Tư vấn chuyên môn Bài Viết
GS. TS. BS THÁI HỒNG QUANG
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát
ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠXét nghiệm sinh hóa là một trong những xét nghiệm phổ biến thường được bác sĩ chỉ định khi thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc cần chẩn đoán bệnh và theo dõi hiệu quả điều trị. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn ý nghĩa xét nghiệm sinh hóa máu thường gặp.
1. Xét nghiệm sinh hóa là gì?
Xét nghiệm sinh hóa là một trong những phương pháp quan trọng nhất để xác định các chất hóa học trong huyết tương (các chất điện giải, các loại chất béo, glucose, protein…). Các xét nghiệm sinh hóa vi sinh vật rút ngắn thời gian cần thiết để xác định vi khuẩn, giảm chi phí và đảm bảo hoặc nâng cao độ chính xác của việc xác định mẫu chưa biết.
Từ kết quả thu được, bác sĩ có thể đánh giá chính xác về khả năng hoạt động của một số cơ quan và hệ thống quan trọng trong cơ thể như gan, thận. Xét nghiệm sinh hóa có thể được thực hiện khi bụng đang đói hoặc no, thường đi kèm với xét nghiệm công thức máu toàn bộ. (1)
Nếu kết quả xét nghiệm sinh hóa cho thấy có sự xuất hiện của một vài chất quan trọng trong máu, có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh lý hoặc tác dụng phụ từ quá trình điều trị. Hiện nay, khám lâm sàng hàng ngày có rất nhiều loại xét nghiệm sinh hóa máu khác nhau.
Tuy nhiên, tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thủ tục phù hợp nhất, tránh tình trạng xét nghiệm dư thừa không cần thiết. Trong đó, một số xét nghiệm phổ biến thường gặp như: Creatinine, chất điện giải, chất béo, đường, protein, vitamine, khoáng chất, hormone…
Nhìn chung, tất cả các xét nghiệm sinh hóa đều tập trung vào mục đích giúp chẩn đoán, theo dõi tình trạng bệnh lý, trước, trong và sau điều trị.
Các chỉ số xét nghiệm sinh hóa: (2)
- Chỉ số: Ure, creatinine, eGFR (tính mức lọc cầu thận), axit uric, phốt pho liên quan đến chức năng thận.
- Chỉ số lượng đường trong máu, mức độ glucose.
- Chỉ số axit uric liên quan đến bệnh gout
- Chỉ số canxi, phốt pho, ALP liên quan đến sức khỏe xương, chức năng tuyến cận giáp, hàm lượng vitamin D.
- Chỉ số cholesterol, triglycerid, HDL cholesterol, apolipoprotein B (nếu mức triglycerid quá cao) xác định nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Chỉ số bilirubin toàn phần, ALP, lactate dehydrogenase (LDH), aspartate aminotransferase (AST), alanine aminotransferase (ALT), gamma-glutamyltransferase (GGT), albumin liên quan đến chức năng gan và ống mật: bilirubin toàn phần, ALP, lactate dehydrogenase (LDH), aspartate aminotransferase (AST), alanine aminotransferase (ALT), gamma-glutamyltransferase (GGT), albumin.
- Chỉ số bilirubin liên quan đến rối loạn tan máu.
- Chỉ số Natri, Kali… liên quan đến chức năng tuyến thượng thận, mất nước, phù, tăng huyết áp, pH máu.
- Chỉ số liên quan đến tình trạng dinh dưỡng, chức năng tủy xương: tỷ lệ albumin/globulin (A/G), LDH, protein, albumin, globulin…
2. Xét nghiệm sinh hóa để làm gì?
Xét nghiệm sinh hóa nhằm mục đích giúp bác sĩ:
- Đánh giá sức khỏe tổng quát.
- Kiểm tra chức năng gan, thận và của một số cơ quan quan trọng trong cơ thể.
- Kiểm tra chức năng một số tuyến nội tiết: tuyến giáp, tuyến thượng thận…
- Kiểm tra mức độ cân bằng nước và điện giải trong môi trường ngoại bào.
- Hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh lý và một số tình trạng sức khỏe khác.
- Làm cơ sở để đánh giá các giai đoạn tiến triển của bệnh, từ đó chỉ định một số phương pháp điều trị phù hợp hơn.
Bác sĩ sẽ tư vấn và chỉ định khi bạn cần làm xét nghiệm sinh hóa. Tuy nhiên, thủ tục cần được tiến hành trong các trường hợp:
- Khám sức khỏe định kỳ.
- Cơ thể biểu hiện các dấu hiệu bất thường liên quan đến bệnh lý gan, thận, đường huyết.
- Xuất hiện các triệu chứng mệt mỏi, đi tiểu thường xuyên, buồn nôn, nôn mửa…
- Xuất hiện triệu chứng bất thường nhưng không liên quan đến cơ chế gây bệnh, chẳng hạn như dấu hiệu mệt mỏi do mất máu mãn tính từ vết loét dạ dày tá tràng…
Tham khảo: Tầm quan trọng của việc thăm khám sức khỏe định kỳ |
3. Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm sinh hóa
3.1 Ure máu
Ure được tổng hợp ở gan, có nhiệm vụ bài tiết nitơ của cơ thể, quá trình sản xuất urê có thể ảnh hưởng bởi hàm lượng protein trong chế độ ăn uống. Sự hấp thụ các axit amin và peptit từ ruột sau khi xuất huyết đường tiêu hóa.
Đối với những người bị suy thận hoặc mắc bệnh gan, nồng độ urê huyết tương có nguy cơ giảm.
3.2 Creatinine
Creatinine sản sinh từ creatine phosphate trong cơ. Xét nghiệm creatinine nhằm mục đích đánh giá tốc độ lọc cầu thận và creatinine huyết tương là mối quan hệ nghịch đảo, giảm một nửa tốc độ lọc sẽ tương đương gấp đôi creatinine huyết tương.
3.3 Chức năng gan
Đánh giá sự kết hợp của các enzym, phổ biến nhất là alkaline phosphatase (ALP), aspartate transaminase (AST), alanine aminotransferase (ALT) và gamma glutamyltransferase (GGT). Thông qua kết quả thu được, bác sĩ có thể kết luận về tình trạng tổn thương cơ quan (nếu có).
3.4 Bilirubin
Bilirubin được tạo ra trong quá trình phân hủy các tế bào hồng cầu, chúng đi qua gan, cuối cùng được đào thải ra ngoài cơ thể. Nồng độ bilirubin cao hơn bình thường cảnh báo các vấn đề liên quan đến gan, ống mật hoặc tốc độ phá hủy hồng cầu.
Đặc biệt, cả bilirubin liên hợp và không liên hợp đều bị ánh sáng phân hủy. Do đó, nếu việc phân tích bị trì hoãn mẫu cần xác định bilirubin trong huyết tương hoặc nước tiểu phải được bảo quản trong tủ lạnh sau khi bọc trong giấy bạc hoặc giấy sẫm màu.
3.5 Protein máu
Chức năng của Albumin là tạo áp lực thẩm thấu, vận chuyển một số chất chuyển hóa, bilirubin, acid béo tự do, ion kim loại, hormon, thuốc… Và cung cấp acid amin cho tổng hợp protein ở Albumin là một chỉ số dùng trong giúp bác sĩ chẩn đoán một số bệnh lý về gan, thận, đông máu, vấn đề dinh dưỡng… Bất kỳ sự thay đổi bất thường liên quan đến hàm lượng thành phần này đều phản ánh tình trạng sức khỏe đáng lo ngại.
3.6 Chỉ số xét nghiệm đường huyết
Xét nghiệm Glucose máu và xét nghiệm HbA1C nhằm chẩn đoán bệnh đái tháo đường, giúp theo dõi điều trị bệnh nhân bị đái tháo đường, người bệnh hạ đường huyết. Ở người bình thường nồng độ glucose máu vào khoảng 3,9- 6,4 mmol/, nồng độ HbA1C vào khoảng 4 – 5,9%.
3.7 Xét nghiệm ion đồ
Na+ là cation chính của dịch ngoại bào và có tác dụng giữ nước. Bình thường nồng độ Na+ trong máu là 135 – 145 mmol/l. Nồng độ Na+ trong máu tăng ở trường hợp cường aldosteron, dùng corticoid, mất nước… Nồng độ Na+ trong máu giảm khi ứ dịch do suy tim, suy thận, xơ gan hoặc mất natri do nôn ói, xuất huyết, tiêu chảy, bỏng…
Bình thường, nồng độ K+ trong máu vào khoảng 3,5 – 5,0 mmol/l. Nồng độ K+ trong máu tăng cao có thể do một số nguyên nhân như suy thận hoặc sử dụng các thuốc tăng giữ kali như: thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali, thuốc ức chế men chuyển… Nồng độ K+ trong máu giảm là do mất qua đường tiêu hoá (tiêu chảy, ói mửa…), qua đường tiểu hoặc do lượng K+ đưa vào cơ thể không đủ hoặc K+ từ ngoại bào vào nội bào.
Cl- còn có một số chức năng như tham gia duy trì áp lực thẩm thấu, cân bằng nước trong cơ thể, hoạt động như một thành phần của hệ đệm, duy trì tình trạng trung hòa về điện tích (bằng cách đối trọng với các cation như Na+) và góp phần hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Ở người bình thường giá trị Cl- khoảng 98 – 106 mmol/l. Nồng độ Cl- tăng trong trường hợp ăn mặn, toan chuyển hoá, suy thận cấp, shock phản vệ, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu… Nồng độ Cl- giảm do chế độ ăn nhạt, mất nước cấp gây nhiễm kiềm chuyển hoá, nôn kéo dài, hoặc dùng thuốc lợi tiểu, tiêu chảy,…
Ca++ là một ion kim loại có nhiều trong cơ thể, tuy nhiên chỉ có 0,5% tổng lượng ion này được trao đổi. Ca++ đóng vai trò quan trọng với tình trạng co cơ, chức năng tim, dẫn truyền các xung thần kinh và quá trình cầm máu của cơ thể. Ca++ có khả năng khuếch tán, nồng độ trong máu tăng khi nhiễm toan và giảm khi nhiễm kiềm.
Nồng độ Ca++ bình thường khoảng 4,2 – 5,2 mEq/l (2,1 – 2,6 mmol/l). Ca++ tăng ở trong trường hợp dùng nhiều vitamin D, cường cận giáp, nhiễm độc giáp, bệnh Paget… và giảm Ca++ trong trường hợp thiếu vitamin D, nhược cận giáp, bệnh thận nặng…
4. Quy trình thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu
4.1 Xét nghiệm sinh hóa cần chuẩn bị gì?
Người bệnh sẽ được hướng dẫn trước khi tiến hành xét nghiệm, cụ thể như sau: (3)
- Người bệnh nên nhịn ăn trong vài giờ trước khi xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất.
- Người bệnh có thể được yêu cầu ngừng dùng một số loại thuốc trước khi xét nghiệm để tránh ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
4.2 Các bước thực hiện
- Bước 1: Kỹ thuật viên xét nghiệm hoặc điều dưỡng quấn một sợi dây thun quanh bắp tay tạo áp lực nổi rõ các tĩnh mạch.
- Bước 2: Làm sạch và khử trùng những vùng da cần lấy máu.
- Bước 3: Đâm kim vào tĩnh mạch để lấy máu, lúc này người bệnh sẽ có cảm giác châm chích nhẹ.
- Bước 4: Máu được thu thập vào một ống nhỏ và được nhán dãn cùng với một số thông tin nhận dạng của người bệnh.
- Bước 5: Tháo dây thun và rút kim ra khỏi tĩnh mạch.
- Bước 6: Đặt một miếng bông lên vị trí vừa tiếp xúc với kim tiêm.
- Bước 7: Mẫu máu sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm tra.
5. Những lưu ý khi xét nghiệm sinh hóa máu
Xét nghiệm sinh hóa không gây ra tác dụng phụ, thông thường chỉ xuất hiện một số dấu hiện sưng đau nhẹ ở vị trí tiêm. Tuy nhiên, một số trường hợp cũng có thể xảy ra các triệu chứng sau:
- Khó chịu
- Chảy máu
- Bầm tím
- Sưng tấy
- Nhiễm trùng
Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, bác sĩ có thể sẽ lấy máu từ các mao mạch ở ngón tay hoặc gót chân. Phụ huynh nên giải thích với trẻ về những gì sẽ xảy ra trong quá trình xét nghiệm: như cảm giác lạnh khi bôi cồn lên da khử khuẩn, bịt mặt khi kim đưa vào trong cánh tay để trẻ giảm bớt lo lắng, tăng khả năng hợp tác cho trẻ.
6. Địa chỉ xét nghiệm sinh hóa uy tín
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát quy tụ đội ngũ bác sĩ, chuyên gia đầu ngành giỏi chuyên môn, tận tâm nhiều năm kinh nghiệm. Các chuyên gia, bác sĩ luôn tự tin với các kỹ thuật, kinh nghiệm thâm niên giúp phát hiện sớm và điều trị hiệu quả. Người bệnh sẽ được rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế những nguy cơ tái phát.
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát – Nơi quy tụ nhiều bác sĩ là các Giáo Sư, PGS, Tiến Sĩ, Bác Sĩ Chuyên Khoa II…
Hệ thống trang thiết bị hiện đại, phòng khám riêng biệt, sạch sẽ. Hệ thống phòng mổ đạt tiêu chuẩn cùng khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao. Bệnh viện Đa khoa Hồng phát nổi bật với các dịch vụ thăm khám và điều trị các bệnh về nội tiết ung bướu.
Từ các thăm khám xét nghiệm thông thường đến các cuộc phẫu thuật kỹ thuật cao, bệnh viện Đa khoa Hồng Phát luôn tự tin với điều trị hiệu quả nhất cho người bệnh.
Để đặt lịch khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát, quý khách có thể đặt lịch hẹn trực tiếp qua số 📲Hotline: 0869 775 115.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT
Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: cskh@benhvienhongphat.vn
Website: https://benhvienhongphat.vn
Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat
Facebook: Bệnh viện Hồng Phát
Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat
Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat
Hotline (24/24h): (024) 3942 9999
Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115
Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát
Trên 18 năm thành lập
Chuyên môn cao
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi
Nhập khẩu Châu Âu, Mỹ
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế
Chăm sóc khách hàng
chu đáo
*Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
KỶ NIỆM 34 NĂM NGÀY ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM (26/10/1990 – 26/10/2024)
Viêm tuyến giáp Hashimoto ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát vinh dự nhận giải thưởng Top 20 Bệnh viện Xanh – Sạch – Thông minh năm 2024
Bản công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành
Polyp túi mật có nguy hiểm không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm vi sinh bao gồm những xét nghiệm nào?
Rối loạn tuyến giáp khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?
Magie là gì và tại sao cơ thể bạn cần nó?
Bạn đã biết lợi ích của men vi sinh probiotic đối với sức khỏe
U tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không?