Rối loạn tiền đình

Ở Việt Nam, số người mắc chứng rối loạn tiền đình đang có xu gia tăng và dần bị trẻ hóa. Người dân cần hiểu rối loạn tiền đình là gì? Biểu hiện của bệnh, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả chứng bệnh này.

I. Bệnh rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình là một hệ thống thuộc thần kinh nằm ở phía sau ốc tai, có vai trò quan trọng trong duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Dây thần kinh số 8 là đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay… hệ thống tiền đình sẽ nghiêng, lắc để giữ thăng bằng cho cơ thể.

Tổn thương dây thần kinh số 8 do nhiều nguyên nhân khác nhau khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch làm cho cơ thể mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn… Đó chính là hội chứng rối loạn tiền đình.

Ngoài ra, động mạch nuôi dưỡng não do tắc nghẽn hoặc thiếu máu cũng khiến cho hệ thống tiền đình tiếp nhận thông tin chậm hoặc sai lệch từ não bộ, gây ra hội chứng rối loạn tiền đình.

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình
Nguyên nhân và triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình

dangkygiaosu

II. Bệnh rối loạn tiền đình là do đâu?

Bệnh rối loạn tiền đình gây ra do nhiều nguyên nhân, có nhiều nguyên nhân chúng ta không ngờ tới lại là tác nhân chủ yếu gây bệnh. Một số nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiền đình cụ thể như sau:

  • Thiếu máu với phụ nữ có thể do sau khi sinh, còn đối với nam giới có thể do chấn thương gây mất máu nhiều. Hoặc cũng có thể do mắc một bệnh nào đó gây tình trạng nôn ra máu, hoặc đi ngoài ra máu mất máu quá nhiều.
  • Thường xuyên ở trong tình trạng căng thẳng.
  • Áp lực công việc lớn, phải ngồi lâu trước máy vi tính.
  • Huyết áp thấp khiến lượng máu lên não không đủ cũng là một nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
  • Uống rượu quá nhiều cũng là một nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.
  • Cơ thể bị nhiễm độc hóa chất, hoặc nhiễm độc do sử dụng thuốc cũng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.

III. Bệnh rối loạn tiền đình có biểu hiện như thế nào?

Khi bị rối loạn tiền đình sẽ biểu hiện chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đặc biệt là khi thay đổi tư thế, khi đó người bệnh phải giữ nguyên không dám cựa quậy. Ngoài ra, bệnh nhân bình thường hoặc có biểu hiện mất thăng bằng.

Các triệu chứng ban đầu thường ít xuất hiện, nếu có thì có thể là mất ngủ, người mệt mỏi. Thường vào buổi đêm về sáng, người bệnh thức giấc mở mắt ra nhìn mọi vật xung quanh thì có cảm giác không bình thường, trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn. Nếu cơn nhẹ, bệnh nhân có thể cố gắng đứng dậy được nhưng mất thăng bằng, dễ ngã.

Nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, buồn nôn và có thể nôn dữ dội gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn.

Người bệnh tỉnh táo, đầu không đau nhức nhưng nặng trĩu như bị nén, ép lại, sợ ánh sáng, tiếng động và sự thay đổi tư thế, muốn tìm sự yên tĩnh. Mạch thường nhanh, huyết áp hạ, người mệt lả.

Bệnh có thể diễn biến trong vài ba ngày, rồi hồi phục dần nhưng cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.

Các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình
Các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình

dangkygiaosu

IV. Bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Bệnh rối loạn tiền đình không gây ra những hậu quả quá nguy hiểm nhưng lại khiến cho cuộc sống của người bệnh trở nên mệt mỏi và chán nản.

Rối loạn tiền đình không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất do bệnh rối loạn tiền đình gây ra là có thể gây đột quỵ do máu ít được lưu thông lên não, nhất là trường hợp đi kèm các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch…

Giáo sư Lê Đức Hinh - Chuyên khoa Thần Kinh
Giáo sư Lê Đức Hinh – Chuyên khoa Thần Kinh

Do đó khi gặp phải các triệu chứng của bệnh, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể và có biện pháp chữa trị kịp thời.

Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát là địa chỉ công tác của rất nhiều giáo sư, tiến sĩ, chuyên gia về Thần kinh. Các giáo sư, tiến sĩ đã nhiều năm công tác tại các bệnh viện lớn, có nhiều nghiên cứu khoa học và điều trị cho hàng ngàn người mắc các bệnh lý về Thần Kinh.

dangkygiaosu

  • Giáo sư, tiến sĩ Lê Đức Hinh – hiện đang là Chủ tịch hội thần kinh Việt Nam, nguyên Trưởng khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai.
  • Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Liệu – hiện đang là phó Trưởng khoa Thần kinh Bệnh viện Bạch Mai, phó Chủ nhiệm Bộ môn Thần kinh Trường Đại học Y Hà Nội.
  • Tiến sĩ, Bác sĩ Trần Thu Hương – Nguyên Trưởng phòng Thần kinh Nhi Bệnh viện Bạch Mai, Cán bộ giảng dạy bộ môn Thần kinh Trường Đại học Y Hà Nội

Các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ tại bệnh viện trực tiếp thăm khám lâm sàng, chỉ định chụp chiếu xét nghiệm và chẩn đoán bệnh đúng mức độ bệnh và đưa ra phương án điều trị cho bệnh nhân quyết định hiệu quả điều trị bệnh. Ngoài ra với nhiều năm kinh nghiệm trong các viện lớn, trực tiếp điều trị các ca bệnh lý khó, những tư vấn của các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân tiết kiệm được thời gian và chi phí đi lại.

Theo dõi Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát trên 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT

Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Email: cskh@benhvienhongphat.vn

Website: https://benhvienhongphat.vn

Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat

Facebook: Bệnh viện Hồng Phát

Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat

Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat

Hotline (24/24h): (024)3942 9999

Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍHoặc gọi 0869 775 115 - 096 227 9115 để được hỗ trợ trực tiếp



    Bs Lê Thanh Hải

    Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát

    *Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999