Bệnh đái tháo đường

Bệnh đái tháo đường được xem là căn bệnh ngày càng phổ biến và đặc biệt rất nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện để điều trị thì có thể gây ra những biến chứng về sau. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số kiến thức để giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

1. Bệnh đái tháo đường là gì?

1.1 Các triệu chứng để nhận biết bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng nếu chúng ta kịp thời phát hiện và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay các biến chứng sau này.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường được các chuyên gia đưa ra giúp người bệnh kịp thời phát hiện và ứng phó.

Khát nước nhiều hơn so với bình thường: Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bệnh đái tháo đường chính là tình trạng khát nước liên tục so với bình thường, tuy nhiên dấu hiệu này cũng chưa thật sự rõ ràng vì đôi lúc cơ thể chúng ta sẽ bị mất nước nên cần nước là điều hiển nhiên, do đó bạn cần kết hợp thêm một số dấu hiệu nữa rồi mới kết luận được.

Đi tiểu liên tục: Đây là biểu hiện chính của những bệnh nhân bị thận, nhưng khi việc đi tiểu nhiều lần cùng với một lượng lượng nước tiểu nhiều hơn bất thường so với những ngày thường thì có thể là biểu hiện của đái tháo đường, cụ thể hơn ở trường hợp này là đái tháo đường tuýp 2.

Cân nặng bị sụt giảm nghiêm trọng: Đây chính là biểu hiện quan trọng nhất của bệnh đái tháo đường, với những người khi bị bệnh đái tháo đường thì chất béo sẽ là nguồn năng lượng chính cho cơ thể và thay thế hàm lượng glucose có trong máu. Do đó sẽ khiến cân nặng của cơ thể người bệnh bị sụt giảm nghiêm trọng.

Các vết thương rất khó lành: Một triệu chứng tiếp theo mà bạn có thể phát hiện bệnh đái tháo đường chính là khả năng lâu lành khi cơ thể người bệnh bị những vết thương, nguyên nhân chính là do khi bị bệnh đái tháo đường thì hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ bị tổn thương nặng, khiến cho máu khó lưu thông. Vì thế khi bị các vết thương ngoài da thì rất lâu lành.

Giảm tầm nhìn: Các biểu hiện như mắt bị mờ, tầm nhìn bị giảm đi và nhìn các vật thể không còn sắc nét như trước nữa.

Viêm nướu: Vì hệ thống miễn dịch bị suy yếu nên cơ thể khó lòng chống lại sự tác động của các vi khuẩn, không chỉ các vết thương ngoài da mà nướu cũng bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng bị viêm.

Xuất hiện vết thâm trên da: Làn da sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, biểu hiện cụ thể chính là xuất hiện các vết thâm nám, nếp nhăn ở một số vùng của làn da. Trong đó, các vùng như đầu gối, khớp gối hay khủy tay là những khu vực xuất hiện nhiều vết nhăn nhất.

Cơ thể thường xuyên uể oải: Khi bị đái tháo đường sẽ làm hạn chế sự lưu thông của hàm lượng glucose có trong máu, khiến cho glucose không thể chuyển hóa thành năng lượng đi nuôi cơ thể dẫn đến hiện tượng cơ thể bị uể oải, lơ là và làm việc kém hiệu quả.

1.2 Nguyên nhân bệnh đái tháo đường

Một số thói quen không tốt trong ăn uống và chế độ sinh hoạt mà nếu bạn không để ý thì về lâu về dài chúng sẽ là nguyên nhân chính gây ra tình trạng đái tháo đường. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đái tháo đường.

Bỏ bữa sáng: Bữa sáng là một trong những bữa ăn quan trọng nhất nhưng chúng ta lại hay bỏ bữa, một phần do lối sống ngày càng bận rộn như hiện nay. Tuy nhiên việc để cơ thể rơi vào tình trạng đói liên tục trong một thời gian dài sẽ khiến lượng insulin trong cơ thể bị gián đoạn và từ đó dẫn đến nguy cơ cao bạn sẽ bị mắc phải bệnh đái tháo đường loại 2.

Cơ thể bị mất nước: Cơ thể khi không được cung cấp đủ nước sẽ rơi vào tình trạng mất nước nghiêm trọng và mất nước chính là nguyên nhân gây ra tình trạng đường huyết tăng, vì lúc này lượng đường có trong cơ thể sẽ được tập trung lại một chỗ mà không được giải phóng. Do đó bạn hãy tập cho mình một thói quen uống đủ nước, bình thường một người nếu cân nặng khoảng 50kg thì cần khoảng 1,5 lít nước/ngày.

Không tập thể dục thường xuyên: Dễ thấy nhất chính là các công việc văn phòng, hành chính thường phải ngồi liên tục. Khi ngồi liên tục hàng giờ liền nhưng lại không có chế độ tập luyện thể dục đều đặn rất dễ dẫn đến tình trạng tích tụ mỡ bụng và gây nên bệnh đái tháo đường. Vì thế với những công việc có tính chất ngồi thường xuyên thì bạn nên đề ra một kế hoạch để tập thể dục đều đặn.

Sinh hoạt ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời: Nếu môi trường bạn sống của bạn thiếu ánh sáng hay cụ thể hơn là thiếu vitamin D cũng gây ảnh hưởng đến cơ thể và là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh đái tháo đường. Hãy thay đổi môi trường sống và hướng đến nơi có nhiều ánh sáng mặt trời.

Thiếu probiotic: Hay thiếu các vi khuẩn có lợi trong chế độ ăn uống hằng ngày sẽ gây ra hiện tượng đề kháng insulin và dễ mắc phải bệnh đái tháo đường. Trong chế độ ăn uống hằng ngày bạn hãy bổ sung thêm probiotic hay các vi khuẩn có lợi cho cơ thể, các vi khuẩn này dễ dàng tìm thấy ở các loại sữa chua hay sữa đông…

Sử dụng thực phẩm được đựng trong các đồ nhựa: Sử dụng các loại thực phẩm được đựng trong các vật dụng bằng nhựa cũng có khả năng gia tăng bệnh đái tháo đường, các hóa chất có trong các vật dụng bằng sẽ gây nên đề kháng insulin và làm tăng huyết áp.

2. Các phương pháp điều trị và phòng chống bệnh đái tháo đường

Nhận định được mức độ nguy hiểm của căn bệnh đái tháo đường này nên nhiều viện y tế đã nghiên cứu nhằm cho ra đời nhiều phương pháp để giúp chúng điều trị kịp thời và chủ động phòng chống bệnh đái tháo đường.

Sau đây là một số phương pháp giúp bạn điều trị và phòng chống bệnh đái tháo đường hiệu quả đã được kiểm chứng.

2.1 Phương pháp tự nhiên không dùng đến thuốc

Kiểm soát chế độ ăn uống cho người đái tháo đường

Vậy người bệnh đái tháo đường thì nên ăn gì và kiêng gì? Trong thực đơn của người bệnh đái tháo đường nên được bổ sung thêm nhiều loại rau xanh như cải xanh, củ cải và trái cây như cam, quýt, bưởi…

Tuy rau củ quả là những thực phẩm có chứa đường, nhưng nhờ được cung cấp nhiều chất xơ có khả năng hỗ trợ cơ thể người bệnh hấp thụ đường chậm nên đảm bảo được lượng đường trong máu luôn được đảm bảo ở mức ổn định.

Ngoài ra vitamin C có trong rau, củ quả sẽ có tác dụng giúp chống lại tình trạng oxy hóa rất hiệu quả và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

Bên cạnh ăn nhiều rau củ quả thì người bạn cũng nên ăn kiêng một số loại thực phẩm ngọt như bánh ngọt (có thể sử dụng bánh trung thu dành riêng cho người đái tháo đường), nước có ga, sữa (tuy nhiên trên thị trường hiện nay có một số loại sữa dành riêng cho người bị bệnh đái tháo đường như Ensure, Vinamilk…) và đặc biệt là tinh bột.

2.2 Tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày

Đây là phương pháp rất hiệu quả nhưng lại khó thực hiện không chỉ với những người bệnh mà còn với những người bình thường, việc có chế độ tập luyện khoa học và đều đặn sẽ từng bước giảm bớt bệnh tình, qua đó giúp người bệnh kiểm soát cũng như làm giảm đi những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra sau này.

Lý do rất đơn giản vì khi tập luyện sẽ giúp làm tăng hàm lượng insulin có trong các tế bào của tuyến tụy từ đó dần dần sẽ giải quyết được triệt để bệnh tình.

2.3 Thiền, Yoga

Bên cạnh các chế độ tập luyện thông thường thì các liệu pháp trong ngành y học như thiền, yoga cũng có tác dụng rất tốt trong việc giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng, stress đồng thời giúp cơ thể họ sản sinh ra insulin và cân bằng được hàm lượng glucose có trong máu.

2.4 Điều trị bằng y khoa

Với đội ngũ giáo sư, bác sĩ chuyên gia giàu kinh nghiệm về Nội tiết – Đái tháo đường, cùng hệ thống máy móc thiết bị hiện đại, quy trình khám khoa học, Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát là địa chỉ tin cậy cho mọi khách hàng thăm khám và điều trị bệnh lý đái tháo đường hiệu quả, sớm đẩy lùi bệnh tật.

Bệnh viện có sự thăm khám và điều trị của Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Thái Hồng Quang với lịch khám các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

Máy đo đường huyết
Máy đo đường huyết

3. Các loại đái tháo đường và cách phân biệt

Bệnh đái tháo đường được chia ra làm 3 loại chính là đái tháo đường type 1, đái tháo đường type 2 và đái tháo đường type 3. Dưới đây là một số biểu hiện giúp người bệnh có thể phân biệt rõ ràng bản thân mình đang thuộc đái tháo đường loại nào từ đó có cách chữa trị khác nhau.

3.1 Bệnh đái tháo đường type 1

Theo thống kê thì hiện nay số người được chuẩn đoán mắc phải bệnh đái tháo đường type 1 đang chiếm khoảng 15%, đối tượng bị bệnh đái tháo đường type 1 chủ yếu là trẻ em, thanh niên dưới 20 tuổi và người trưởng thành.

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh đái tháo đường type 1 là do các tế bào tuyến tụy trong cơ thể bị phá hủy và không còn khả năng sản sinh ra insulin, nếu mắc phải trường hợp này thì người bệnh sẽ phải sống chung với nó suốt đời và phải liên tục bơm insulin vào trong cơ thể.

Dấu hiệu: Khát nước và đi tiểu liên tục, cân nặng bị giảm và cơ thể người bệnh rất mệt mỏi.

3.2 Bệnh đái tháo đường type 2

So với đái tháo đường type 1 thì khi mắc phải đái tháo đường type 2 các tế bào tuyến tụy của cơ thể người bệnh vẫn có khả năng sản sinh ra insulin nhưng lại không thể tiếp nhận thêm được insulin từ bên ngoài.

Đái tháo đường type 2 là trường hợp dễ mắc phải nhất với tỷ lệ người bệnh lên đến khoảng 95%. Trong đó, độ tuổi dễ mắc phải bệnh đái tháo đường type 2 chính là những người trên 30 tuổi, tuy đái tháo đường type 2 rất phổ biến nhưng lại khó phát hiện vì ít xuất hiện triệu chứng.

Mà nguyên nhân chủ yếu đến từ lối sống thiếu lành mạnh, trong đó chế độ ăn uống bừa bãi dẫn đến thừa cân và đặc biệt là ít vận động, tập thể dục thể thao.

Dấu hiệu: Đái tháo đường type 2 khó phát hiện hơn, nhưng cũng có một số triệu chứng như mắt lờ đờ, khó quan sát, các vết thương ngoài da rất lâu lành.

3.3 Bệnh đái tháo đường type 3

Hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai, loại đái tháo đường này rất khó lường vì nó có thể biến mất khi phụ nữ sinh em bé nhưng lại có nguy cơ mắc bệnh lại trong lần sinh tiếp theo.

Với những phụ nữ ở lần sinh thứ 2 nếu mắc phải đái tháo đường thai kỳ thì sẽ có khả năng cao phát triển thành đái tháo đường type 2. Một điều lưu ý là những phụ nữ cao tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ cao hơn hẳn.

Bệnh đái tháo đường điều trị như thế nào?
Bệnh đái tháo đường điều trị như thế nào?

4. Các triệu chứng để nhận biết bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm nhưng nếu chúng ta kịp thời phát hiện và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim hay các biến chứng sau này.

Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh đái tháo đường được các chuyên gia đưa ra giúp người bệnh kịp thời phát hiện và ứng phó:

  • Khát nước nhiều hơn so với bình thường: Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết bệnh đái tháo đường chính là tình trạng khát nước liên tục so với bình thường, tuy nhiên dấu hiệu này cũng chưa thật sự rõ ràng vì đôi lúc cơ thể chúng ta sẽ bị mất nước nên cần nước là điều hiển nhiên, do đó bạn cần kết hợp thêm một số dấu hiệu nữa rồi mới kết luận được.
  • Đi tiểu liên tục: Đây là biểu hiện chính của những bệnh nhân bị thận, nhưng khi việc đi tiểu nhiều lần cùng với một lượng lượng nước tiểu nhiều hơn bất thường so với những ngày thường thì có thể là biểu hiện của đái tháo đường, cụ thể hơn ở trường hợp này là đái tháo đường tuýp 2.
  • Cân nặng bị sụt giảm nghiêm trọng: Đây chính là biểu hiện quan trọng nhất của bệnh đái tháo đường, với những người khi bị bệnh đái tháo đường thì chất béo sẽ là nguồn năng lượng chính cho cơ thể và thay thế hàm lượng glucose có trong máu. Do đó sẽ khiến cân nặng của cơ thể người bệnh bị sụt giảm nghiêm trọng.
  • Các vết thương rất khó lành: Một triệu chứng tiếp theo mà bạn có thể phát hiện bệnh đái tháo đường chính là khả năng lâu lành khi cơ thể người bệnh bị những vết thương, nguyên nhân chính là do khi bị bệnh đái tháo đường thì hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ bị tổn thương nặng, khiến cho máu khó lưu thông. Vì thế khi bị các vết thương ngoài da thì rất lâu lành.
  • Giảm tầm nhìn: Các biểu hiện như mắt bị mờ, tầm nhìn bị giảm đi và nhìn các vật thể không còn sắc nét như trước nữa.
  • Viêm nướu: Vì hệ thống miễn dịch bị suy yếu nên cơ thể khó lòng chống lại sự tác động của các vi khuẩn, không chỉ các vết thương ngoài da mà nướu cũng bị ảnh hưởng và dẫn đến tình trạng bị viêm.
  • Xuất hiện vết thâm trên da: Làn da sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, biểu hiện cụ thể chính là xuất hiện các vết thâm nám, nếp nhăn ở một số vùng của làn da. Trong đó, các vùng như đầu gối, khớp gối hay khủy tay là những khu vực xuất hiện nhiều vết nhăn nhất.
  • Cơ thể thường xuyên uể oải: Khi bị đái tháo đường sẽ làm hạn chế sự lưu thông của hàm lượng glucose có trong máu, khiến cho glucose không thể chuyển hóa thành năng lượng đi nuôi cơ thể dẫn đến hiện tượng cơ thể bị uể oải, lơ là và làm việc kém hiệu quả.
Giáo sư Thái Hồng Quang
Giới thiệu về Trung tâm Nội tiết & Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

Bệnh viện có sự thăm khám và điều trị của Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Thái Hồng Quang với lịch khám các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần.

5. Lợi thế khi thăm khám và điều trị bệnh đái tháo đường tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát

  • Quy tụ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong Nội tiết – Đái tháo đường – Tim mạch và nhiều chuyên khoa khác.
  • Hệ thống máy móc hiện đại, cho ra kết quả nhanh chóng và chính xác.
  • Quy trình thăm khám khoa học, nhận kết quả khám trong ngày.
  • Áp dụng thẻ BHYT, bảo lãnh viện phí,…

Theo dõi Bệnh viện Đa khoa Hồng Phát trên 

BỆNH VIỆN ĐA KHOA HỒNG PHÁT

Địa chỉ: 219 Lê Duẩn - Hai Bà Trưng - Hà Nội

Email: cskh@benhvienhongphat.vn

Website: https://benhvienhongphat.vn

Youtube: youtube.com/@benhvienhongphat

Facebook: Bệnh viện Hồng Phát

Tiktok: tiktok.com/@benhvienhongphat

Zalo OA: https://zalo.me/benhvienhongphat

Hotline (24/24h): (024) 3942 9999

Đặt lịch khám: 0869 775 115 - 086 680 5115 - 096 227 9115

    ĐĂNG KÝ TƯ VẤN MIỄN PHÍHoặc gọi 0869 775 115 - 096 227 9115 để được hỗ trợ trực tiếp



    Bs Lê Thanh Hải

    Lý do nên chọn Bệnh viện Đa Khoa Hồng Phát

    *Lưu ý: Bệnh viện hỗ trợ book phòng cho khách hàng ở tỉnh xa liên hệ: 📲Hotline: (024) 3942 9999