Tư vấn chuyên môn Bài Viết
GS. TS. BS THÁI HỒNG QUANG
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát
ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠSỏi mật là một tình trạng bệnh lý về túi mật thường gặp. Sỏi túi mật thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng nên người bệnh thường chủ quan trong việc thăm khám. Rất nhiều người khi tình trạng đau kéo dài, sốt cao, vàng da mới nhập viện thì tình trạng bệnh đã trở nặng, gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
1. Tìm hiểu sỏi mật là gì?
Sỏi mật là tình trạng các viên sỏi rắn hình thành trong túi mật hoặc ống mật, có kích thước từ vài mm đến vài cm. Sỏi mật là một bệnh lý khá phổ biến, chiếm khoảng 8-10% dân số Việt Nam. Số người có sỏi đường mật ở nông thôn tương đối nhiều do liên quan đến nhiễm ký sinh trùng. Ở thành thị, bệnh lý sỏi túi mật đang có xu hướng gia tăng.
Sỏi mật chủ yếu được tạo thành từ cholesterol (chiếm 80%), bilirubin và muối canxi. Tùy theo thành phần, sỏi mật được chia thành 3 loại chính:
- Sỏi cholesterol: Chiếm 80% các loại sỏi mật, hình thành do mật quá bão hòa cholesterol. Sỏi có màu vàng xanh. Người béo phì và phụ nữa thường dễ bị sỏi cholesterol. (1)
- Sỏi sắc tố: Gồm hai loại là sỏi nâu và sỏi đen. Màu đen, do tăng bilirubin trong mật. Sỏi nâu do muối canxi của bilirubin không liên hớp với lượng nhỏ cholesterol và protein.
- Sỏi hỗn hợp: Kết hợp cả cholesterol và sắc tố mật.
Sỏi mật hình thành khi dịch mật bị cứng lại thành các mảnh vật chất rắn trong túi mật. Quá trình này đòi hỏi 3 điều kiện:
- Mật chứa quá nhiều cholesterol, bilirubin hoặc muối canxi.
- Túi mật không co bóp đẩy mật ra ngoài bình thường.
- Các yếu tố trong mật kích thích sự kết tinh của bilirubin, canxi, cholesterol.
2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây sỏi mật
Nguyên nhân chính xác gây sỏi mật vẫn chưa rõ ràng, nhưng thường liên quan đến rối loạn chuyển hóa dẫn đến thừa cholesterol trong mật. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật bao gồm:
- Yếu tố di truyền và chủng tộc: Một số gia đình có tỷ lệ mắc sỏi mật cao hơn, cho thấy vai trò của di truyền. Người châu Á ít bị sỏi mật hơn so với người phương Tây.
- Giới tính và tuổi tác: Phụ nữ, đặc biệt trong độ tuổi sinh đẻ, có nguy cơ mắc sỏi mật cao gấp 2-3 lần nam giới. Tỷ lệ mắc bệnh tăng dần theo tuổi, phổ biến nhất ở nhóm 60-70 tuổi.
- Thừa cân, béo phì: Đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu do làm tăng cholesterol và khó làm rỗng túi mật.
- Chế độ ăn giàu chất béo, cholesterol: Thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, thịt đỏ… làm tăng cholesterol trong mật, dễ kết tinh thành sỏi.
- Ít vận động, táo bón: Lối sống ít hoạt động làm giảm nhu động đường mật, khiến mật ứ đọng. Táo bón cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây viêm túi mật.
- Mang thai, dùng thuốc tránh thai, nội tiết tố: Thay đổi nội tiết trong thai kỳ và sử dụng một số loại thuốc làm tăng nguy cơ sỏi mật ở phụ nữ.
- Bệnh lý kèm theo: Đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid, hội chứng ruột kích thích, bệnh gan mật… đều làm tăng khả năng hình thành sỏi.
- Giảm cân nhanh, nhịn ăn kéo dài: Gây rối loạn chuyển hóa, làm gan tiết nhiều cholesterol hơn.
- Nhiễm trùng, ký sinh trùng đường mật: Viêm nhiễm, giun sán trong đường mật tạo điều kiện thuận lợi cho sỏi phát triển.
Xem thêm: Tế bào gốc và ứng dụng tế bào gốc trong y học |
3. Triệu chứng và biến chứng của sỏi mật
3.1 Triệu chứng của sỏi mật
Phần lớn sỏi mật không gây triệu chứng và thường được phát hiện tình cờ qua thăm khám. Tuy nhiên, khi sỏi gây tắc nghẽn túi mật hoặc đường mật, các triệu chứng điển hình có thể xuất hiện bao gồm:
- Cơn đau quặn vùng hạ sườn phải hoặc thượng vị, lan ra sau lưng, vai phải, thường kéo dài 30-60 phút rồi tự hết.
- Buồn nôn, nôn mửa
- Rối loạn tiêu hóa, kèm theo các triệu chứng: chướng bụng, ợ chua
- Sốt, vàng da nếu có biến chứng
3.2 Biến chứng của sỏi mật
Nếu không được điều trị kịp thời, sỏi mật có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: (2)
- Tắc nghẽn đường mật: Một trong những biến chứng phổ biến nhất của sỏi mật là tắc nghẽn đường mật. Khi sỏi di chuyển từ túi mật xuống ống mật chủ, nó có thể gây tắc một phần hoặc hoàn toàn dòng chảy của dịch mật. Tình trạng này gây đau bụng dữ dội, vàng da, sốt, buồn nôn và nôn mửa. Nếu không được giải quyết nhanh chóng, tắc mật có thể dẫn đến viêm túi mật, viêm tụy cấp và thậm chí suy gan.
- Viêm túi mật là một biến chứng thường gặp khác của sỏi mật. Sỏi gây tổn thương niêm mạc túi mật, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm. Người bệnh sẽ cảm thấy đau tức vùng hạ sườn phải, sốt cao, vàng da và có thể sờ thấy khối u ở bụng. Nếu không điều trị đúng cách, viêm túi mật có thể tiến triển thành áp xe, thủng túi mật, viêm phúc mạc và nhiễm trùng huyết, đe dọa tính mạng.
- Ung thư túi mật mặc dù hiếm gặp, nhưng sỏi mật được coi là yếu tố nguy cơ quan trọng của ung thư túi mật. Các nhà khoa học cho rằng viêm mãn tính do sỏi gây ra có thể dẫn đến những thay đổi tiền ung thư ở niêm mạc túi mật. Ung thư túi mật thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng cho đến giai đoạn muộn, do đó rất khó phát hiện và điều trị.
Ngoài ra, sỏi mật còn có thể gây ra các biến chứng khác như rò mật, hẹp đường mật, xơ gan mật và rối loạn tiêu hóa mãn tính. Những biến chứng này không chỉ gây đau đớn, suy nhược cho người bệnh mà còn làm tăng gánh nặng kinh tế do chi phí điều trị cao và ảnh hưởng đến khả năng lao động.
Tham khảo: Dấu hiệu nóng gan cần chú ý để tìm cách khắc phục |
4. Chẩn đoán và điều trị sỏi mật như thế nào?
4.1 Chẩn đoán sỏi mật
Bác sĩ tiến hành chẩn đoán bằng cách thăm khám sức khỏe lâm sàng của người bệnh và yêu cầu làm một số xét nghiệm khi nghi ngờ có sỏi mật như:
- Siêu âm ổ bụng: Phương pháp chính để quan sát, phát hiện sỏi túi mật và đường mật.
- Chụp cắt lớp vi tính: Đánh giá chính xác vị trí, kích thước sỏi và tình trạng biến chứng.
- Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): Bác sĩ luồn ống nội soi cs gắn camera qua miệng xuống đoạn đầu ruột non và ống mật để phát hiện sỏi đường mật, đồng thời lấy sỏi.
- Xét nghiệm máu: Đánh giá chức năng gan mật, tình trạng viêm nhiễm, tắc nghẽn và loại trừ một số tình trạng khác.
4.2 Điều trị sỏi mật
Sỏi mật không gây ra các triệu chứng thì không cần can thiệp, nhưng cần được theo dõi định kỳ. Sỏi nhỏ, ít bác sĩ có thể sử dụng một số thuốc để làm tan sỏi, kết hợp cùng chế độ ăn ít chất béo, giàu chất xơ. Tuy nhiên tỷ lệ thành công không cao và có nguy cơ tái phát.
Khi sỏi mật gây ra viêm túi mật, hoặc sỏi di chuyển từ đường mật vào ruột, tắc nghẽn đường mật thì cần điều trị. Phương pháp điều trị sỏi mật tùy thuộc vào vị trí, kích thước sỏi, mức độ triệu chứng và biến chứng:
- Phẫu thuật nội soi cắt túi mật: Là phương pháp điều trị triệt để sỏi túi mật có triệu chứng. Bác sĩ dùng ống nội soi qua 3,4 lỗ nhỏ trên thành bụng và dụng cụ phẫu thuật để cắt và lấy túi mật ra ngoài. Phương pháp này ít xâm lấn, phục hồi nhanh, biến chứng thấp.
- Mở ổ bụng cắt túi mật: Áp dụng cho trường hợp sỏi túi mật có biến chứng nặng như thủng, dính, áp xe. Bác sĩ sẽ rạch đường lên trên thành bụng để cắt túi mật. Phương pháp này xâm lần nhiều hơn so với phương pháp nội soi và để lại sẹo lớn.
- Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích: Chỉ định cho sỏi túi mật đơn độc, không cản quang, đường kính <2cm, chức năng túi mật tốt. Phương pháp này nhằm vào sỏi mật làm vỡ chúng.
- Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP) lấy sỏi ống mật chủ: Bác sĩ sẽ gây tê cục bộ, rồi dùng một camera sợi quang linh hoạt, hay ông nội soi đi từ miệng qua hệ thống tiêu hóa và vào ống mật. Phương pháp này được chỉ định với sỏi đường mật gây tắc mật, viêm đường mật.
Phẫu thuật nội soi cắt túi mật là phương pháp điều trị phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên tùy vào từng trường hợp, Bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
5. Phòng ngừa sỏi mật
Để giảm nguy cơ hình thành sỏi mật, chúng ta cần:
- Duy trì cân nặng hợp lý, tránh béo phì.
- Ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ (rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt), hạn chế chất béo động vật.
- Tập thể dục đều đặn, tăng cường vận động thể chất. Nên tập ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần để ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ gây bệnh sỏi mật.
- Uống đủ nước, từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày.
- Không giảm cân quá nhanh, mỗi tuần chỉ nên giảm 0,5-1kg.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm sỏi mật.
- Với những người đã điều trị sỏi mật, cần tuân thủ chế độ ăn uống, lối sống khoa học và tái khám theo hẹn để phòng tránh sỏi mật tái phát.
Sỏi mật là bệnh lý khá thường gặp với nhiều biến chứng tiềm ẩn nguy hiểm. Việc nhận biết các triệu chứng điển hình, đi khám và điều trị sớm sẽ giúp cải thiện hiệu quả điều trị, ngăn ngừa biến chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đồng thời, mỗi người cần chủ động xây dựng lối sống và thói quen ăn uống lành mạnh để phòng tránh sỏi mật.
Có thể bạn cần biết: Các chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể |
6. Địa chỉ điều trị sỏi mật uy tín tại Hà Nội
Việc phòng ngừa, phát hiện sớm và điều trị kịp thời sỏi mật là vô cùng quan trọng. Người có các yếu tố nguy cơ như béo phì, rối loạn lipid máu, tiền sử gia đình… nên định kỳ khám sàng lọc để phát hiện sỏi mật. Khi có các triệu chứng bất thường như đau bụng, vàng da, sốt… cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và can thiệp sớm, tránh để lại những hậu quả nặng nề cho sức khỏe.
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát tự hào là một trong những địa chỉ điều trị sỏi mật uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, bệnh viện cam kết mang đến cho người bệnh phác đồ điều trị sỏi mật tối ưu và hiệu quả cao.
Bệnh viện áp dụng các phương pháp chẩn đoán chính xác như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp mật tụy ngược dòng, và nhiều nhiều kỹ thuật điều trị tiên tiến như phẫu thuật nội soi cắt túi mật, tán sỏi ngoài cơ thể, lấy sỏi qua da… Nhờ đó, giúp người bệnh sỏi mật đến khám và điều trị tại đây sẽ được chăm sóc toàn diện, giảm thiểu đau đớn, rút ngắn thời gian nằm viện và hạn chế tối đa biến chứng.
Không chỉ chú trọng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, Bệnh viện còn luôn quan tâm đến cảm nhận của khách hàng. Quy trình khám chữa rõ ràng, minh bạch cùng mức chi phí hợp lý. Với những lợi thế vượt trội đó, Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát xứng đáng là sự lựa chọn hàng đầu cho người bệnh sỏi mật, mang đến cơ hội điều trị bệnh hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống. Hãy tin tưởng và đặt sức khỏe của mình trong tay đội ngũ y bác sĩ giỏi, tận tâm của chúng tôi.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT
Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: cskh@benhvienhongphat.vn
Website: https://benhvienhongphat.vn
Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat
Facebook: Bệnh viện Hồng Phát
Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat
Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat
Hotline (24/24h): (024) 3942 9999
Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115
Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát
Trên 18 năm thành lập
Chuyên môn cao
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi
Nhập khẩu Châu Âu, Mỹ
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế
Chăm sóc khách hàng
chu đáo
*Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
DANH SÁCH ĐĂNG KÝ THỰC HÀNH KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT
DANH SÁCH ĐĂNG KÝ THỰC HÀNH KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT
KỶ NIỆM 34 NĂM NGÀY ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM (26/10/1990 – 26/10/2024)
DANH SÁCH ĐĂNG KÝ THỰC HÀNH KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT
DANH SÁCH ĐĂNG KÝ THỰC HÀNH KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT
DANH SÁCH ĐĂNG KÍ THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Viêm tuyến giáp Hashimoto ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát vinh dự nhận giải thưởng Top 20 Bệnh viện Xanh – Sạch – Thông minh năm 2024
Bản công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành
Polyp túi mật có nguy hiểm không? Cần lưu ý những gì?