó cơ thể sẽ không được thúc đẩy, gây tình trạng mệt mỏi. Đặc biệt, cường giáp còn khiến bạn mất ngủ, hoặc ngủ không sâu giấc. Việc sản xuất quá ít hormone tuyến giáp có thể khiến lượng serotonin trong não ảnh hưởng. Lượng serotonin trong não giảm khiến cơ thể cảm thấy chán nản, mệt mỏi.

2.10 Thay đổi cân nặng

Người bệnh tuyến giáp thường thay đổi cân nặng. Cân nặng trở nên thất thường mặc dù khẩu phần ăn thay đổi. Khi bị cường giáp, bạn luôn có cảm giác đói do các hormone sản sinh liên tục và dù ăn bao nhiêu vẫn bị giảm cân.

Còn với suy giáp, bạn không có cảm giác muốn ăn và dù không ăn bạn vẫn tăng cân bất thường. Vậy nên nếu cân nặng của bạn trở nên thất thường mặc dù đã thay đổi khẩu phần ăn thì có thể bạn đã bị bệnh về giáp.

Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ có nguy hiểm không
Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ có nguy hiểm không

3. Vì sao bệnh lý tuyến giáp thường gặp ở nữ giới

Sự khác biệt trong cấu tạo cơ thể và giải phẫu cũng như thay đổi sinh lý của nữ giới là nguyên nhân gây ra bệnh lý tuyến giáp. Cơ thể nữ giới trải qua nhiều thay đổi về nội tiết hơn nam giới. Do vậy nữ giới chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới. 

Qua các giai đoạn sinh lý thì hormone cơ thể nữ giới thay đổi:

  • Trong giai đoạn dậy thì: Sự thay đổi nội tiết tố có liên quan mật thiết đến hormone tuyến giáp.
  • Trong thời kỳ mang thai: Nội tiết tố thay đổi trong suốt quá trình. Khi đó, cơ thể người mẹ sẽ sản sinh ra hai loại hormone là estrogen và βhCG. Trong thời gian này, kích thước của tuyến giáp cũng thay đổi gây ra bệnh bướu cổ. Nhất là phụ nữ ở những nơi thiếu iod, tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ cao. 
  • Sau khi sinh
  • Thời kỳ mãn kinh

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tránh thai, tiền sử thai nghén hay căng thẳng trong cuộc sống cũng ảnh hưởng đến hormone tuyến giáp, vì thế tăng nguy cơ mắc bệnh lý tuyến giáp.

Đa số khách hàng đến thăm khám tầm soát ung thư tuyến giáp tại trung tâm Ung bướu nội tiết hàm mặt của Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát là nữ giới với các triệu chứng như: cổ phình to, khó nuốt, khàn tiếng. Thường gặp ở phụ nữ trên 30 tuổi và phụ nữ đã sinh. 

Bệnh tuyến giáp khá phổ biến ở phụ nữ
Bệnh tuyến giáp khá phổ biến ở phụ nữ

4. Bệnh tuyến giáp ở phụ nữ có nguy hiểm không?

4.1 Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tuyến giáp ở nữ

  • Phụ nữ thời kỳ mãn kinh thường dễ mắc các bệnh lý tuyến giáp. Yếu tố tuổi tác, chế độ ăn uống không hợp lý hay sự thay đổi nổi tiết trong cơ thể dẫn đến bùng phát bệnh lý tuyến giáp. 
  • Phụ nữ mang thai trong tuần đầu của thai kỳ, trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào chức năng tuyến giáp của mẹ. Vì thế, bạn cần phải bổ sung iod để đảm bảo tuyến giáp khỏe mạnh. 
  • Nội tiết tố, hormone thay đổi do căng thẳng, stress, mất ngủ cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh tuyến giáp.
  • Yếu tố di truyền cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Đặc biệt ung thư tuyến giáp có ảnh hưởng đến thế hệ sau. 
  • Hệ miễn dịch suy yếu dẫn đến hormone thay đổi làm tăng khả năng mắc bệnh tuyến giáp. 

4.2 Ảnh hưởng của bệnh tuyến giáp đến khả năng sinh sản của phụ nữ

Tuyến giáp tạo ra hai hormon quan trọng trong sự phát triển và tăng trưởng của cơ thể. Do vậy khả năng sinh sản của nữ giới sẽ bị ảnh hưởng nếu mắc bệnh lý tuyến giáp. 

Vô sinh là một trong những tác nhân nguy hiểm của bệnh lý tuyến giáp. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến từng giai đoạn của phụ nữ. Nhất là phụ nữ trong quá trình mang thai mắc bệnh tuyến giáp có thể tiềm ẩn nguy cơ sinh non, suy tim, tiền sản…Thai nhi trong 10-12 tuần đầu phụ thuộc hoàn toàn vào chức năng tuyến giáp của mẹ nên cũng bị ảnh hưởng. 

4.3 Ảnh hưởng của bệnh cường giáp và suy giáp tới mẹ và bé

Bệnh cường giáp và suy giáp nếu không được kiểm soát gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé

Cường giáp không được điều trị có thể dẫn đến:

  • Sinh non
  • Tiền sản giật gây ra huyết áp cao, các vấn đề về thận và ảnh hưởng các cơ quan khác
  • Cơn bão tuyến giáp
  • Nhịp tim nhanh ở trẻ sơ sinh dẫn đến suy tim, tăng cân kém
  • Tuyến giáp phì đại
  • Sảy thai

Suy giáp không được điều trị bằng thuốc khi mang thai có thể gây ra:

  • Thiếu máu 
  • Tiền sản giật
  • Cân nặng khi sinh thấp 
  • Sảy thai
  • Thai lưu
  • Các vấn đề với sự tăng trưởng và phát triển trí não của bé

Cả bệnh cường giáp và suy giáp đều ảnh hưởng đến khả năng mang thai. Các hormon tuyến giáp làm đảo lộn sự cân bằng của hormone gây rụng trứng. Suy giáp còn khiến cơ thể tiết ra nhiều prolactin, ngăn cản sự rụng trứng.

Các hormone liên quan đến thai kỳ làm tăng mức độ hormone tuyến giáp trong máu. Việc chẩn đoán các vấn đề bệnh lý tuyến giáp khi mang thai khó khăn hơn. Nhưng điều đặc biệt là phải kiểm tra các vấn đề sức khỏe trước và trong quá trình mang thai. 

Cảnh báo dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở nữ
Cảnh báo dấu hiệu bệnh tuyến giáp ở nữ

5. Phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp ở phụ nữ

Ở mỗi đối tượng đều có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Các triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, người bệnh có thể phòng tránh bằng cách: 

  • Chế độ ăn uống lành mạnh: ăn đa dạng thực phẩm, nên ăn nhiều rau xanh hoặc các loại trái cây để cân bằng hormone tuyến giáp.
  • Tập luyện thể dục: cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng cao, hệ miễn dịch tốt có thể chống lại các bệnh lý tuyến giáp.
  • Xây dựng lối sống khoa học: Ngủ sớm, không sử dụng các chất kích thích hay không ăn quá nhiều đồ chiên rán nhiều dầu mỡ. 
  • Phụ nữ mang thai nên bổ sung iốt để phòng ngừa biến chứng giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh. 
Xem thêm: Tham khảo ngay top 8 thực phẩm tốt cho tuyến giáp

6. Địa chỉ thăm khám, tầm soát bệnh lý tuyến giáp uy tín

Các chuyên gia khuyến khích thăm khám tuyến giáp, kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với phụ nữ trên 20 tuổi. Nếu bạn có những dấu hiệu hay triệu chứng của bệnh lý tuyến giáp thì cần đến các cơ sở y tế thăm khám sớm.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát là một trong những địa chỉ uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng. Với đội ngũ giáo sư, bác sĩ chuyên khoa đầu ngành cùng với cơ sở vật chất hiện đại giúp bạn sớm phát hiện bệnh nhanh chóng, cũng như có biện pháp phòng tránh, bảo vệ sức khỏe tốt nhất. 

Bệnh lý tuyến giáp gây ra ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt khả năng sinh sản của nữ giới. Do vậy việc kiểm tra, sàng lọc bệnh là vô cùng quan trọng. Để được tư vấn và đặt lịch thăm khám, vui lòng liên hệ đến số hotline. Đội ngũ nhân viên Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc của khách hàng.

Thầy thuốc Ưu tú, BSCK II Trần Văn Bông – Chuyên gia hàng đầu về Tuyến giáp tại Việt Nam

Ảnh Gif - Đặt lịch khám bác sĩ Bông

 

  1. Thyroid disease. Womenshealth. https://www.womenshealth.gov/a-z-topics/thyroid-disease

Theo dõi Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát trên 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT

Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Email: cskh@benhvienhongphat.vn

Website: https://benhvienhongphat.vn

Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat

Facebook: Bệnh viện Hồng Phát

Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat

Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat

Hotline (24/24h): (024) 3942 9999

Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍHoặc gọi 0869 775 115 - 096 227 9115 để được hỗ trợ trực tiếp



    Bs Lê Thanh Hải

    Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát

    *Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999