Mổ ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?

Trần Văn Bông


Tư vấn chuyên môn Bài Viết

TTƯT. BSCKII TRẦN VĂN BÔNG

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠ
 

Mổ ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không? Là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân tuyến giáp quan tâm. Với bác sĩ phẫu thuật có chuyên môn, kinh nghiệm thực hiện thì mổ ung thư tuyến giáp rất an toàn, không gây nguy hiểm.

Kiểm tra tầm soát ung thư tuyến giáp sớm để có phương án điều trị kịp thời
Kiểm tra, tầm soát ung thư tuyến giáp sớm để có phương án điều trị kịp thời

1. Mổ ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?

1.1 Tổng quan về bệnh ung thư tuyến giáp

Tuyến giáp nằm ở dưới cổ và có chức năng sản xuất các hormone điều tiết hầu hết các quá trình chuyển hóa diễn ra bên trong cơ thể. Do đó, tuyến giáp có vai trò ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ cơ thể, nhịp tim, huyết áp và cả cân nặng.Có một số loại bệnh tuyến giáp khác nhau, bao gồm cường giáp, suy giáp, viêm tuyến giáp và viêm tuyến giáp Hashimoto. (1)

Khi các tế bào ác tính hình thành không kiểm soát được trong tế bào của tuyến giáp gọi là ung thư tuyến giáp. Bệnh lý này thường không gây ra những triệu chứng ban đầu. Tuy nhiên, khối u đến giai đoạn phát triển có thể gây đau, kèm nổi hạch. Ung thư tuyến giáp có loại phát triển chậm nhưng cũng có loại phát triển nhanh. Nếu may mắn được phát hiện sớm, thì hầu hết các trường hợp ung thư tuyến giáp có thể chữa khỏi hoàn toàn. 

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát đã tiếp nhận rất nhiều bệnh nhân tuyến giáp. Ở giai đoạn đầu, bác sĩ chỉ định làm các phương pháp như đốt iod phóng xạ, uống thuốc nội tiết tuyến giáp. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong điều trị tuyến giáp TTƯT. BSCKII. Trần Văn Bông đã chữa khỏi rất nhiều ca bệnh và nhiều ca mổ tuyến giáp thành công. Do đó người bệnh khi thăm khám TTƯT. BSCKII. Trần Văn Bông hoàn toàn có thể yên tâm và không cần lo lắng mổ ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không.

TTƯT.BSCKII Trần Văn Bông thăm khám tuyến giáp
TTƯT.BSCKII Trần Văn Bông thăm khám tuyến giáp
Tham khảo thêm: Ung thư tuyến giáp có chữa được không? Điều trị như thế nào?

1.2 Mổ ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không? 

U tuyến giáp là sự tăng sinh quá mức của khối u mô và tế bào. Khối u này gây ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp. Không chỉ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Căn cứ vào kích thước và tính chất của khối u để chẩn đoán. Trường hợp kích thước khối u giáp > 4cm gây ra các triệu chứng hay xuất hiện các tế bào ung thư, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật ung thư tuyến giáp. 

Lý giải thắc mắc Mổ ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, hiện nay phẫu thuật ung thư tuyến giáp là biện pháp an toàn và hiệu quả. Phương pháp này nhằm loại bỏ tối đa các tế bào ung thư, ngăn ngừa sự di căn của khối u đến các cơ quan khác của cơ thể.

Đồng thời phương pháp này giúp hạn chế những tác động xấu của khối u tới sức khỏe người bệnh. 

Phương pháp mổ ung thư tuyến giáp
Phương pháp mổ ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?

2. Những biến chứng sau mổ ung thư tuyến giáp

Mổ tuyến giáp có nguy hiểm không? Cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp có ảnh hưởng gì không? Bất kỳ cuộc phẫu thuật nào cũng tồn tại những rủi ro. Mổ ung thư tuyến giáp cũng vậy. Các biến chứng có thể sẽ  gặp sau khi mổ tuyến giáp như:

2.1 Chảy máu

Sau khi mổ, chảy máu và hình thành cục máu đông lớn ở cổ là biến chứng đầu tiên người bệnh có thể gặp phải. Biến chứng này không thường xuyên gặp. Chỉ khoảng 0,14% người bệnh có thể gặp phải chảy nhiều máu. Và khoảng 1% người bệnh hình thành cục máu đông ở phía dưới vết mổ. 

2.2 Khó thở

Một trong những biến chứng rất hiếm khi xảy ra là khó thở. Do xuất hiện cục máu đông lớn dẫn đến chèn khí quản gây hiện tượng khó thở. Ngoài ra còn do 2 dây thần kinh thanh quản quặt ngược đều bị tổn thương sau mổ. Trường hợp này sẽ cần can thiệp y khoa ngay lập tức hoặc phẫu thuật mở khí quản khẩn cấp.

2.3 Cơn bão giáp trạng

Trước đây biến chứng này xảy ra khá phổ biến đi kèm các triệu chứng: sốt cao, kích động, mê sảng, tiêu chảy, nôn ói, đổ mồ hôi liên tục xảy ra đột ngột và rất nghiêm trọng. Hiện nay đã có thuốc để kiểm soát nhiễm độc giáp nên tình trạng này rất hiếm khi xảy ra.

2.4 Nhiễm trùng sau mổ

Với kỹ thuật y khoa chuyên nghiệp ngày nay, biến chứng này là khoảng 1/2000. Khi bị nhiễm trùng sau mổ, người bệnh sẽ có các dấu hiệu: vết mổ sưng, người đau nhức, sốt. Nếu nhiễm trùng nhẹ, người bệnh chỉ cần điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên nếu trường hợp nhiễm trùng nặng cần kết hợp hút dịch.

2.5 Mất tiếng, khàn giọng

Bệnh nhân giọng nói bị khàn và yếu sau phẫu thuật tuyến giáp nên làm gì? Khoảng 5%-10% người bệnh gặp phải biến chứng này trên tổng ca phẫu thuật. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do dây thanh quản tổn thương trong quá trình phẫu thuật hoặc viêm nhiễm sau phẫu thuật. Sau một khoảng thời gian, tình trạng giọng nói khàn sẽ biến mất. Chỉ 1% người bệnh có thể bị vĩnh viễn thay đổi giọng.

2.6 Nhiễm độc giáp

Chỉ khoảng 2%-4% người bệnh sau mổ cắt bỏ tuyến giáp gặp phải triệu chứng này. Nhiễm độc thường điều trị bằng iod phóng xạ mà không cần phải phẫu thuật.

2.7 Tổn thương tuyến cận giáp

Trong quá trình phẫu thuật, tuyến này bị tổn thương làm giảm lượng canxi trong máu. Người bệnh gặp các triệu chứng này sẽ ngứa bàn tay, bàn chân và xung quanh miệng. Một số trường hợp có thể co thắt cơ bắp, xương giòn dễ gãy, chân tay tê. Khi gặp những triệu chứng này, người bệnh cần bổ sung thêm canxi, vitamin D trong khoảng vài tuần sau mổ và giảm dần, ngừng hẳn khi thích hợp. Phụ nữ trên 40 tuổi duy trì bổ sung với liều lượng nhỏ thay vì dừng hoàn toàn. 

2.8 Chứng khó nuốt

Một trong những triệu chứng phổ biến trong vài ngày đầu sau mổ là chứng khó nuốt. Tuy nhiên tình trạng này không kéo dài dai dẳng. 

2.9 Suy giáp

Các biểu hiện người bệnh thường gặp khi bị suy giáp:trầm cảm, da khô, cơ thể mệt mỏi, khó tập trung, sợ lạnh, rụng tóc.

2.10 Hiện tượng tiết dịch

Tình trạng dịch tích tụ dịch lỏng dưới bề mặt vết mặt vết mổ sẽ tiết ra. Thường thường sau vài ngày đến vài tuần hiện tượng này sẽ giảm. Người bệnh nếu gặp tình trạng nghiêm trọng thì cần đến sự can thiệp của bác sĩ. 

Những biến chứng sau mổ tuyến giáp
Những biến chứng sau mổ tuyến giáp

3. Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp 

3.1 Các phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp hiện nay

Để điều trị ung thư tuyến giáp gồm các phương pháp: phẫu thuật, uống thuốc nội tiết tuyến giáp, uống iod phóng xạ. Phẫu thuật tuyến giáp bao gồm cắt bỏ một phần hoặc cắt toàn bộ bộ. Nếu có di căn hạch cổ cần phẫu thuật nạo hạch cổ. 

Uống thuốc nội tiết tuyến giáp làm giảm nguy cơ trong thời gian đầu và ức chế bệnh ung thư. Sau khi bệnh ung thư tuyến giáp ổn định thì cần bổ sung uống nội tiếp tuyến giáp hàng ngày theo nhu cầu của cơ thể.

Uống iod phóng xạ là phương pháp áp dụng với những trường hợp có nguy cơ tái phát cáo. Việc uống iod 131 để điều trị phóng xạ đơn giản, ít tác dụng hơn điều trị xạ trị bằng máy xạ trị ngoài. Hầu như hóa trị không có chỉ định sử dụng trong điều trị ung thư tuyến giáp. Điều này làm cho việc điều trị ung thư tuyến giáp biệt hóa tốt, tương đối nhẹ nhàng. Bệnh nhân sẽ không phải chịu các tác dụng phụ của hóa trị như nôn ói, thiếu máu, rụng tóc…

3.2 Phương pháp mổ ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không?

Phẫu thuật tuyến giáp là phương pháp được ưu tiên hàng đầu trong điều trị ung thư tuyến giáp. Phương pháp phẫu thuật là phương pháp then chốt trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp. Sau khi phẫu thuật người bệnh có thể điều trị bằng các phương pháp như điều trị nội tiết hay điều trị iod phóng xạ. Nhằm giảm tỷ lệ tái phát của bệnh, tăng khả năng trị khỏi bệnh ung thư tuyến giáp. 

Nếu chỉ sử dụng phương pháp uống thuốc thì việc điều trị ung thư tuyến giáp biệt hóa tốt sẽ không có hiệu quả. 

4. Mổ tuyến giáp có nguy hiểm không? Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc biến chứng sau mổ

4.1 Bệnh nhân trên 65 tuổi

Các nhà phẫu thuật tuyến giáp xác định, bệnh nhân lớn tuổi có khả năng bị biến chứng cao gấp ba lần so với những người trẻ tuổi. 19% bệnh nhân lớn tuổi bị biến chứng liên quan đến phẫu thuật tuyến giáp. Trong khi đó, chỉ có 6% bệnh nhân dưới 65 tuổi có các biến chứng liên quan đến phẫu thuật tuyến giáp.

4.2 Bệnh nhân có nhiều bệnh lý đi kèm

Các bệnh nhân có những bệnh lý nền như: tim mạch, hô hấp, đái tháo đường, bệnh thận mãn tính sẽ khiến cho khả năng chịu cuộc mổ kém. Từ đó tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng sau phẫu thuật. 

4.3 Bệnh nhân ung thư tuyến giáp tiến triển

Với những bệnh nhân ung thư tuyến giáp kèm một số hội chứng cường giáp. Chỉ định mổ tuyến giáp sẽ được các bác sĩ cân nhắc cẩn thận. Mọi sai sót trong can thiệp có thể thúc đẩy di căn phát triển và khó kiểm soát với những hóa xạ trị đơn thuần

Mổ ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không
Mổ ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không

5. Cách chăm sóc sau mổ ung thư tuyến giáp

Để đảm bảo hiệu quả và những biến chứng sau phẫu thuật mổ u tuyến giáp. Người bệnh cần phải lưu ý những vấn đề:

  • Chăm sóc vết thương sau mổ: Sát khuẩn vết mổ, thay băng mỗi ngày. Để hạn chế vết mổ tiếp xúc với nước tránh nhiễm trùng. Nếu xuất hiện hiện tượng chảy dịch hoặc nhiễm trùng vết mổ nặng thì cần đến gặp bác sĩ để xử lý kịp thời.
  • Chế độ dinh dưỡng: Cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đủ dưỡng chất. Chế độ ăn đủ dinh dưỡng: protein, lipit, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Người bệnh cần kiêng đồ ăn cay nóng, chua, đồ dầu mỡ, đồ nướng. 
  • Sau khi mổ cần hạn chế nói nhiều để vết mổ nhanh hồi phục.
  • Hạn chế vận động mạnh, khiêng vác hay chơi thể thao quá sức.
  • Tinh thần lạc quan, ngủ đúng giờ, đủ giấc để cải thiện tình trạng phẫu thuật nhanh. 

Mổ ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không? Mổ tuyến giáp là cách thức được ưu tiên nhằm điều trị triệt để. Vì tuyến giáp có vị trí dễ tiếp cận. Nên can thiệp ngoại khoa tương đối đơn giản. Tuy nhiên vẫn không tránh khỏi những biến chứng. Để hạn chế những biến chứng sau mổ ung thư tuyến giáp. Người bệnh nên tìm hiểu kỹ, lựa chọn cơ sở điều trị với đội ngũ bác sĩ giỏi. Cơ sở y tế có trang thiết bị y tế hiện đại đáp ứng để ca mổ diễn ra thuận lợi. 

Trên đây là những giải đáp mổ ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không? Phẫu thuật sau mổ ung thư tuyến giáp mặc dù vẫn tồn tại rủi ro. Nhưng bạn cần phải hiểu rằng trước khi đưa ra phương án mổ bác sĩ đã cân nhắc rất nhiều yếu tố. Đặc biệt là phương pháp giúp diệt tận gốc khối u và mang lại hiệu quả tích cực cho người bệnh.

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát quy tụ nhiều y bác sĩ đầu ngành, có trên 10 năm điều trị bệnh lý tuyến giáp. Bên cạnh đó, Bệnh viện còn được trang bị các thiết bị máy móc hiện đại, được nhập khẩu từ các nước có nền y học phát triển nhất trên thế giới.

Ngoài ra, chúng tôi còn có đội ngũ điều dưỡng, nhân viên y tế được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, điều này giúp quá trình điều trị bệnh trở nên dễ dàng, mang lại hiệu quả cao trong chữa bệnh. Bạn có thể đặt lịch thăm khám hay giải đáp các băn khoăn, thắc mắc về sức khoẻ qua số Hotline để đội ngũ chuyên gia có thể hỗ trợ cho bạn một cách tốt nhất

 

  1. Thyroid Disease. Clevelandclinic. https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/8541-thyroid-disease

Theo dõi Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát trên 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT

Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Email: cskh@benhvienhongphat.vn

Website: https://benhvienhongphat.vn

Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat

Facebook: Bệnh viện Hồng Phát

Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat

Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat

Hotline (24/24h): (024) 3942 9999

Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍHoặc gọi 0869 775 115 - 096 227 9115 để được hỗ trợ trực tiếp



    Bs Lê Thanh Hải

    Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát

    *Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999