K tuyến giáp là gì? K tuyến giáp có chữa được không?

Trần Văn Bông


Tư vấn chuyên môn Bài Viết

TTƯT. BSCKII TRẦN VĂN BÔNG

Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠ
 

K tuyến giáp (ung thư tuyến giáp) xếp thứ 9 trong các loại ung thư ở nữ với hơn 160.000 ca mắc mới mỗi năm, và với gần 50.000 ca mỗi năm đứng thứ 20 ở nam giới – Theo Globocan.

K tuyến giáp
K tuyến giáp là gì? K tuyến giáp có nguy hiểm không?

1. K tuyến giáp là gì?

K tuyến giáp là sự phát triển bất thường của các tế bào ở tuyến giáp. Nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể và cân nặng do hormone tuyến giáp điều chỉnh. Do đó khi bị K tuyến giáp, hormone giáp sẽ bị ảnh hưởng gây ra một số triệu chứng. 

Theo các chuyên gia, k tuyến giáp ban đầu thường không gây ra các triệu chứng nào. Nhưng khi khối u phát triển, nó có thể gây ra các dấu hiệu, triệu chứng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 

Hầu hết các loại k tuyến giáp phát triển chậm. Bệnh k tuyến giáp có thể được chữa khỏi bằng điều trị nếu phát hiện sớm. Tỷ lệ ung thư tuyến giáp ngày càng gia tăng, kỹ thuật hình ảnh được cải tiến cho phép tìm thấy bệnh k tuyến giáp trên ảnh chụp CTMRI. K tuyến giáp được phát hiện theo các này thường là những ung thư nhỏ, có thể điều trị hiệu quả. 

K tuyến giáp phát triển, gây ra:

  • Xuất hiện khối u ở cổ
  • Thay đổi giọng nói
  • Khó nuốt
  • Các hạch bạch huyết bị sưng
  • Đau ở cổ và họng

2. Loại k tuyến giáp phổ biến và hiếm gặp

Ung thư tuyến giáp xảy ra khi sự phát triển những thay đổi trong DNA các tế bào tuyến giáp. Những tế bào đột biến đó phát triển và nhân lên nhanh chóng. Các tế bào tiếp tục sống đến khi các tế bào khỏe mạnh chết một cách tự nhiên. Các tế bào tích tụ tạo thành một khối u. (1) 

Phòng khám Mayo giải thích về bệnh ung thư tuyến giáp (Có phụ đề Tiếng Việt – Nguồn: Mayo Clinic)

Khối u có thể phát triển xâm lấn các mô lân cận và có thể di căn đến các hạch bạch huyết ở cổ. Đôi khi các tế bào ung thư có thể lan đến phổi, xương và các bộ phận khác của cơ thể. Hầu hết các bệnh ung thư tuyến giáp vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra. Phân loại k tuyến giáp dựa vào loại tế bào được tìm thấy trong khối u. Loại khối u được xác định bằng cách kiểm tra dưới kính hiển vi. K tuyến giáp được xem xét trong việc xác định phương pháp điều trị và tiên lượng của bạn.

K tuyến giáp bao gồm:

2.1 K tuyến giáp biệt hóa

Ung thư tuyến giáp biệt hóa bao gồm các loại ung thư bắt đầu trong các tế bào sản xuất và lưu trữ hormone tuyến giáp hay còn gọi là tế bào nang. Quan sát dưới kính hiển vi, các tế bào ung thư tuyến giáp biệt hóa giống như các tế bào khỏe mạnh.

2.2 K tuyến giáp thể nhú

Ung thư tuyến giáp thể nhú là loại ung thư tuyến giáp phổ biến xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp ở những người từ 30 đến 50 tuổi. Ung thư tuyến giáp dạng nhú đều nhỏ và khả năng điều trị lớn, ngay cả những tế bào ung thư đã lan đến hạch bạch huyết ở cổ. Một phần nhỏ ung thư tuyến giáp dạng nhú có tính xâm lấn cao, phát triển đến các cấu trúc ở cổ hoặc lan sang các khu vực khác của cơ thể. 

K tuyến giáp có nguy hiểm không?
K tuyến giáp có nguy hiểm không?

2.3 K tuyến giáp thể nang

Những người trên 50 tuổi thường gặp ung thư tuyến giáp thể nang. Các tế bào ung thư thể nang thường không lan đến các hạch bạch huyết ở cổ. Nhưng một số ung thư lớn có thể lan sang các khu vực khác của cơ thể, đặc biệt là phổi và xương.

2.4 K tuyến giáp tế bào Hurthle

Đây là loại ung thư tuyến giáp hiếm gặp này từng được coi là ung thư tuyến giáp dạng nang. Hiện nay nó được coi là loại riêng vì các tế bào Hurthle hoạt động mạnh và phát triển đến các cấu trúc ở cổ, lan sang các bộ phận khác của cơ thể. 

2.5 K tuyến giáp kém biệt hóa

Ung thư này hiếm gặp hơn các loại ung thư tuyến giáp khác và thường không đáp ứng với các phương pháp điều trị thông thường. Các tế bào ung thư tuyến giáp phát triển với tốc độ rất nhanh, xâm lấn khí quản và di căn các tổ chức quan trọng trên cơ thể. Từ đó làm mất chức năng của các cơ quan này nhanh chóng. Tỷ lệ mắc loại k tuyến giáp này cao nhất ở độ tuổi 55 – 65 tuổi.

2.6 K tuyến giáp Anaplastic

Loại ung thư này hiếm gặp, phát triển nhanh và khó điều trị. Tuy nhiên phương pháp điều trị có thể làm chậm sự phát triển của bệnh. Loại K giáp này thường gặp ở những người trên 60 tuổi. Nó có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng: Sưng cổ dẫn đến khó thở, khó nuốt.

2.7 K tuyến giáp thể tủy

Bắt đầu từ các tế bào tuyến giáp sản sinh ra hormone calcitonin. Nồng độ calcitonin trong máu tăng cao có thể chỉ ra ung thư tuyến giáp ở tủy giai đoạn sớm. Một số bệnh ung thư tuyến giáp thể tủy do gen có tên RET được truyền từ cha mẹ sang con cái. Những thay đổi gen RET có thể gây ta ung thư tuyến giáp thể tủy gia đình và bệnh đa u nội tiết loại 2. 

2.8 Ung thư hạch tuyến giáp

Đây cũng là một trong những loại k tuyến giáp khá hiếm gặp. Bắt đầu trong hệ thống miễn dịch của tuyến giáp và sarcoma tuyến giáp. K tuyến giáp di căn hạch xuất hiện ở giai đoạn 2 của bệnh. Khi đó, các khối u bắt đầu di căn đến các hạch lympho gần tuyến giáp hoặc các hạch bạch huyết cạnh tuyến giáp.

Xem thêm: U ác tuyến giáp có nguy hiểm không?

3. Đối tượng nguy cơ và biến chứng k tuyến giáp

3.1 Đối tượng nguy cơ cao dễ mắc u tuyến giáp

  • Giới tính: Ung thư tuyến giáp thường xảy ra ở phụ nữ. Các chuyên gia cho rằng nó liên quan đến hormone estrogen
  • Tiếp xúc với mức độ bức xạ cao: Điều trị bằng xạ trị ở đầu và cổ làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp
  • Di truyền: Gia đình có người k tuyến giáp thường di truyền ung thư tuyến giáp thể tủy và ung thư tuyến giáp thể nhú. 

3.2 Biến chứng của k tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp có khả năng quay trở lại mặc dù đã được điều trị thành công. Thậm chí có thể quay trở lại ngay cả khi bạn đã mổ toàn bộ k tuyến giáp. Điều này có thể xảy ra nếu ung thư tuyến giáp lan ra ngoài tuyến giáp trước khi được cắt bỏ.

Hầu hết, ung thư tuyến giáp không có khả năng tái phát như ung thư tuyến giáp dạng nhú và ung thư tuyến giáp dạng nang. Khi thăm khám điều trị, bác sĩ sẽ chỉ ra nguy cơ tái phát hay không dựa trên đặc điểm của bệnh. K tuyến giáp tái phát thường được phát hiện trong 5 năm đầu sau chẩn đoán ban đầu. K tuyến giáp tái phát có tiên lượng tốt, bệnh có thể điều trị được và hầu hết các ca sẽ thành công.

Nguy cơ tái phát k tuyến giáp có thể xảy ra ở:

  • Các hạch bạch huyết ở cổ
  • Những tế bào mô tuyến giáp còn sốt lại trong phẫu thuật
  • Tái phát ở phổi và xương

Các chuyên gia khuyến cáo nên khám sức khỏe máu và siêu âm tuyến giáp định kỳ để phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường của cơ thể. Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng hỏi các triệu chứng bạn đang gặp.

Tham khảo: Bệnh u nang tuyến giáp có nguy hiểm không?
K tuyến giáp thể nhú có nguy hiểm không
K tuyến giáp thể nhú có nguy hiểm không

4. Phòng ngừa k tuyến giáp như thế nào?

Cho đến nay, nguyên nhân gây ra biến đổi gen dẫn đến hầu hết các bệnh ung thư giáp vẫn chưa chắc chắn. Vì thế vẫn không có cách nào ngăn ngừa ung thư tuyến giáp hoàn toàn. Tuy nhiên, để phòng k tuyến giáp, bạn có thể lưu ý: 

  • Phòng ngừa đối với người có nguy cơ cao: Người lớn và trẻ em có gen di truyền làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp thể tủy có thể cân nhắc phẫu thuật. Thảo luận về các lựa chọn của bạn với bác sĩ để hiểu rõ nguy cơ tái phát ung thư tuyến giáp và lựa chọn hướng điều trị phù hợp. 
  • Phòng ngừa đối với người phơi nhiễm phóng xạ: Những người sống trong khu vực nhiễm phóng xạ có thể được cung cấp thuốc để ngăn ngừa tác động bức xạ lên tuyến giáp. 

Sau điều trị k tuyến giáp, người bệnh sống được bao lâu? Nếu K tuyến giáp phát hiện kịp thời, tiên lượng bệnh K tuyến giáp tốt hơn nhiều loại ung thư khác. Theo thống kê, 90% các loại ung thư tuyến giáp dạng nang, dạng nhú có mức độ ác tính thấp. Người bệnh dưới 45 tuổi phát hiện khi khối u có kích thước chưa lớn, chưa di căn thì cơ hội chữa khỏi là hơn 90%. 

K tuyến giáp có kích thước u chỉ 2mm người bệnh chỉ cần cắt một bên thùy giáp có ung thư. Sau phẫu thuật, người bệnh không cần bổ sung homrome giáp. Với bệnh nhân cắt cả 2 thùy tuyến giáp thì cần bổ sung thuốc hormone.

Thông thường, thời gian sống thêm của người bệnh k tuyến giáp trong vòng 10 năm là 100%. Tỷ lệ tử vong rất thấp. Do đó, việc phát hiện k tuyến giáp ở giai đoạn đầu đóng vai trò quan trọng. Nhằm hạn chế những biến chứng của các phương pháp điều trị, khi có biểu hiện bất thường người bệnh nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán. 

Khi được chẩn đoán mắc k tuyến giáp, người bệnh cần phối hợp với bác sĩ để được theo dõi hiệu quả và phòng ngừa bệnh tái phát. Trong sinh hoạt hằng ngày, người bệnh cũng cần chú ý ăn những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và cần duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý. 

Khi bạn có nhu cầu thăm khám và điều trị k tuyến giáp tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát, quý khách sẽ được:

  • Thăm khám cùng TTƯT. BCSKII – Bác sĩ Trần Văn Bông chuyên khoa Ngoại nội tiết – Nguyên Phó Trưởng khoa Phẫu thuật tuyến giáp tại Bệnh viện Nội tiết TW
  • Không cần lấy số, chờ đợi lâu
  • Cơ sở vật chất tiện nghi
  • Đội ngũ chăm sóc khách hàng, lê tân hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo.

TTƯT. BSCKII Trần Văn Bông – Giám đốc Chuyên môn tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

Ảnh Gif - Đặt lịch khám bác sĩ Bông

Để đặt lịch thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát, quý khách vui lòng liên hệ số 📲Hotline: 0869 775 115. Tầm soát k tuyến giáp sớm luôn là giải pháp giúp việc điều trị trở nên hiệu quả hơn. 

 

  1. Thyroid cancer. Mayoclinic. https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/thyroid-cancer/symptoms-causes/syc-20354161#:~:text=Thyroid%20cancer%20is%20a%20growth,cause%20any%20symptoms%20at%20first

Theo dõi Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát trên 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT

Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Email: cskh@benhvienhongphat.vn

Website: https://benhvienhongphat.vn

Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat

Facebook: Bệnh viện Hồng Phát

Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat

Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat

Hotline (24/24h): (024)3942 9999

Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍHoặc gọi 0869 775 115 - 096 227 9115 để được hỗ trợ trực tiếp



    Bs Lê Thanh Hải

    Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát

    *Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999