Tư vấn chuyên môn Bài Viết
GS. TS. BS THÁI HỒNG QUANG
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát
ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠXét nghiệm huyết học đóng vai trò quan trọng trong quá trình chẩn đoán bệnh. Vậy xét nghiệm huyết học có ý nghĩa như thế nào hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
1. Xét nghiệm huyết học là gì?
Xét nghiệm huyết học bao gồm đánh giá trong phòng thí nghiệm về sự hình thành máu và rối loạn máu (1). Xét nghiệm này giúp xác định được các chỉ số cần thiết về hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu.
Những chỉ số này là những thông số quan trọng giúp bác sĩ chẩn đoán được bệnh lý liên quan đến hệ tạo máu: ung thư tủy, suy tủy, thiếu máu, u lympho, máu khó đông hoặc một số bệnh viêm nhiễm. Xét nghiệm huyết học là cơ sở để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe nhằm sớm phát hiện ra mầm bệnh và đưa ra phương án điều trị hiệu quả.
2. Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm huyết học
2.1 Chỉ số lượng hồng cầu RBC
Ở nam giới, chỉ số hồng cầu RBC bình thường dao động trong khoảng 4.32 – 5.72 Tera/L, còn ở nữ giới sẽ dao động khoảng 3.90 – 5.03 Tera/L.
Nếu chỉ số này thấp hơn hoặc cao hơn mức dao động thì sẽ có một số vấn đề xảy ra như:
- Thiếu máu thì chỉ số hồng cầu RBC giảm.
- Mất nước và bị chứng tăng hồng cầu thì chỉ số RBC tăng.
2.2 Chỉ số bạch cầu WBC
Chỉ số của số lượng bạch cầu là 3.5-10.5 G/L ở người bình thường. Nếu người nhiễm virus (sốt xuất huyết…), nhiễm khuẩn Gram âm nặng, suy tủy xương, sử dụng thuốc (phenothiazin, chloramphenicol, aminopyrin…), dị ứng thì chỉ số bạch cầu WBC giảm.
Ngược lại chỉ số bạch cầu WBC tăng ở người mắc phải bệnh máu ác tính, viêm nhiễm ví dụ như: bệnh bạch cầu dòng tủy mạn, bệnh bạch cầu dòng tủy cấp, bệnh bạch cầu lympho mạn, bệnh bạch cầu lympho mạn.
2.3 Lượng huyết sắc tố HB
Lượng huyết sắc tố HB ở nữ giới sức khỏe ổn định là 12.0-15.5 g/dl và ở nam giới là 13.5-17.5 g/dl. Người bệnh bị thiếu máu, hệ quả của các phản ứng gây tan máu, chảy máu có thể khiến lượng huyết sắc tố HB giảm.
2.4 Chỉ số khối hồng cầu HCT
Chỉ số khối hồng cầu HCT bình thường ở nữ là 37.0 – 42.0% và 42.0 – 47.0% ở nam giới. Khi cơ thể mất máu, thiếu máu hoặc người đang trong thời kì thai nghén thì chỉ số này sẽ giảm. Trường hợp có chứng tăng hồng cầu, rối loạn dị ứng, hút thuốc lá, bệnh mạch vành, bệnh phổi, chứng giảm lưu lượng máu thì chỉ số hồng cầu HCT tăng.
2.5 Nồng độ Hb trung bình tại hồng cầu (MCHC)
Theo nghiên cứu, nồng độ Hb trung bình tại hồng cầu nằm trong khoảng từ 32 – 36g/dL. Giảm nồng độ Hb trung bình tại hồng cầu do thiếu máu, giảm folate, vitamin B12 hoặc giảm ở người nghiện rượu, bị xơ gan.
2.6 Chỉ số bạch cầu ái toan EOS#
Chỉ số bạch cầu ái toan EOS# bình thường trong khoảng 0 – 0,7 G/L. Chỉ số này tăng có thể nghi ngờ do nhiễm ký sinh trùng, dị ứng, một số phản ứng thuốc, bệnh phù thần kinh – mạch, bệnh về mạch máu – collagen, nhạy cảm thuốc chống đông máu warfarin, hội chứng tăng bạch cầu ái toan cấp, rối loạn tăng sản tủy,… Trường hợp sử dụng các thuốc corticosteroid chỉ số bạch cầu ái toan EOS# sẽ giảm.
2.7 Số lượng bạch cầu mono MON
Số lượng bạch cầu mono MON cho phép khoảng 0,1 – 0,4. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy số lượng bạch cầu mono tăng thì có thể do mắc phải bệnh liên quan đến nhiễm virus, bệnh liên quan đến các khối u, bệnh bạch cầu do dòng monocyte, u lympho, nhiễm ký sinh trùng, hoặc u tủy,…
Xem thêm: Canxi là chất gì? Đóng vai trò như thế nào đối với cơ thể? |
3. Bệnh lý liên quan đến rối loạn huyết học
Rối loạn huyết học phân loại thành rối loạn máu ác tính và không ác tính. Rối loạn máu không ác tính bao gồm các bệnh (2):
- Bệnh huyết sắc tố là bệnh di truyền: bao gồm bệnh thalassemia α- và β-, bệnh do cấu trúc huyết sắc tố bất thường. Người bệnh thường có biểu hiện thiếu máu và các vấn đề về đa cơ quan.
- Rối loạn đông máu: bao gồm bệnh Von Willebrand và bệnh máu khó đông. Nguyên nhân gây rối loạn đông máu là do do nồng độ các yếu tố đông máu trong máu thấp.
- Thiếu máu hồng cầu hình liềm.
- Thiếu máu và tắc mạch phổi do nhiều yếu tố khác nhau gây ra như: chế độ ăn uống và lối sống, …
- Ban xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn: nồng độ tiểu cầu trong máu giảm bất thường, sau đó dẫn đến bầm tím, chảy máu cam, chảy máu trong chảy máu nướu răng do tiểu cầu có liên quan đến quá trình đông máu. Mặc dù xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn không di truyền hoặc lây nhiễm nhưng nguyên nhân vẫn chưa được biết rõ. Ở hầu hết trẻ nhỏ, b an xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn xảy ra sau khi bị nhiễm virus như thủy đậu.
Các rối loạn máu ác tính bao gồm: Bệnh bạch cầu, u lympho và u tủy, hội chứng rối loạn sinh tủy. Rối loạn huyết học ác tính có thể do di truyền, lối sống và môi trường gây ra.
Trong đó, bệnh bạch cầu gồm:
- Bệnh đa bạch cầu: là bệnh tăng sinh tủy nguyên nhân bởi việc sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu trong tủy xương, khiến máu trở nên nhớt hơn tăng nguy cơ đông máu và đau tim.
- Xơ tủy: tủy xương tạo ra quá nhiều tế bào gốc dẫn đến viêm và hình thành mô sẹo trong tủy xương.
Các u lympho ác tính gồm u lympho Hodgkin ảnh hưởng đến các tế bào lympho bất thường và hệ bạch huyết.
Hội chứng rối loạn sinh tủy là một nhóm bệnh ung thư, các tế bào gốc máu trong tủy xương không trưởng thành và hình thành các tế bào máu trưởng thành khác nhau dẫn đến thiếu máu khó chữa, bệnh bạch cầu tủy bào mãn tính, giảm tế bào chất khó chữa, và nhiều loại ung thư khác do thiếu tế bào hồng cầu và bạch cầu trong máu.
Đa u tủy là ung thư dẫn đến dư thừa tế bào plasma trong máu. Các tế bào plasma quá tải gây ra tình trạng thiếu hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, thiếu máu. Bệnh đa u tủy cũng có thể ảnh hưởng đến các nguyên bào xương gây thoái hóa xương và gãy xương.
4. Xét nghiệm huyết học
Xét nghiệm máu cung cấp thông tin có giá trị để chẩn đoán các bệnh và rối loạn về huyết học.
4.1 Xét nghiệm công thức máu
Xét nghiệm công thức máu là một trong những xét nghiệm máu phổ biến nhất được sử dụng trong chẩn đoán bệnh. Các thông số huyết học được đo trong xét nghiệm công thức máu gồm số lượng bạch cầu và hồng cầu, số lượng tiểu cầu, thể tích hồng cầu hematocrit, nồng độ huyết sắc tố, và số lượng bạch cầu khác biệt và các chỉ số hồng cầu khác.
Xét nghiệm công thức máu giúp chẩn đoán thiếu máu, ung thư liên quan đến máu, nhiễm trùng và các bệnh viêm nhiễm.
4.2 Xét nghiệm đông máu
Các xét nghiệm đông máu như: số lượng tiểu cầu, thời gian protrombin và thời gian tromplastin nhằm cung cấp thông tin về rối loạn chảy máu như bệnh máu khó đông. Những xét nghiệm này được sử dụng để theo dõi các liệu pháp chống đông máu.
4.3 Xét nghiệm tủy xương
Xét nghiệm tủy xương là một trong những xét nghiệm huyết học hiếm gặp nhưng chúng có thể cần trong việc phân tích các tế bào từ tủy xương để chẩn đoán các bệnh như đa u tủy.
5. Những điều cần lưu ý trước khi xét nghiệm huyết học
Trước khi làm xét nghiệm bạn không nên uống thuốc. Nếu bạn lỡ uống thuốc thì cần thông báo với bác sĩ để đưa ra phương án xử lý. Bởi các thành phần trong thuốc có thể ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.
Trước khi xét nghiệm, người bệnh phải nhịn ăn trong vòng 8 – 12 giờ để cho kết quả chính xác. Đặc biệt không sử dụng các chất kích thích như: cà phê, thuốc lá, bia… trước khi xét nghiệm.
Ngoài ra, các loại thức uống không được khuyến khích sử dụng trước khi làm xét nghiệm. Nhai kẹo cao su gây kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, cũng có thể cho ra kết quả không chính xác. Tập thể dục trước trong thời gian nhịn đói không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà có khả năng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu. Thay vào đó, trước khi xét nghiệm bạn hãy giữ tâm trạng thoải mái, thả lỏng cơ thể. Trong thời gian nhịn đói bạn có thể bổ sung nhiều nước để tránh cơ thể mất nước.
Thông thường, buổi sáng sẽ là thời điểm thích hợp nhất để xét nghiệm máu. Bởi thường phải nhịn ăn 8-12 tiếng trước khi xét nghiệm, nên nếu chiều mới làm xét nghiệm người bệnh sẽ phải nhịn ăn sáng và trưa khiến cơ thể đuối sức. Tùy vào từng loại xét nghiệm mà có cần nhịn ăn hay không và thời gian nhịn ăn khác nhau.
Tham khảo: Tế bào gốc và ứng dụng tế bào gốc trong y học |
6. Địa chỉ xét nghiệm huyết học uy tín
Xét nghiệm huyết học là xét nghiệm cần thiết để kiểm tra tình trạng sức khỏe của bản thân. Các chỉ số xét nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh. Bạn nên thực hiện xét nghiệm huyết học tại địa chỉ khám uy tín. Địa chỉ xét nghiệm uy tín sẽ giúp đưa ra kết quả xét nghiệm chính xác. Một trong những địa chỉ xét nghiệm uy tín tại Hà Nội là Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát.
Bệnh viện với sự đầu tư trang thiết bị hiện đại, được nhập khẩu từ các nước tiên tiến. Cùng với đó là đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm sẽ cho kết quả nhanh, chính xác nhất. Lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tại Bệnh viện, quý khách sẽ không cần lo lắng chờ đợi, nhanh chóng và tiện lợi.
Đồng thời, sau khi có kết quả, bạn sẽ được tư vấn từ các giáo sư, bác sĩ đã có hàng chục năm kinh nghiệm giúp bạn yên tâm hơn về tình hình sức khỏe. Bên cạnh đó, Bệnh viện cũng hỗ trợ thẻ Bảo hiểm y tế giúp người bệnh tiết kiệm chi phí.
Với phương trâm “Trao y đức- Nhận niềm tin”, Bệnh viện cam kết đem đến cho khách hàng nhưng dịch vụ tốt nhất để người bệnh có thể an tâm điều trị. Nếu quý khách cần tư vấn thêm về dịch vụ xét nghiệm huyết học hoặc đặt lịch khám tại viện, vui lòng liên hệ qua số 📲Hotline: 0869 775 115 – 086 680 5115 – 096 227 9115 để được hỗ trợ một các tốt nhất.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT
Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: cskh@benhvienhongphat.vn
Website: https://benhvienhongphat.vn
Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat
Facebook: Bệnh viện Hồng Phát
Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat
Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat
Hotline (24/24h): (024) 3942 9999
Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115
Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát
Trên 18 năm thành lập
Chuyên môn cao
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi
Nhập khẩu Châu Âu, Mỹ
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế
Chăm sóc khách hàng
chu đáo
*Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
KỶ NIỆM 34 NĂM NGÀY ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM (26/10/1990 – 26/10/2024)
Viêm tuyến giáp Hashimoto ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát vinh dự nhận giải thưởng Top 20 Bệnh viện Xanh – Sạch – Thông minh năm 2024
Bản công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành
Polyp túi mật có nguy hiểm không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm vi sinh bao gồm những xét nghiệm nào?
Rối loạn tuyến giáp khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?
Magie là gì và tại sao cơ thể bạn cần nó?
Bạn đã biết lợi ích của men vi sinh probiotic đối với sức khỏe
U tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không?