PGS.TS.BS. PHẠM VĂN HIỂN – HÀNH NGHỀ Y BẰNG CẢ TÂM HUYẾT VÀ TRÁI TIM

Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hiển
– Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam
– Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Da liễu – Đại học Y Hà Nội
– Nguyên Viện trưởng Viện Da Liễu Quốc gia

PHÓ GIÁO SƯ PHẠM VĂN HIỂN – NGƯỜI THẦY THUỐC ĐÁNG KÍNH CỦA NHÂN DÂN

Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Văn Hiển sinh năm 1944 tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Ông tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1968, sau đó theo học tiến sĩ chuyên ngành Y khoa tại Đại học Tổng hợp Komeslsky – Bratislava thuộc Slovakia năm 1982.

Trải qua nhiều năm làm việc và công tác, từ năm 1995 đến 4/2008, Phó giáo sư Phạm Văn Hiển đảm đương chức vụ Viện trưởng Viện Da liễu Trung Ương (sau đó đổi thành Viện Da liễu Quốc gia). Đồng thời trở thành Phó trưởng Bộ môn Da liễu tại Đại Học Y Hà Nội, sau 3 năm  (năm 1998) chính thức lên Trưởng Bộ môn Da liễu và công tác trong gần 15 năm.

pgs pham van hien 2

Năm 1996 ông được nhà nước phong học hàm Phó giáo sư, đến năm 2005 đạt Danh hiệu Thầy Thuốc Ưu Tú do nhà nước trao tặng.

Từ năm 2002 cho đến nay, Phó giáo sư Phạm Văn Hiển là ủy viên Ban chấp hành Tổng hội y học Việt Nam, Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam.

Với kinh nghiệm trong hơn 40 năm công tác, nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành Da Liễu, PGS Phạm Văn Hiển đã trở thành ân nhân của hàng nghìn bệnh nhân trên cả nước, đồng thời cũng là người thầy chắp cánh cho ước mơ và sự nghiệp của các thế hệ học trò sau này.

PHÓ GIÁO SƯ PHẠM VĂN HIỂN – CHIA SẺ VỀ CHUYỆN  ĐỜI, CHUYỆN NGHỀ KHI THEO ĐUỔI CHUYÊN NGÀNH DA LIỄU

PGS.TS.BS. PHẠM VĂN HIỂN hiện đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát, tiếp nhận thăm khám và điều trị cho người bệnh vào các buổi sáng thứ 3,5,7 hàng tuần. Trong chương trình “Theo dấu chân thầy thuốc” – Chuỗi phóng sự độc quyền của Bệnh viện Hồng Phát, Phó giáo sư Phạm Văn Hiển đã mở lòng chia sẻ về chuyện nghề, chuyện đời, những khó khăn và niềm hạnh phúc khi theo đuổi chuyên ngành Da liễu và hành nghề cứu người.

phong su giao su bsc si 1

Động lực nào khiến Phó giáo sư Phạm Văn Hiển duy trì công tác chữa bệnh và cống hiến cho chuyên ngành Da liễu, mặc dù đã đến tuổi “nghỉ dưỡng”?

Tôi cho đến bây giờ là trên 50 năm làm bác sĩ rồi. Tôi tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1968, đã từng có thời gian làm viện trưởng Viện Da liễu 13 năm 1 tháng 13 ngày. Đi chuyên ngành Da Liễu và đồng thời cũng đã đi làm chỉ đạo tuyến và làm chủ tịch hội da liễu VN một thời gian khá dài.

Cho nên khi đến tuổi về hưu tôi vẫn thích nghề này, tôi muốn đến làm việc truyền đạt và chữa bệnh cho nhiều người hơn nữa. Vì vậy, cho đến khi về hưu rồi tôi vẫn muốn tiếp tục làm việc, chứ nếu không làm việc tôi sợ “phí” mất nghề.

Xin Phó giáo sư Phạm Văn Hiển chia sẻ về quan điểm hành nghề y nói chung và chuyên ngành Da liễu nói riêng?

Hành nghề y những năm trước đây và bây giờ người ta luôn phải chuẩn bị và chú ý tới vấn đề y đức. Làm y là phải có đức chứ không nên chạy theo tiền bạc. Quan điểm tôi làm việc là bệnh gì chữa được phải cố gắng chữa, phải dùng thuốc an toàn,không dùng thuốc có nhiều tác dụng phụ, hoặc một số bệnh chống chỉ định thì phải chú ý không được dùng thuốc đó.

Một điều nữa là luôn luôn phải cập nhật kiến thức. Tôi có một cuốn sách, có lẽ cũng ít ai làm, hoàn toàn viết tay và ghi vào những bệnh này chữa bằng cái gì. Cái này tôi ghi hết và có lẽ cũng không ai làm như thế nữa. Tôi ghi lại và luôn luôn cập nhật kiến thức, bệnh này chữa thuốc gì và phương tiện ra làm sao.

pgs pham van hien da lieu

Phó giáo sư Phạm Văn Hiển đã thăm khám và điều trị thành công rất nhiều người bệnh Da liễu, vậy ông có thể chia sẻ thêm về một vài trường hợp đặc biệt khi công tác tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát được không ạ?

Tôi đã khám ở Bệnh viện Hồng Phát cho một bệnh nhi và tôi vẫn còn giữ ảnh chụp chúng với cháu, một bé gáu 8 tuổi. Cháu có viết: “Con cảm ơn ông đã chữa khỏi bệnh cho con. Con xin chúc ông thật nhiều sức khỏe, sống lâu để chữa hết bệnh cho mọi người”.

Cháu này bị sơ 2 mép âm đạo, đã chữa trị ở nhiều bệnh viện, trong khi đó mẹ của cháu là bác sĩ sản khoa nhưng chạy tới chạy lui cũng không khả thi. Đưa đến tôi chữa, tôi đánh giá đây là trường hợp “cực” khó điều trị, cần phải dùng một số thuốc đặc trị để chữa và cũng bảo thuốc này ở Việt Nam không có, phải đi mua ở ngoài. Sau quá trình điều trị hơn 3 tháng, cháu đã chữa khỏi bệnh hoàn toàn và không hề tái phát lại.

Chữa khỏi bệnh cho một người, tôi lại thấy lòng mình vui hơn. Vì thế mà, dù đã làm nghề hơn 40 năm, tôi cũng không thấy mệt, ngược lại rất hạnh phúc.

Khoác lên mình chiếc áo blouse trắng, được người đời ngưỡng mộ và kính trọng nhưng chất chứa trong đó là nỗi niềm vui buồn không ai thực sự thấu. Nhưng dù có khó khăn, gian khổ thì cũng không bằng sự khao khát được làm việc và cống hiến, mang lại sức khỏe và hạnh phúc cho mỗi người.

Chia sẻ của PGS.TS.Bs. Phạm Văn Hiển đã giúp chúng ta hiểu hơn về cuộc đời của một người thầy thuốc “gạo cội” được người đời kính trọng và tôn vinh. Vì thế mà ông luôn hy vọng: “Tôi mong muốn người bệnh có thể hiểu được sự thật lòng của người thầy thuốc như chúng tôi”.

Theo dõi Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát trên 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT

Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Email: cskh@benhvienhongphat.vn

Website: https://benhvienhongphat.vn

Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat

Facebook: Bệnh viện Hồng Phát

Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat

Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat

Hotline (24/24h): (024) 3942 9999

Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍHoặc gọi 0869 775 115 - 096 227 9115 để được hỗ trợ trực tiếp



    Bs Lê Thanh Hải

    Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát

    *Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999