Tư vấn chuyên môn Bài Viết
TTƯT. BSCKII TRẦN VĂN BÔNG
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát
ĐẶT LỊCH HẸN XEM HỒ SƠNhững thực phẩm không tốt cho tuyến giáp luôn là chủ đề mà người bệnh tuyến giáp quan tâm. Với mong muốn tìm ra giải pháp hỗ trợ cải thiện quá trình điều trị tuyến giáp cùng với sự kết hợp dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Chế độ ăn uống không khoa học có thể âm thầm gây hại đến tuyến giáp. Hãy cùng Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát tìm hiểu nhưng thực phẩm mà người bệnh cần tránh để không ảnh hưởng đến tuyến giáp.
1. Tìm hiểu về bệnh tuyến giáp
Bệnh tuyến giáp là một thuật ngữ chung để mô tả tình trạng khi tuyến giáp không sản xuất đủ lượng hormone cần thiết cho cơ thể hoạt động bình thường. Tuyến giáp thường tạo ra các hormone quan trọng để duy trì năng lượng và chức năng của cơ thể. Khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone, gây ra tình trạng cường giáp, cơ thể sử dụng năng lượng nhanh chóng, có thể dẫn đến mệt mỏi, tăng nhịp tim, giảm cân không mong muốn và cảm giác lo lắng.
Ngược lại, khi tuyến giáp sản xuất quá ít hormone, gây ra tình trạng suy giáp, người bệnh có thể trải qua triệu chứng như mệt mỏi, tăng cân, và cảm giác nhạy cảm với nhiệt độ lạnh.
Hai rối loạn này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và cũng có thể được kế thừa từ gia đình. Sự thay đổi gen có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc gây ra các vấn đề với tuyến giáp. (1)
Vậy những loại thực phẩm không tốt cho tuyến giáp gồm những loại nào? Cùng Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát tìm hiểu qua những phần dưới đây.
Xem thêm: Tuyến giáp là gì? Vị trí, cấu tạo và chức năng của tuyến giáp |
2. Những thực phẩm không tốt cho tuyến giáp
Người bị u tuyến giáp nên tránh thực phẩm gì? Đối với ung thư tuyến giáp và u tuyến giáp, để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị, người bệnh cũng cần hiểu rõ về những thực phẩm không tốt cho tuyến giáp để tránh những triệu chứng bệnh nặng hơn. Những thực phẩm cần tránh bao gồm: (2)
2.1 Các sản phẩm từ đậu nành
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các sản phẩm từ đậu nành, như đậu phụ hoặc sữa đậu nành, tương đậu là thực phẩm không tốt cho tuyến giáp. Vì chứng chứa các hợp chất có thể ảnh hưởng đến khả năng tái tạo hormone tuyến giáp.
Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm từ đậu nành đã được lên men như tempeh hay miso thường được xem là có lợi cho người mắc bệnh tuyến giáp.
Đậu nành chưa được lên men có thể làm giảm khả năng cơ thể hấp thụ i-ốt. Do đó, trong trường hợp mất cân bằng hormone hoặc vấn đề với tuyến giáp, việc hạn chế hoặc không tiêu thụ đậu nành chưa lên men có thể được xem xét. Tuy vậy, việc điều chỉnh chế độ ăn uống nên được thảo luận cùng với bác sĩ để phù hợp với trạng thái sức khỏe cụ thể của từng người bệnh.
2.2 Các loại rau họ cải
Mặc dù các loại rau họ cải rất tốt cho sức khỏe tổng thể, nhưng những loại rau xanh đậm cũng có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân mắc bệnh tuyến giáp nếu tiêu thụ quá nhiều. Điều này đặc biệt đúng đối với các loại rau họ cải như cải xoăn, củ cải, bông cải xanh… là những thực phẩm không tốt cho tuyến giáp vì chúng chứa nhiều Isothiocyanates.
Isothiocyanates, khi nạp vào cơ thể ở mức cao, có thể cản trở hoạt động của tuyến yên và hạn chế khả năng hấp thu i-ốt, đặc biệt khi ăn chúng sống. Vì lý do này, khi tiêu thụ những loại rau này, người bệnh nên chế biến chín kỹ để loại bỏ phần lớn các chất này.
Điều này có thể đảm bảo rằng người bệnh vẫn có thể tận hưởng các lợi ích dinh dưỡng từ rau xanh mà không gây ra tác động tiêu cực đến sức khỏe của tuyến giáp.
2.3 Thực phẩm chế biến sẵn
Các món ăn đã qua chế biến sẵn, đóng hộp như thịt hộp, xúc xích, dăm bông,… là thực phẩm không tốt cho tuyến giáp. Nguyên do chính là chúng thường chứa lượng calo không có giá trị dinh dưỡng và một số phụ gia không tốt cho sức khỏe.
Thức ăn nhanh, được chế biến sẵn thường chứa nhiều chất béo, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất thyroxin ở tuyến giáp, dẫn đến việc giảm tốc độ sản xuất hormone này. Điều này có thể trở nên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến hiệu quả của một số loại thuốc điều trị.
Những loại thực phẩm này không chỉ không cung cấp dinh dưỡng đủ mà còn có thể cản trở quá trình điều trị bệnh tuyến giáp, tạo ra một môi trường không lý tưởng cho sức khỏe tổng thể của người mắc bệnh tuyến giáp. Vậy thực phẩm chế biến sẵn được liệt vào danh sách thực phẩm không tốt cho tuyến giáp.
2.4 Thực phẩm chứa Gluten
Trong các loại ngũ cốc như lúa mạch, lúa mì, và lúa mạch đen là những thực phẩm không tốt cho tuyến giáp, chứa nhiều gluten. Khi tiêu thụ quá nhiều chất này, có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đặc biệt là đường ruột.
Các sản phẩm phổ biến chứa gluten bao gồm bánh quy, bánh ngọt, bánh mì và một số món ăn chay… Một số người khi ăn những thực phẩm này thường gặp các triệu chứng như khó tiêu, đau bụng và rối loạn tiêu hóa.
Gluten có thể kích thích phản ứng miễn dịch tự động, gây ra nguy cơ mắc bệnh cường giáp và suy giáp tăng cao. Do đó, việc duy trì chế độ ăn không chứa gluten là điều quan trọng mà người mắc bệnh tuyến giáp cần chú ý, cũng như những người muốn ngăn ngừa nguy cơ này. Vậy đậu nành liệt kê trong “danh sách đen” thực phẩm không tốt cho tuyến giáp.
2.5 Hạn chế ăn nhiều đường và chất xơ
Mặc dù chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa, nhưng cần duy trì ở mức độ hợp lý đối với người mắc bệnh tuyến giáp. Việc tiêu thụ quá nhiều chất xơ có thể làm giảm hiệu quả hấp thu thuốc và là thực phẩm không tốt cho tuyến giáp.
Tuy vậy, không nên loại bỏ hoàn toàn thực phẩm chứa chất xơ khi mắc bệnh này, mà cần tiêu thụ chúng ở mức độ phù hợp. Ngay cả đường và các chất ngọt cũng có thể được điều chỉnh như vậy.
Khi tuyến giáp suy giảm, quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng có thể bị ảnh hưởng, gây dễ tăng cân và ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.
Việc duy trì một chế độ ăn uống cân đối, bao gồm cả việc điều chỉnh lượng chất xơ, đường và các chất ngọt, là quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của người mắc bệnh tuyến giáp.
3. Một số lưu ý khi uống thuốc điều trị tuyến giáp
- Đừng sử dụng thuốc điều trị suy giáp cùng lúc với thức ăn hoặc sản phẩm giàu canxi như sữa, hoặc viên canxi, vì điều này có thể làm giảm tác dụng của thuốc. Tốt nhất là tách biệt thời gian uống thuốc tuyến giáp và thức ăn chứa canxi.
- Các chất kích thích như caffein trong cà phê hoặc trong một số đồ uống khác cũng có thể làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị tuyến giáp. Để tối ưu hóa tác dụng của thuốc, hãy uống nó khi đói, tốt nhất là vào buổi sáng trước khi ăn sáng khoảng 1 giờ.
- Khi cần, hãy tìm kiếm sự tư vấn cụ thể từ bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc và sử dụng thuốc phù hợp nhất. Điều này có thể giúp tối ưu hóa hiệu quả của liệu pháp và chăm sóc sức khỏe tổng thể.
Chế độ ăn cho người mắc bệnh tuyến giáp là rất quan trọng, đặc biệt là cần lưu ý những thực phẩm không tốt cho tuyến giáp. Người bệnh có thể tham khảo những thực phẩm cần tránh để giúp quá trình điều trị tuyến giáp đạt hiệu quả hơn.
Để được thăm khám và tầm soát bệnh tuyến giáp một cách chi tiết nhất, hãy liên hệ đến Hotline 086 977 5115 của Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát để đặt lịch khám cùng chuyên gia.
Để thuận tiện trong việc thăm khám và không cần phải chờ đợi lâu, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 086 977 5115 để nhận được tư vấn và đặt lịch thăm khám miễn phí.
Hoặc liên hệ với bệnh viện qua các kênh thông tin truyền thông:
- Fanpage: fb.com/benhvienhongphat
- Website: https://benhvienhongphat.vn
- Zalo: https://zalo.me/benhvienhongphat
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT
Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: cskh@benhvienhongphat.vn
Website: https://benhvienhongphat.vn
Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat
Facebook: Bệnh viện Hồng Phát
Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat
Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat
Hotline (24/24h): (024) 3942 9999
Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115
Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát
Trên 18 năm thành lập
Chuyên môn cao
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi
Nhập khẩu Châu Âu, Mỹ
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế
Chăm sóc khách hàng
chu đáo
*Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
DANH SÁCH ĐĂNG KÝ THỰC HÀNH KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT
DANH SÁCH ĐĂNG KÝ THỰC HÀNH KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT
KỶ NIỆM 34 NĂM NGÀY ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM (26/10/1990 – 26/10/2024)
DANH SÁCH ĐĂNG KÝ THỰC HÀNH KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT
DANH SÁCH ĐĂNG KÝ THỰC HÀNH KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT
DANH SÁCH ĐĂNG KÍ THỰC HÀNH KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH
Viêm tuyến giáp Hashimoto ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát vinh dự nhận giải thưởng Top 20 Bệnh viện Xanh – Sạch – Thông minh năm 2024
Bản công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành
Polyp túi mật có nguy hiểm không? Cần lưu ý những gì?