Tư vấn chuyên môn Bài Viết
GS. TS. BS THÁI HỒNG QUANG
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát
ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠCác tế bào bạch cầu là một phần của hệ thống miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân nhiễm trùng. Các tế bào này lưu thông trong máu và các mô đáp ứng các chấn thương hoặc bệnh tật bằng các tấn công các ký sinh trùng gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
1. Tế bào bạch cầu là gì?
Bạch cầu là một loại tế bào máu được tạo ra ở tủy xương. Chúng được tìm thấy trong máu và mô bạch huyết và là một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể. Các tế bào này có tác dụng chống lại các tác nhân lạ đi vào cơ thể. (1)
Các tế bào bạch cầu không màu, hình tròn với màng trung tâm (nhân) tách biệt. Khi kiểm tra dưới kinh, chúng hiển vi có thể hiện dưới dạng màu tím nhạt đến hồng và nhuộm bằng thuốc nhuộm.
Trong cơ thể, tế bào bạch cầu chiếm 1% trong máu. Mỗi ngày cơ thể sản xuất khoảng 100 tỷ tế bào bạch cầu.
Tế bào bạch cầu được chia làm 3 loại:
- Bạch cầu hạt (bạch cầu đa nhân): là các bạch cầu chứa các hạt lớn trong bào tường, chia thành: bạch cầu ưa base, bạch cầu ưa acid, bạch cầu trung tính.
- Bạch cầu không hát (bạch cầu đơn nhân): là các bạch cầu trong bào tương không chứa hạt, chia thành 2 loại là bạch cầu lympho và bạch cầu mono. Trong đó, bạch cầu lympho gồm: tế bào lympho T và tế bào lympho B.
Để xác định số lượng bạch cầu trong máu cần làm xét nghiệm tế bào máu. Xét nghiệm này thường được sử dụng để xác định tình trạng bệnh như: viêm, dị ứng, nhiễm trùng, bệnh bạch cầu.
Xem thêm: Đái tháo đường và những kiến thức cơ bản cần biết |
2. Chức năng của bạch cầu
Các tế bào bạch cầu di chuyển trong máu, các mô xác định vị trí nhiễm trùng, sau đó thông báo về vị trí cho các tế bào bạch cầu khác nhằm giúp bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của một số sinh vật. Khi các tế bào đến vị trí xác định, tạo ra protein kháng thể gắn vào sinh vật và tiêu diệt chúng. (2)
Mỗi loại bạch cầu sẽ có chức năng, cấu trúc và nhiệm vụ khác nhau:
- Bạch cầu hạt trung tính: có khả năng vận động và thực bào mạnh nên chúng sẽ tạo hàng rào bảo vệ cơ thể, chống lại các vi khuẩn sinh mủ.
- Bạch cầu ưa acid: các lysosome có chứa các enzyme như: oxidase, peroxidase, phosphatase giúp khử độc các protein và các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể.
- Bạch cầu ưa base: đây là loại bạch cầu ít gặp nhất nhưng đóng vai trò quan trọng trong một số phản ưng dị ứng.
- Bạch cầu lympho T: sẽ tấn công các kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể sau khi được hoạt hóa, và giải phóng lymphokin thu hút bạch cầu hạt đến xâm nhập, tấn công kháng nguyên.
- Bạch cầu lympho B: có chức năng sản xuất tạo ra kháng thể.
- Bạch cầu mono: có khả năng phát triển thành các đại thưc bào, chúng sẽ ăn các phân tử có kích thức lớn, hoại tư các mô, tiêu diệt các vùng mô tổn thương. Bên cạnh đó, bạch cầu mono còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kháng thể.
3. Chỉ số bạch cầu trong cơ thể là bao nhiêu?
3.1 Chỉ số WBC
Chỉ số bạch cầu (chỉ số WBC) thể hiện số lượng bạch cầu trong một thể tích máu. Giá trị này trong khoảng 3.5-10.5 x 10^9 tế bào/L là bình thường. Nếu chỉ số bạch cầu cao gọi là tình trạng tăng bạch cầu, thấp hơn gọi là tình trạng giảm bạch cầu. Dựa vào chỉ số này, bác sĩ sẽ chẩn đoán được tình trạng bệnh và kê một số thuốc liên quan.
Số lượng bạch cầu được xác định bằng phương pháp xét nghiệm máu. Số lượng bạch cầu ít hay nhiều đều ảnh hưởng đến sức khỏe. Số lượng bạch cầu tăng có thể cơ thể đã mắc một số bệnh như nhiễm khuẩn do ký sinh trùng, vi khuẩn hoặc bị áp xe gan, viêm phổi… Một số trường hợp mắc bạch cầu mãn tính hoặc cấp tính cũng có thể ảnh hưởng.
Số lượng bạch cầu tăng cao quá mức khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, sút cân, cơ thể bị căng thẳng, khó chịu. Một số trường hợp nhiễm trùng trên cơ thể, xuất hiện những vết bầm tím không rõ nguyên nhân, chảy máu cam thường xuyên, sốt cao.
Khi số lượng bạch cầu thấp hơn mức trung tình. Bệnh bạch cầu trung tính là một dạng bệnh giảm bạch cầu phổ biến, các tế bào trắng di chuyển vào xương, sau đó đến máu và những vùng bị tổn thương tiết ra chất tiêu diệt sinh vật xâm nhập vào cơ thể. Số lượng bạch cầu ít thường gặp ở những người mắc bệnh nhiễm trùng, virus viêm gan B, HIV, số xuất huyết, bệnh lao.
3.2 Một số chỉ số xét nghiệm bạch cầu khác
Bên cạnh chỉ số WBC thì để xác định chính xác bệnh lý, bác sĩ có thể dựa vào một số xét nghiệm: MONO, LYM, NEUT, EOS, BASO, LUC.
- Chỉ số MONO: chỉ số bạch cầu Mono – Monocyte tăng khi nhiễm khuẩn, rối loạn sinh tủy và giảm khi thiếu máu hoặc suy tủy.
- Chỉ số LYM: chỉ số bạch cầu Lympho – Lymphocyte tăng ở người mắc bệnh Hodgkin, lao,… và giảm nếu người bệnh đang trong quá trình xạ trị, hoặc người nhiễm HIV/AIDS, ung thư.
- Chỉ số EOS: chỉ số bạch cầu đa múi ưa acid – Eosinophil tăng ở người bị di ứng hoặc nhiễm ký sinh trùng…
- Chỉ số BASO: chỉ số bạch cầu đa múi ưa kiềm – Basophil tăng ở người bệnh về bạch cầu, dị ứng hoặc suy giáp.
- Chỉ số LUC: chỉ số Large Unstained Cells tăng ở một số trường hợp sau khi phẫu thuật, người suy thận mãn tính hoặc nhiễm một số loại virus.
4. Lưu ý khi xét nghiệm bạch cầu
Các xét nghiệm bạch cầu đều có thể giúp đánh giá tình trạng sức khỏe. Tùy vào tình trạng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định có cần xét nghiệm số lượng bạch cầu không. Những người nghi ngờ mắc bệnh về máu thì cần xét nghiệm để chẩn đoán bệnh sớm nhất.
Trước khi thực hiện xét nghiệm máu, bạn cần nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến kết quả máu. Chẳng hạn khi đang sử dụng một loại thuốc điều trị nào đó có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Thường trước khi xét nghiệm máu cần nhịn ăn từ 8 đến 12 tiếng để đảm bảo kết quả. Tuy nhiên, nếu chỉ xét nghiệm chỉ số bạch cầu có thể không cần nhịn ăn. Nhưng không sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích trước khi xét nghiệm.
5. Phân loại bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu thường được phân thành:
- Bệnh bạch cầu mãn tính hoặc cấp tính: Dựa vào tỷ lệ tế bào non, bạch cầu trong máu hoặc xương.
- Bạch cầu dòng lympho hoặc tủy: Dựa trên dòng tế bào ác tính.
Theo, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ ước tính, đối với người trường thành, có bốn loại bệnh bạch cầu phổ biến bao gồm (3):
- Bệnh bạch cầu cấp tính dòng tủy xương (Acute myeloid leukemia, AML)
- Bệnh bạch cầu cấp tính dòng Lympho (Acute lymphocytic leukemia, ALL)
- Bệnh bạch cầu mãn tính dòng tủy xương (Chronic myeloid leukemia, CML)
- Bệnh bạch cầu mãn tính dòng Lympho (Chronic lymphocytic leukemia, CLL)
Biểu hiện ở những người mắc bệnh bạch cầu cấp tính như:
- Xuất hiện vết bầm tím bất thường
- Da nhợt nhạt
- Thường xuyên chóng mặt, đau đầu
- Chảy máu không dừng
- Những đốm đỏ trên da
- Sốt
- Đau bụng, lưng, xương
- Sưng hạch bạch huyết
- Gan, lá lách to
- Kinh nguyệt kéo dài ở phụ nữ
- Vết thương, vết loét lâu lành
Ở người mắc bệnh bạch cầu mãn tính sẽ xuất hiện triệu chứng như:
- Sưng hạch bạch huyết hoặc các tuyến ở háng, cổ, dưới cánh tay
- Sốt, ớn lạnh, giảm cân
- Chảy máu bất thường
- Mệt mỏi, khó thở
- Cảm giác nhanh no
- Mệt mỏi, yếu, thở khó
- Nhiễm trùng tái phát
6. Phương pháp chẩn đoán bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu có thể do rối loạn tăng sinh: tăng hoặc giảm số lượng bạch cầu, hoặc người mắc bệnh u hạt mãn tính, thiếu kết dính bạch cầu. Để chẩn đoán bệnh bạch cầu bác sĩ có thể yêu cầu làm xét nghiệm công thức toàn bộ máu. Nếu nghi ngờ ung thư có thể là sinh thiết.
6.1 Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu có thể được chỉ định khi đang bị nhiễm trùng tái phát hoặc nghi ngờ rối loạn bạch cầu. Xét nghiệm có thể giúp bác sĩ tìm kiểm sự thay đổi số lượng.
Kỹ thuật viên lấy máu, quan sát mẫu máu dưới kính hiển vi, đếm số lượng tế bào bạch cầu để xác định những bất thường. Bên cạnh đó, xét nghiệm mô hình miễn dịch và hóa học, tế bào dòng chảy để phân biệt các loại bệnh bạch cầu khác, xác định chính xác loại bệnh bạch cầu.
Tham khảo: Xét nghiệm sinh hóa được chỉ định khi nào? Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm sinh hóa |
6.2 Chọc hút tế bào tủy xương và sinh thiết
Chọc hút và sinh thiết kiểm tra tủy xương, loại bỏ một lượng nhỏ mẫu chất phần rắn (sinh thiết) và lỏng (chọc hút) bằng kim có thể cần thiết để chẩn đoán. Các kỹ thuật viên sẽ phân tích mẫu. Bác sĩ sẽ giải thích, đánh giá các tế bào, mô cơ quan. Xương chậu là vị trí chọc hút và sinh thiết phổ biến cho việc thực hiện.
6.3 Xét nghiệm phân tử và di truyền
Bác sĩ có thể khuyên bạn nên xác định các gen, protein cụ thể và các yếu tố liên quan đến bệnh bạch hầu. Việc kiểm tra các gen có vai trò quan trọng trong việc xác định các tế bào ung thư vì bệnh bạch cầu có thể gây ra bởi đột biến các gen của tế bào.
Việc xác định đột biến sẽ giúp chẩn đoán bệnh bạch cầu và đưa ra được lựa chọn điều trị. Kết quả của xét nghiệm có thể được sử dụng để theo dõi quá trình điều trị tốt.
6.4 Xét nghiệm hình ảnh
Xét nghiệm hình ảnh cũng giúp tìm hiểu nguyên nhân gây ra các triệu chứng hoặc để chẩn đoán nhiễm trùng nếu nghi nhiễm bệnh bạch cầu.
6.5 Chọc dò thắt lưng
Chọc dò thắt lưng là thủ thuật bác sĩ sử dụng kim để lấy mẫu dịch não tủy để xét nghiệm thành phần của chất lỏng, tìm ra tế bào bạch cầu hoặc máu. Các bác sĩ sẽ gây tê vùng lưng trước khi làm thủ thuật. Sau khi lấy mẫu, sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi.
Điều trị rối loạn bạch cầu phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị như: thuốc khánh sinh, yếu tố tăng trưởng hoặc yếu tố kích thích khuẩn lạc, cấy ghép tế bào gốc.
Việc thực hiện xét nghiệm chính xác phụ thuộc vào trang thiết bị và kỹ thuật, kinh nghiệm của bác sĩ. Vì vậy, người bệnh nên lựa chọn địa chỉ thăm khám uy tín. Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát tự hào là địa chỉ tin cậy của mọi nhà, lấy người bệnh làm trung tâm, đem đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất.
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi thắc mắc nào cần tư vấn chi tiết hoặc đặt lịch khám, vui lòng liên hệ đến số Hotline để được các tư vấn viên của Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát hỗ trợ bạn.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT
Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: cskh@benhvienhongphat.vn
Website: https://benhvienhongphat.vn
Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat
Facebook: Bệnh viện Hồng Phát
Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat
Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat
Hotline (24/24h): (024) 3942 9999
Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115
Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát
Trên 18 năm thành lập
Chuyên môn cao
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi
Nhập khẩu Châu Âu, Mỹ
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế
Chăm sóc khách hàng
chu đáo
*Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
KỶ NIỆM 34 NĂM NGÀY ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM (26/10/1990 – 26/10/2024)
Viêm tuyến giáp Hashimoto ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát vinh dự nhận giải thưởng Top 20 Bệnh viện Xanh – Sạch – Thông minh năm 2024
Bản công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành
Polyp túi mật có nguy hiểm không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm vi sinh bao gồm những xét nghiệm nào?
Rối loạn tuyến giáp khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?
Magie là gì và tại sao cơ thể bạn cần nó?
Bạn đã biết lợi ích của men vi sinh probiotic đối với sức khỏe
U tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không?