PGS. TS. BS Phạm Văn Hiển có hơn 40 năm kinh nghiệm công tác, nghiên cứu và giảng dạy về bệnh da liễu. Ông đã chữa trị cho nhiều trẻ nhỏ và người lớn tuổi mắc các bệnh da liễu như chàm, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, lupus ban đỏ, sưng bì, kho da, da nhờn, mụn nhọt, trứng cá, nổi rôm sảy,…
1. Thông tin về PGS. TS. BS Phạm Văn Hiển
PGS. TS. BS Phạm Văn Hiển là một trong số những bác sĩ trụ cột trong ngành Da liễu Việt Nam hiện nay. Ông tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1968.
Sau đó ông trở thành nghiên cứu sinh Y khoa tại Đại học Tổng hợp Komensky – Bratislava CHXHCN Tiệp Khắc (nay là Slovakia).
Năm 1996, bác sĩ Phạm Văn Hiển được phong hàm Phó giáo sư chuyên ngành Da liễu.
Với nhiều năm kinh nghiệm và sự tâm huyết với nghề, bác sĩ Hiển đã chữa trị cho rất nhiều bệnh nhân và có nhiều đóng góp trong nghiên cứu và giảng dạy đối với ngành Da liễu.
Trong hơn 40 năm cống hiến cho ngành Y, PGS. TS. BS Phạm Văn Hiển đã được phân công đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng như:
- Nguyên Viện trưởng Viện Da liễu trung ương (sau này là Viện Da liễu Quốc gia).
- Nguyên Phó trưởng Bộ môn Da liễu và Trưởng bộ môn Da liễu, Đại học Y Hà Nội.
- Cán bộ giảng dạy tại Đại học Y Hà Nội.
- Chuyên gia y tế Angola.
- Ủy viên Hội đồng khoa học Bộ y tế, Bệnh viện Bạch Mai, Đại học Y Hà Nội.
- Ủy viên Ban chấp hành Tổng hội Y học Việt Nam.
- Nguyên Phó chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam.
- Nguyên Chủ tịch Hội Da Liễu Việt Nam.
- Ủy viên ban bảo vệ sức khỏe Trung ương.
- Cố vấn cấp cao chuyên ngành Da liễu của Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát.
Ghi nhận sự nỗ lực và những đóng góp lớn lao cho ngành Da liễu nói riêng và lĩnh vực Y tế nói chung, PGS. TS. BS Phạm Văn Hiển đã được trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen từ các cơ quan, tổ chức và Nhà nước:
- Huân chương Lao Động Hạng Ba.
- Huy chương chống Mỹ cứu nước hạng II.
- Bằng khen của Chính phủ.
- Thầy thuốc ưu tú.
- Huy chương Vì sức khỏe nhân dân.
- Bằng ghi công của sở y tế Malanje – Angola năm 1992.
- Bằng khen của Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS (1999).
- Bằng khen của Bộ y tế trong nhiều năm từ 2000 – 2006.
- Huy chương Vì sự nghiệp khoa học và công nghệ 2001.
2. Thăm khám và điều trị bệnh da liễu cùng PGS. TS. BS Phạm Văn Hiển
Dù đã nghỉ hưu nhưng vì tình yêu nghề Y, PGS. TS. BS Phạm Văn Hiển vẫn hăng hái tham gia công tác giảng dạy và thăm khám.
Hiện nay, ông đang là Bác sĩ cao cấp tại Chuyên khoa Da liễu – Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát. Ông đã trực tiếp thăm khám và điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân mắc các bệnh về da liễu như: Chàm, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, lupus ban đỏ, sưng bì, kho da, da nhờ, mụn nhọt, trứng cá, nổi rôm sảy,…
>>> Để được PGS. TS. BS Phạm Văn Hiển trực tiếp thăm khám, khách hàng vui lòng liên hệ đến Hotline 096 227 9115 để được tư vấn và đặt lịch khám sớm nhất!
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT
Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Email: cskh@benhvienhongphat.vn
Website: https://benhvienhongphat.vn
Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat
Facebook: Bệnh viện Hồng Phát
Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat
Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat
Hotline (24/24h): (024) 3942 9999
Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115
Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát
Trên 18 năm thành lập
Chuyên môn cao
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ giỏi
trực tiếp khám
Cơ sở vật chất tiện nghi
Nhập khẩu Châu Âu, Mỹ
Chi phí khám hợp lý
Áp dụng bảo hiểm y tế
Chăm sóc khách hàng
chu đáo
*Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
KỶ NIỆM 34 NĂM NGÀY ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM (26/10/1990 – 26/10/2024)
Viêm tuyến giáp Hashimoto ảnh hưởng đến cuộc sống như thế nào?
Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát vinh dự nhận giải thưởng Top 20 Bệnh viện Xanh – Sạch – Thông minh năm 2024
Bản công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở hướng dẫn thực hành
Polyp túi mật có nguy hiểm không? Cần lưu ý những gì?
Xét nghiệm vi sinh bao gồm những xét nghiệm nào?
Rối loạn tuyến giáp khi mang thai ảnh hưởng như thế nào?
Magie là gì và tại sao cơ thể bạn cần nó?
Bạn đã biết lợi ích của men vi sinh probiotic đối với sức khỏe
U tuyến giáp có ảnh hưởng đến sinh sản không?